Cũng mang tên chuột, giá lên đến cả triệu/con vẫn không đủ bán
Con vật này cần rất ít vốn nhưng bán ra giá cao “ngất ngưởng”, đặc biệt đầu ra không bao giờ phải lo.
Đó là những chia sẻ của anh Trường Giang (Định Hóa, Thái Nguyên) – chàng trai nuôi dúi được 4 năm. Anh cho biết thời gian đầu anh chỉ có ý định nuôi dúi làm cảnh. Sau đó, anh Giang nhận thấy dúi dễ nuôi, ít chăm sóc mà sinh sản rất tốt nên anh đã nhân giống và mở rộng mô hình.
“Thời điểm đó, tôi đầu tư rất thấp, chi phí chỉ khoảng 1 triệu đồng. Tôi mua 5 con dúi với giá 1 triệu đồng (từ 200.000 đồng/con). Còn tôi tận dụng chuồng lợn cũ để nuôi nên không mất tiền xây dựng, không chỉ thế thức ăn tự kiếm được trong vườn nhà nên giảm thiểu chi phí rất nhiều”, anh cho hay.
Anh cho biết từ 5 con dúi giống ban đầu, anh nhân giống ra và cứ thế nuôi. Từ đó, anh cũng không cần phải mất tiền mua giống. Sau một thời gian, anh nuôi thành trại giống, cung cấp cho những người quanh khu vực có nhu cầu.
Theo người nuôi, dúi là con vật dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc mà bán rất chạy, giá luôn ở mức cao.
Hiện, trang trại của anh còn khoảng hơn 200 con dúi trưởng thành và nhiều dúi con. Anh bán chủ yếu là dúi con cho những người có nhu cầu mở trang trại nuôi. “Mỗi cặp sẽ bán với giá 600.000 đồng, loại này mới được 1 tháng tuổi và đã ăn khỏe. Còn dúi thịt nặng từ 1,5 – 2kg/con được bán với giá hơn 500.000 đồng/kg”, anh chia sẻ.
Theo đó, dúi thịt chỉ cần nuôi từ 4-5 tháng. Đặc biệt, thịt của con vật này được nhiều người ưa chuộng nên giá cả luôn ở mức cao và cũng không lo đầu ra. Cuối năm ngoái, dúi thịt còn được bán với giá dao động trên dưới 800.000 đồng/kg. Năm nay, giá dúi có giảm nhưng vẫn ở mức rất cao. Một con dúi có thể bán được cả triệu đồng.
Hơn nữa, anh cho biết dúi còn là loài vật ít khi bị bệnh. Nuôi 4 năm, anh chưa một lần phải dùng thuốc hay tiêm phòng gì cho dúi. Anh chỉ cho ăn và dọn vệ sinh chuồng trại cho chúng. Đối với anh, nuôi dúi khó khăn nhất là thời điểm động dục của chúng.
“Thời điểm động dục của dúi rất khó để nhận biết, những người không có kinh nghiệm khó mà ghép giống thành công. Tôi cũng mất thời gian đầu để tìm hiểu và thử nghiệm. Khi đã có kinh nghiệm, mọi việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều”, anh nhận định.
Điều chú ý nhất là vệ sinh chuồng trại và thức ăn của chúng.
Chia sẻ thêm về nuôi dúi, anh cho biết thức ăn của chúng dễ kiếm, dễ mua. Anh nói: “Chúng ăn tre, mía, cỏ voi (những cây này chỉ ăn phần cứng, không ăn phần lá), ngô, khoai, sắn… Những sản phẩm này người dân có thể tự trồng hoặc xin được, nếu có phải mua thì giá cũng rất rẻ. Ở các vùng quê, việc tìm, mua những thứ này cũng không quá khó khăn, vì hầu như nhà nào cũng có”, anh nói tiếp.
Tuy nhiên, việc cho ăn cũng cần chú ý. Nếu cho ăn những thực phẩm cũ, dúi dễ bị bệnh. Vì thế, dúi cần phải cho thức ăn tươi, mới. Mỗi ngày, người nuôi chỉ cần cho ăn một lần là đảm bảo dúi sinh trưởng và phát triển tốt.
