Cùng nâng bước em tới trường
Không một ngày được đào tạo qua môi trường sư phạm, nhưng nhờ có các anh, những chiến sĩ mang quân hàm xanh, tỷ lệ học sinh đến trường ở các xã khó khăn của tỉnh Sơn La ngày một tăng.
Nhờ chương trình “Nâng bước em tới trường” do Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Sơn La phát động, cùng với cái chữ, con em các dân tộc vùng biên đã được các chú bộ đội dạy thêm nhiều kỹ năng sống ngoài những giờ học trên lớp…
Chiến sĩ biên phòng hướng dẫn các em chơi trò chơi tại Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Chiềng Tương.
Khó khăn nơi vùng cao
Chiềng Tương (thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) là xã vùng cao có đường biên giới dài 21,3 km tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn của Lào. Thầy giáo Lê Xuân Hiền, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Chiềng Tương cho biết, xã này còn nhiều khó khăn. Chiềng Tương có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường gây lũ lụt, ngập úng ở một số bản, làm trôi hoa màu và nông sản của người dân. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau.
“Là xã vùng cao, ít sông suối, kết hợp với mùa khô kéo dài, nguồn nước khan hiếm, nên cuộc sống của người Mông và người Thái ở đây còn vất vả, việc vận động con em đến trường vì thế cũng rất khó khăn. Những năm trước, tỷ lệ học sinh bỏ học không tới trường, nhất là những ngày sau Tết Nguyên đán cao lắm, chiếm từ 9-10% sĩ số học sinh”, thầy giáo Hiền nói.
Về điều kiện cơ sở vật chất, dù 2 năm trở lại đây, được sự quan tâm đầu tư của tỉnh và huyện, khu bán trú của trường đã được sửa chữa khang trang, nhưng theo thầy giáo Hiền, vì số lượng các cháu đông (267 học sinh ăn, ngủ tại trường) nên điều kiện phòng ngủ chưa đáp ứng được.
Ánh sáng cho các cháu học buổi tối vì thế cũng không bảo đảm. Nhà trường vẫn sử dụng củi làm chất đốt, nên đến bữa ăn tại nhà bếp vẫn còn nhiều khói bụi ảnh hưởng đến các cháu, cơm canh vì thế không được thật sự sốt dẻo. Ước mong của nhà trường là có được nồi hơi, được đun nấu bằng gas hay bếp điện…
Còn tại xã Chiềng Sơn (thuộc địa bàn huyện Mộc Châu) dù điều kiện vật chất có khá hơn, nhưng vị trí địa lý lại cách trở. Ở xã biên giới này, vượt qua đỉnh Pha Luông là sang tới đất bạn Lào, bà con ở đây chủ yếu là người Mông, người Thái và người Khơ Mú sinh sống.
Vì phong tục, tập quán nên theo thầy giáo Đặng Nhân Tây, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Xuân, trước đây, các em phải nghỉ học nhiều, do bố mẹ đi lên nương từ sớm không đưa được đến trường. Thêm nữa, nhiều phụ huynh học sinh không biết tiếng phổ thông và các thầy cô ở đây đa phần đều từ thị trấn Mộc Châu lên giảng dạy nên gặp khó khăn trong giao tiếp và vận động đưa học sinh đến trường nếu không có sự hỗ trợ, giúp đỡ của bộ đội biên phòng.
Video đang HOT
Thượng úy Lìu Láo Lanh kèm các em nhỏ học bài.
Nỗ lực của người lính nơi biên cương
Gắn bó với Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Chiềng Tương đến nay cũng được 6 năm (từ năm 2015), theo chương trình “Nâng bước em tới trường” do Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Sơn La phát động, Thượng úy Lìu Láo Lanh, Ban công tác vận động quần chúng Đồn Biên phòng Chiềng Tương, góp phần giúp tỷ lệ học sinh nghỉ học giảm hẳn. Thượng úy Lanh chia sẻ, đến nay anh cũng đã có hơn 15 năm tuổi quân, trước khi về Đồn Biên phòng Chiềng Tương thì đã có 10 năm đóng quân ở Đồn Biên phòng Nậm Lạnh (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La).
