Cung vượt cầu, xuất khẩu hồ tiêu ngày càng chật vật
Cục Xuất nhập khẩu ( Bộ Công Thương) cho biết, năm 2019 được đánh giá là năm rất khó khăn với ngành hồ tiêu Việt Nam khi giá bán giảm, tăng trưởng chậm so với cùng kỳ. Nhu cầu thế giới mỗi năm chỉ tăng 2 – 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu toàn cầu tăng 8 – 10%.
Việt Nam hiện có khoảng 100.000 ha hồ tiêu cho thu hoạch với năng suất trung bình khoảng 24,7 tạ/ha, tương đương sản lượng khoảng 247.000 tấn. Tuy nhiên trong khi giá hồ tiêu vẫn ở mức rất thấp thì chi phí sản xuất lại có chiều hướng tăng, ít nhất 10% so với năm 2017.
Đây cũng là lý do trong 8 tháng đầu năm 2019, Việt Nam dù đã xuất khẩu tiêu đạt 224.000 nghìn tấn, tăng 27,9% so với cùng kỳ, nhưng kim ngạch lại giảm nhẹ 2,1% và chỉ đạt 571 triệu USD, do giá xuất khẩu giảm 23,4%.
Hồ tiêu là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm hàng nông lâm thủy sản. Thị phần xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu Việt Nam đã tăng từ 47% lên đến 60% thị trường thế giới.
Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2019 là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Đức, Pakistan và Hà Lan với 36,8% thị phần.
Tuy nhiên, năm 2018, giá tiêu giảm đã ảnh hưởng đến ngành hồ tiêu Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu đang và sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn do giá ở mức thấp khi cung lớn hơn cầu và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới.
“Nhu cầu thế giới hiện khoảng 510.000 tấn/năm và bình quân mỗi năm chỉ tăng 2 – 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu toàn cầu tăng 8 – 10%. Sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2018 đạt 557.000 tấn và dự kiến đạt 602.000 tấn năm 2019. Dự báo đến 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung. Do vậy, giá tiêu có thể vẫn còn bấp bênh trong một thời gian nữa”, Cục Xuất nhập khẩu cho hay.
Video đang HOT
Báo cáo mới đây của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng cho biết, giá tiêu xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2019 đạt 2.556 USD/tấn, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Tại thị trường trong nước, giá hạt tiêu đang dao động ở mức 43.500 – 45.500 đồng/kg. Trong khi thời điểm năm 2015, giá thu mua tiêu của Việt Nam đạt khoảng 200.000 đồng/kg.
“Áp lực dư cung trên thị trường thế giới tiếp tục tăng khi hai nước sản xuất lớn gồm Indonesia và Brazil đã bước vào vụ thu hoạch, và tồn kho của các nước sản xuất lớn vẫn còn nhiều. Dự báo, giá tiêu thời gian tới sẽ không có biến động mạnh do nguồn cung hạt tiêu trên toàn thế giới vẫn đang được bổ sung, trong khi nhu cầu không có sự tăng trưởng đáng kể”, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo.
Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu cũng cho rằng, Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết gần đây như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được đánh giá là cơ hội mở rộng xuất khẩu cho ngành hồ tiêu.
Cụ thể, đối với mặt hàng hồ tiêu, Hiệp định CPTPP có 9 nước cam kết xóa bỏ ngay lập tức thuế quan gồm: Úc, New Zealand, Canada, Malaysia, Singapore, Brunei, Chile, Peru, Nhật Bản. Riêng thị trường Mexico cam kết xóa bỏ thuế theo lộ trình 16 năm đối với mặt hàng hồ tiêu xanh. Đáng chú ý, trong các nước CPTPP, chỉ có Malaysia là nước có sản xuất hồ tiêu đáng kể, tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu không nhiều, chỉ chiếm khoảng 3% lượng xuất khẩu toàn cầu.