Không chỉ thế, việc vệ sinh chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ cũng là điều cần chú ý cho người nuôi. Điều này giúp dúi phát triển khỏe mạnh, người nuôi cũng nhàn hạ hơn rất nhiều.
Chỉ tính nuôi dúi, anh Giang thu về mỗi năm gần trăm triệu đồng. Vì chăm sóc con vật này tốn ít thời gian nên anh tận dụng các thời gian rảnh để trồng và chăm sóc, bán lan để kiếm thêm thu nhập.
Dúi (chuột nứa) được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Con dúi dễ nuôi, chủ yếu ăn đêm ngủ ngày nên không tốn nhiều thời gian chăm sóc, thức ăn dễ tìm như cây, cỏ và rau, củ các loại.
Đặc tính của con dúi là sống trong bóng tối, không để ánh mặt trời lọt vào. Dúi nuôi càng lâu thì thịt sẽ săn chắc và thơm ngon. Loài dúi sinh sản nhanh, chỉ 3-4 tháng, dúi sinh 1 lần. Mỗi dúi mẹ đẻ từ 4 đến 5 con.
Khi dúi sinh đẻ thì không được để người lạ đến gần vì dúi có một đặc tính sau khi đẻ, trong vòng một tuần trở lại mà có người ra vào, gặp hơi lạ là dúi mẹ quay ra cắn con cho đến chết. Cần phải kiểm soát việc sinh sản, không nên cho dúi sinh sản quá nhiều (cho dúi đẻ 3 lứa/năm là vừa). Nên khống chế trọng lượng Dúi mẹ ở mức dưới 2 kg.
Theo Anh Thư (Dân Việt)
Đi Thái mà "lơ đẹp" 8 khu chợ nổi "đỉnh cao" gần ngay Bangkok thì thiếu sót lắm đấy
Chợ nổi đâu chỉ là "độc quyền" của riêng vùng sông nước miền Tây Việt Nam, vi vu Bangkok cũng có lắm chợ nổi khiến bạn mê mẩn "quên lối về" đó thôi.
Video đang HOT
Nhắc đến Thái Lan, chúng ta thường dễ dàng liên tưởng tới "xứ sở chùa vàng", "thiên đường du lịch", "kinh đô mua sắm", "đất nước của những nụ cười"... Nếu một lần có cơ hội đặt chân đến đất nước xinh đẹp này, ắt hẳn bạn sẽ không khỏi trầm trồ trước một loạt các danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, hệ thống chùa chiền, cung điện nguy nga, tráng lệ, các các tụ điểm ăn chơi giải trí náo nhiệt, sầm uất...
Nhưng đâu chỉ có thế, Thái Lan còn là một đất nước giàu văn hóa truyền thống qua hàng nghìn năm lịch sử. Và có lẽ khám phá những khu chợ nổi chính là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất để tìm hiểu về văn hóa của môt vùng đất mới đấy. Sau những ngày đôi chân đã "thấm mệt" vì mải mê ở những khu trung tâm thương mại sầm uất thì việc tìm về nét đẹp văn hóa bình dị của những ngôi chợ nổi chính là "điểm nhấn" trong hành trình du lịch của bạn. Hãy cùng xem những khu chợ nổi gần xịt thủ đô Bangkok có gì hay ho không nhé.
1. Chợ nổi Damnoen Saduak
@juihong
Cách trung tâm thủ đô chừng 1 tiếng đi xe, đây là một trong những chợ nổi có tiếng nhất của Thái Lan. Từ lâu khu chợ này đã trở thành địa điểm không thể bỏ qua cho dân du lịch Bangkok.