“Công việc khi đó hoàn toàn khác, không liên quan đến dạy học. Được phân công về đây, trực tiếp làm công việc cắm bản, hỗ trợ các em học sinh bám trường, bám lớp ban đầu khó khăn lắm”, Thượng úy Lanh nói .
Theo Thượng úy Lanh, những ngày đầu, học sinh trốn học giữa giờ đi chơi rất nhiều. Vì cùng là người dân tộc Mông, hiểu được phong tục tập quán của địa phương nên anh đi vận động từng em. “Mưa dầm thấm lâu”, từ cái tình, cái lý của người chiến sĩ mang quân hàm xanh, các em học sinh đến lớp đầy đủ hơn.
“Một số trường hợp bỏ học, mình phải đến tận nhà tìm hiểu. Lý do đưa ra nhiều lắm. Có em nghỉ học để phụ giúp bố mẹ, có em nghỉ học để lấy chồng. Những trường hợp như vậy, tôi đều kết hợp cùng thầy cô giáo để giảng giải, động viên. Có những trường hợp khó khăn thì báo cáo đơn vị để hỗ trợ cho các em. Nhờ đó, tỷ lệ nghỉ học, bỏ học giảm hẳn”, Thượng úy Lanh kể.
Theo thầy giáo Hiền, dù nhà cách trường có 2km, nhưng không mấy khi Thượng úy Lanh được về. Bám bản, bám trường, ngoài công việc vận động học sinh không bỏ học, hằng sáng anh dậy sớm đi các phòng hướng dẫn các em gấp chăn màn, sắp xếp quần áo, sách vở để lên lớp đúng giờ. Tối đến, anh cùng các thầy cô kèm học sinh những bài khó. Nhờ có bộ đội biên phòng, các em đã có nền nếp tốt, yêu trường, yêu lớp. Qua các cuộc giao lưu, chơi trò chơi, sinh hoạt bán trú, các em còn được hướng dẫn các kỹ năng sống, biết phòng, chống nạn tảo hôn…
Thông tin thêm về điều này, Trung tá Phùng Trọng Khiêm, Phó Trưởng đồn biên phòng Chiềng Tương cho biết, ngoài nhiệm vụ chính là bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia thì các chiến sĩ của Đồn còn tham gia phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Cùng với việc thực hiện tốt chương trình “Nâng bước em tới trường”, Đồn còn thực hiện mô hình giúp dân trồng 2.000 gốc mận hậu trên diện tích 4,7ha, mang lại hiệu quả cao, được bà con ghi nhận.
“Tay kéo biên phòng” tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Xuân cắt tóc cho các em học sinh.
Tương tự, mô hình hỗ trợ giúp đỡ học sinh vùng cao đến trường cũng được Đồn Biên phòng Chiềng Sơn thực hiện hiệu quả. Ngoài giờ dạy học, giúp đỡ các em trong việc chăm sóc bản thân, hằng tuần vào chiều thứ năm và thứ sáu, Đồn còn cử 2 chiến sĩ tới cắt tóc cho các em. Cô giáo dạy toán Hoàng Thị Hồng Nhung cho biết, các em rất háo hức, quây quanh các chú bộ đội để được chờ tới lượt mình. Những lúc rảnh, các chú còn dạy các em chơi trò chơi, đứng ra làm trọng tài phân định thắng thua…
Nhờ có động lực từ trường, lớp và tình cảm của các chú bộ đội, học sinh của trường mỗi ngày một ngoan, tình cảm, lễ phép khiến cho đội ngũ giáo viên của trường thêm yêu, thêm gắn bó với bục giảng.