Đối với Hiệp định EVFTA, các nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm hạt tiêu ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Cục Xuất nhập khẩu kiến nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục tái cơ cấu ngành hồ tiêu đảm bảo đáp ứng đúng tín hiệu của thị trường. Theo đó, cần kiểm tra, giám sát công tác sản xuất hồ tiêu nguyên liệu, duy trì diện tích trồng hồ tiêu khoảng 100.000 – 120.000 ha, diện tích cho sản phẩm 95.000 ha, năng suất bình quân trong khoảng 25 – 27 tạ/ha, sản lượng ổn định trong khoảng 237.000 – 256.000 tấn từ nay cho đến năm 2030, để nâng cao chất lượng nguyên liệu hạt tiêu.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân các tỉnh có diện tích trồng hồ tiêu cần triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về duy trì, giám sát, kiểm tra diện tích trồng hồ tiêu đúng theo quy hoạch.
Theo info net
Giá gà giảm mạnh, người nuôi lỗ nặng
Giá gà công nghiệp lông trắng chỉ còn 12.000 đồng đến 14.000 đồng/kg, chưa thấy có dấu hiệu tăng trở lại
Giá gà ở trại chăn nuôi giảm mạnh đến phân nửa, trong khi giá ở các chợ lẻ, siêu thị tại TP HCM vẫn giữ ở mức cao, từ 40.000-50.000 đồng/kg.
Không dám "treo" chuồng
Tình trạng giá gà "rớt không phanh" được giới chăn nuôi giải thích là do thời gian qua đã tăng đàn gà ồ ạt, cùng lúc đó nguồn hàng nhập khẩu tràn về quá nhiều dẫn đến thừa nguồn cung.
Người nuôi gà đang lỗ nặng nhưng giá mặt hàng này trong siêu thị vẫn cao
Nhiều chủ trại gà thừa nhận đang lỗ nặng, nợ nần chồng chất và đứng trước nguy cơ phá sản, trong khi thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi. Các chủ trại chăn nuôi gà ở Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay thời điểm tháng 4, giá gà công nghiệp còn ở mức 25.000 đồng/kg nhưng từ tháng 5 đến tháng 8, rớt xuống 18.000-20.000 đồng/kg. Hai tuần qua, giá gà lông trắng giao dịch tại trại chỉ còn 13.000-14.000 đồng/kg. Loại gà vượt trọng lượng (3-4 kg/con) giảm còn 10.000-12.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Đình Long, chủ trại gà tại Bà Rịa - Vũng Tàu, than 2 tuần qua, giá gà xuống đáy. Nếu tình trạng này kéo dài thì một số trại có nguy cơ vỡ nợ bởi người nuôi đang lỗ nặng vì giá thành chăn nuôi khoảng 24.000-28.000 đồng/kg. Với giá bán hiện nay, người chăn nuôi gà đang lỗ 10.000-14.000 đồng/kg. Ông Bùi Văn Thành, chủ trại gà 200.000 con tại tỉnh Đồng Nai, tính toán trung bình mỗi con 3 kg thì chủ trại lỗ 42.000 đồng. Riêng trại gà của ông mỗi tuần xuất bán gần 20.000 con, lỗ khoảng 600 triệu đồng.
Cũng theo ông Thành, các chủ trại không chỉ xót ruột nhìn giá gà đi xuống mà còn không dám bỏ trống chuồng trại. "Chúng tôi đầu tư hàng chục tỉ đồng làm chuồng trại, chủ yếu là vốn vay ngân hàng, nên dù lỗ vẫn phải tiếp tục nuôi vì nếu bỏ trống chuồng, phía ngân hàng sẽ "hỏi thăm". Trong khi đó, những hộ nuôi nhỏ lẻ đã "bỏ của chạy lấy người" - ông Thành nói.