Những mặt hàng thủ công mỹ nghệ đậm chất Thái, trái cây, nông sản và những bữa ăn thơm ngon đậm đà là những gì đang chờ đón bạn tại khu chợ Damnoen Saduak này. Ngoài chọn cho mình những đặc sản làm quà thì đến đây, bạn cũng đừng bỏ qua việc "sống ảo" nhé. Background rực rỡ với những chiếc thuyền đầy ắp hàng hóa cộng thêm ánh nước lấp lánh đảm bảo sẽ cho bạn những bức hình "vi diệu" nhất có thể đấy.
@juihong, @sersoy95
Địa chỉ : 15 30/1 Bang Ramat Rd, Bang Ramat, Taling Chan, Bangkok 10170, Thailand
Giờ mở cửa: 7h - 17h (T7 và CN)
2. Chợ nổi Amphawa
@edtecthai
Cách Bangkok 50 km về phía Tây Nam, Amphawa có thể không quy mô bằng Samnoen Saduak nhưng sẽ mang đến cho bạn cảm giác về một khu chợ đậm chất địa phương. Ngoài ra, nơi đây còn là một trong những khu chợ nổi "lừng danh" về ẩm thực. Đặc sắc nhất có thể kể đến là những món hải sản nướng thơm phức ngay trên thuyền gỗ. Nếu may mắn, bạn có thể thưởng thức những xâu tôm, sò hay mực tươi ngon mà giá thì lại vô cùng "hạt dẻ".
@mi11ie
Địa chỉ: Amphawa 75110
Giờ mở cửa: 12h trưa - 20h (Từ T6 đến CN)
3. Chợ nổi Taling Chan
Nói đến chợ nổi gần Bangkok nhất thì không thể thiếu cái tên Taling Chan được. Với khoảng cách 12 cây số, bạn hoàn toàn có thể di chuyển đến đây một cách nhanh chóng từ trung tâm thủ đô. Tuy không được sầm uất như chợ Damnoen Saduak hay Amphaway, cũng ít thuyền du lịch hơn chút xíu nhưng nơi này cũng rất đa dạng nhiều loại hàng hóa. Đặc biệt đã đến đây thì đừng quên "ăn sập" đặc sản nơi này nhé, đã ăn ngon mà giá cả lại còn phải chăng thì ngại gì mà không thử chứ!
Địa chỉ: Village No 15 30/1 Bang Ramat Rd, Bang Ramat, Taling Chan, Bangkok 10170
Giờ mở cửa: 8h - 16h (T7 và CN)
4. Chợ nổi KhLong Lat Mayom
Cách trung tâm Bangkok 20 km, chợ ở đây rất ít thuyền vì chủ yếu hàng hóa được bày bán nhiều trên mặt đất. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên trước những loại trái cây "siêu to khổng lồ" được bày bán tại nơi này: đu đủ, xoài, bưởi, chuối hay dứa... tất cả đều "ngoại cỡ". Ngoài ra, bạn cũng có thể mua sắm quần áo, phụ kiện, đồ chơi với giá rẻ hơn so với các khu chợ khác đấy.
Hoặc thú vị hơn, nếu có trẻ em đi cùng, bạn có thể dẫn chúng tới những khu trang trại ngựa con ngay trên đường đi để được những chú ngựa chở đi dạo khắp khu chợ. Và đừng quên chụp vài bức ảnh kỷ niệm dễ thương cho các bé nha.
Địa chỉ: Village No 15 30/1 Bang Ramat Rd, Bang Ramat, Taling Chan, Bangkok 10170
Giờ mở cửa: 8h - 16h (T7 và CN)
5. Chợ nổi Bang Nam Pheung
Chợ nổi Bang Nam Pheung chỉ cách Bangkok vài km về phía Đông, tọa lạc ở một vị trí tuyệt đẹp trên khúc lượn của dòng sông Chao Phraya. Khu chợ này được bao phủ bởi vẻ đẹp nguyên sơ của rừng rậm dù cho vị trí này rất gần với thị trấn sầm uất.