Cười chảy nước mắt với những pha đi... 'bắt' học sinh của cô giáo miền núi
Trong lúc học sinh đang tắm ở suối, cô Khuyên phải lén thu áo quần, để khi tắm xong, không có áo quần các em không thể chạy trốn được. Đó là cách 'bắt' học sinh của cô giáo miền núi.
Học sinh Trường tiểu học Pa Ủ tại một điểm bản - NVCC
Thu quần áo để... 'bắt' học sinh
Đang trên đường đi tìm học trò vào chiều cuối tuần thì cô Bùi Minh Khuyên (35 tuổi), giáo viên lớp 2 tại Trường tiểu học Pa Ủ (Mường Tè, Lai Châu) thấy một nhóm học sinh trường mình đang tắm ở dưới suối. Thấy bóng dáng cô giáo, cả nhóm học sinh vội vã lên bờ chạy trốn vào rừng.
Biết đã bị lộ, cô Khuyên vội quay ngược xe trở ra, gửi xe ở bên kia cầu rồi lặng lẽ đi bộ quay ngược lại con suối. Lũ học trò lại vừa quay trở ra tắm suối.
"Nếu lúc đó mình ới lên hoặc để bọn trẻ biết mình đã quay trở lại là kiểu gì chúng cũng trốn vì sợ cô bắt quay trở lại trường nên mình cứ lặng lẽ núp vào gốc cây, tìm kế. Ngồi ở gốc cây cả tiếng đồng hồ, nhưng hễ cứ thò mặt ra lại bị bọn nhỏ phát hiện, chúng cứ chạy ra giữa suối thì mình không cách nào bắt được mà cứ ngồi chờ đến tối thì có khi các em lại trốn mất.
Nghĩ mãi thì phát hiện lũ trẻ bỏ lại áo quần trên vách đá để xuống tắm, mình vội vàng lại thu đống áo quần và nói to: 'Em nào chịu theo cô về trường thì cô trả lại quần áo, còn không thì ở trần về nhà nhé'. Lũ nhóc lúc đó mới nháo nhào nhìn về phía cô, những bạn mang cả áo quần tắm thì chạy về còn những bạn lỡ bị cô thu đồ thì mới chạy về phía mình. Nhưng cũng có lúc đưa quần áo xong, tụi nhỏ chạy mất tiêu, vừa chạy vừa quay lại lêu lêu cô", cô Khuyên kể và cho biết, canh mất gần 4 giờ đồng hồ nhưng chỉ "bắt" được một học sinh.
Nhiều lúc, thấy cô ngồi ở cầu chờ, bọn nhỏ cứ mặc kệ cứ đi đào sắn, đốt lửa rồi nướng sắn ăn còn mình ngồi trên này phải chờ cả buổi. Khi thấy cô giáo xuống lũ trẻ lại lội ra giữa suối, giơ củ sắn lên để trêu cô. Cũng có lúc đi "bắt" học sinh cô Khuyên cho biết bị ong đốt, ruồi vàng cắn, trượt chân té... là chuyện bình thường.
Cô Bùi Minh Khuyên 'bắt' được một học sinh sau cả buổi ngồi canh các em tắm suối - NVCC
Để gọi được các em quay trở lại trường, cô phải nhờ cả trưởng bản, vận động cha mẹ đốc thúc các em.
"Có khi phải vào tận nhà để 'ăn vạ' cả bố mẹ của lũ trẻ. Cứ phải ngồi trực ở nhà họ nhiều tiếng liền", cô Khuyên nói và cho biết cứ sau mỗi kỳ nghỉ kéo dài, học sinh nội trú được về nhà là việc vận động các em trở lại trường rất khó khăn. Còn hằng tuần, cứ chiều thứ 6 các em được về nhà và giáo viên lại dành cả ngày chủ nhật để đi vận động, kêu gọi các em trở lại trường.