Ồ ạt tăng đàn
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm miền Đông, giải thích giá gà giảm là do giới chăn nuôi nhận định sai. Khi dịch tả heo châu Phi hoành hành, giới chăn nuôi gà cho rằng nhiều người sẽ không ăn thịt heo, chuyển sang thịt gà nên ồ ạt tăng đàn. Bằng chứng là lúc đó, mỗi tuần, khu vực phía Nam xuất chuồng đến 2,5 triệu con gà, trong khi thời điểm bình thường chưa tới 2 triệu con. Bên cạnh đó, giới thương mại cũng có dự đoán như vậy, dẫn đến nguồn thịt gà, thịt heo nhập khẩu về gấp đôi so với mọi năm, tác động tiêu cực đến giá gà trong nước.
Còn theo ông Đoàn Ngọc Thơ, Giám đốc Công ty THO Group (chuyên nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm), giá nhập khẩu đùi gà hiện khoảng 900 USD/tấn, tức chỉ 18.000 đồng/kg, cộng các loại thuế, khi về Việt Nam cũng chỉ 20.000 đồng/kg. Cánh gà khoảng 1.100 USD/tấn, tương ứng 25.000 đồng/kg, cộng thuế khi về Việt Nam khoảng 27.000 đồng/kg. Giá gà nguyên con nhập khẩu khoảng 1.000 USD/tấn.
Thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy 7 tháng đầu năm 2019, lượng thịt gia cầm nhập khẩu đã lên đến 87.800 tấn, với kim ngạch 78,6 triệu USD. Còn theo thống kê của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã nhập khẩu 142.190 tấn thịt gà với trị giá hơn 120 triệu USD, chủ yếu là đùi, cánh và chân gà, tăng khoảng 10% so với năm trước.
Một nguyên nhân nữa khiến cho giá gà lao dốc, theo ông Ngọc là do dịp lễ 30-4 và 1-5 vừa qua, nhiều người đi du lịch nên sức tiêu thụ mặt hàng này giảm mạnh. Thời điểm đó, cả tuần, nhiều trại gà quy mô lớn không xuất bán được làm cho lượng gà tồn cứ tăng lên. Giới chuyên môn nhận định thông thường, quý III hằng năm là mùa thấp điểm tiêu thụ thịt gà, hy vọng sang tháng 10, giá mặt hàng này sẽ tăng trở lại.
Trong khi chờ giá gà có thể phục hồi vào đầu tháng 10, một số doanh nghiệp chế biến, kinh doanh gia cầm nhận định hiện giá thu mua đầu vào giảm, đã kéo giá bán thịt gà pha lóc, gà nguyên con tại các chợ giảm nhẹ. Sức tiêu thụ tăng nhưng không đáng kể. Bà Phạm Thị Ngọc Hà, Tổng Giám đốc Công ty TNHH San Hà, cho biết công ty bà đã ký hợp đồng thu mua bao tiêu với một số trang trại, đồng thời cũng ký hợp đồng phân phối với các hệ thống siêu thị nên với những hợp đồng này, công ty không thể giảm giá bán ra cho các siêu thị. Lượng gà thu mua,chế biến ngoài lượng bao tiêu này thì đang theo giá thị trường, đầu vào rẻ nên đầu ra cũng rẻ hơn so với trước.
Bà Phạm Thị Huân, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân, nhận xét giá gà "rớt" thêm 5.000 đồng/kg trong vài ngày trở lại đây, một phần do ảnh hưởng của mưa bão nên các trại nhỏ bán tháo đàn gà. "Tình trạng này sẽ kéo dài thêm khoảng 10 ngày nữa, sau đó giá gà sẽ tăng trở lại" - bà Phạm Thị Huân dự đoán.
Theo 24H
6 loại trái cây tươi ở Việt Nam đã được xuất khẩu thành công với giá bán "khó tin" Thông tin trái nhãn tươi được xuất khẩu sang thị trường Australia gần đây một lần nữa tiếp thêm động lực và hi vọng cho các mặt hàng nông sản Việt Nam vươn xa quốc tế. Việt Nam được mệnh danh là đất nước với nền ẩm thực đa dạng, các sản vật phong phú từ khắp các vùng miền luôn khiến các...