Không để học sinh trốn học, nghỉ giữa chừng
Dạy tại cơ sở chính ở Trường tiểu học Pa Ủ (Mường Tè, Lai Châu) cô Khuyên cho biết lớp có 20 học sinh, trong đó có 8 học sinh dân tộc nội trú thuộc hai bản nằm sát vùng biên giới. Trong đó bản Chà Kế cách trường 8 km còn bản Hà Xi cách tới 18 km. Hai bản lại nằm cách xa nhau nên cô Khuyên cho biết thường cuối tuần vừa đi vừa về có khi phải chạy xe gần cả 50 - 60 km. Chưa kể đường đi vào những bản vùng sâu vùng xa vẫn đang là đường đất, dốc cao thậm chí là phải chạy qua suối qua khe.
"Không ít lần xe trượt bánh, ngã nhào xuống đường. Chưa kể vào mùa mưa thì cực gấp 100 lần vì đường đất sình lầy, trơn trượt, suối thì nước dâng cao. Nhưng mình không thể vì khó khăn mà để học sinh trốn học, nghỉ giữa chừng được", cô Bùi Minh Khuyên chia sẻ.
Còn với những học sinh gần trường, cứ sáng sớm cô lại dậy sớm đến từng nhà gọi học sinh đi học.
"Kể qua thì nghe rất vất vả, nhưng mình về dạy ở đây 13 năm rồi và những hoạt động này đã trở thành thói quen nên không thấy mệt hay vất vả gì, những giáo viên khác trong trường cũng vậy", nữ giáo viên lớp 2 kể và cho biết trường có 2 điểm chính và có tới 7 điểm bản (mở lớp tại bản) trong đó điểm ít nhất khoảng 20 em, còn điểm nhiều nhất là 40 học sinh.
Học sinh tại Trường tiểu học Pa Ủ tranh thủ đọc sách, những cuốn sách được gửi tặng từ miền xuôi lên - NVCC
13 năm hạnh phúc gắn bó với nghề
Kể về mình, cô Bùi Minh Khuyên cho biết dù sinh ra lớn lên ở vùng đồng bằng thuộc tỉnh Thái Bình, từ nhỏ đã mơ ước được làm giáo viên. Trong những lần xem chương trình về công việc của những giáo viên ở các vùng cao trên tivi cô Khuyên bất chợt mong muốn sau này sẽ được gieo chữ ở vùng cao. Vậy là sau khi học xong, nữ giáo viên này đăng ký về dạy và gắn bó với các em học sinh miền núi hơn 13 năm nay.
"Công việc ở đây có vất vả nhưng cũng rất nhiều niềm vui, dù mỗi lần cuối tuần nghỉ học phải đi vận động các em nhưng tụi nhỏ rất dễ thương, quấn quýt cô. Cứ nghĩ đến việc kèm cặp được em nào đó đọc được tròn vành, rõ chữ hay sự cố gắng của mình đổi lại việc các em được đến trường là mình thấy vui rồi.
Mùa này rừng bắt đầu có măng đắng, nhiều học sinh lại xin cô nghỉ học để đi lấy măng. Mình dạy ở miền núi, với học sinh dân tộc nhiều khi cũng phải nghĩ đến điều kiện của học sinh nữa, mình không thể không đồng ý nên nhiều khi cho các em nghỉ một buổi chiều rồi đi lấy măng với các em", cô Khuyên nói thêm và cho biết bản thân vẫn luôn thấy may mắn, hạnh phúc vì được gắn bó với công việc này.
Ấn tượng về cô... Tôi đọc được ở đâu đó câu nói nhận định rằng: Trong bất kỳ môi trường sư phạm nào, sợi dây liên kết giữa giáo viên và học sinh luôn được nhận thức là một trong những yếu tố quan trọng, thậm chí là nền tảng, để tạo nên một môi trường giáo dục nhân văn và hiệu quả. Ảnh minh họa Nhìn...