Ngôi chợ này cũng được nhiều người dân gọi với cái tên thân mật là "chợ bờ sông" bởi tuy là chợ nổi nhưng chỉ có một số thuyền đậu dọc bên các bờ sông và hầu hết các quầy hàng được bày bán trên mặt đất. Chợ nổi Bang Nam Pheung tuy không rộng lớn nhưng vẫn đủ để du khách tận hưởng một buổi sáng tuyệt vời lênh đênh trên sông nước, trải nghiệm văn hóa mua bán gần gũi của người dân địa phương nơi đây.
Địa chỉ: Bang Kobua, Amphoe Phra Pradaeng, Chang Wat Samut Prakan 10130,
Giờ mở cửa: 8:30 - 17:00 (T7 và CN)
6. Chợ nổi Bang Khu Wiang
Đây là khu chợ nổi mang đậm nét truyền thống của "xứ sở chùa vàng". Tuy không quá tấp nập như chợ nổi Bang Nam Pheung nhưng đến đây du khách có thể dễ dàng trải nghiệm những món ăn ngon hay mua sắm hàng hóa mà không phải lo ngại về rào cản ngôn ngữ bởi người dân ở đây quá đỗi thân thiện, nhiệt tình. Nếu đến đây từ sáng sớm, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh nhiều phật tử trên những con thuyền đi khất thực. Ngoài ra nơi đây cũng có rất nhiều trang trại nên nguồn thực phẩm tươi sống thì không hề "sương sương" đâu nhé.
Giờ mở cửa: 4h-7h
Địa chỉ: Khlong Bang Khu Wiang, Tambon Bang Rao Nok, Amphoe Bang Kruai,
7. Chợ nổi Tha Kha
@tiger_oma
Chợ nổi Tha Kha nằm ở tỉnh Samut Songkhram cách thủ đô Bangkok khoảng 1 giờ chạy xe. Đây cũng chính là một trong những điểm đến hấp dẫn "must go" khi check in Thái Lan. Mặc dù Tha Kha không phải là chợ nổi lớn nhất Thái Lan nhưng khi đến đây, du khách không khỏi ấn tượng với các sản vật địa phương như đường dừa, dầu dừa, mật ong cùng những món ăn mang đậm bản sắc ẩm thực Thái như trứng rán Hoy Tod, xiên gà nướng Gai Ping, pad Thái...
Địa chỉ: Tha Kha, Amphawa District, Samut Songkhram 75110
Giờ mở cửa: 6h - 15h (T7 và CN)
8. Chợ nổi Kwan Riam
Nếu đã chán sự đông đúc, ồn ào, náo nhiệt và muốn tìm lại chút gì đó xưa cũ thì chợ nổi Kwan Riam chính là lựa chọn tuyệt vời. Kwan Riam nằm trên con kênh Khlong Saen Saep, "kẹp" giữa hai ngôi chùa là Wat Bumpen Nua ở Siri Thai 60 và Wat Bang Peng Tai ở Ramkhamhaeng 187.
Đây là khu chợ nổi đầu tiên nối liền hai ngôi chùa tạo nên nét cổ kính và thơ mộng hiếm khu chợ nổi nào có được. Đến đây, ngoài tận hưởng bầu không khí xa xưa thời Rattanakosin, bạn còn có thể hòa mình vào cuộc sống thường nhật của người dân Thái như dâng thức ăn cho các nhà sư vào mỗi sáng thứ 7 - chủ nhật hàng tuần, nghe tụng kinh, tham gia các hoạt động quanh con sông đã có lịch sử lâu đời.
Địa chỉ: Soi Ramkhamheng 187 Bangkok 10510
Giờ mở cửa: 6h -18h (T7 và CN)
Hải Nhi
Theo toquoc.vn
Elon Musk: Xây dựng thành phố đầu tiên trên sao Hỏa sẽ cần 1.000 phi thuyền Starship, làm trong khoảng 20 năm sẽ xong Mới đây, CEO SpaceX đã chia sẻ thêm một vài thông tin về kế hoạch cũng như các phương tiện cần thiết không chỉ để lên sao Hỏa mà còn xây dựng cả một căn cứ ổn định, có thể hoạt động như một thành phố thực thụ trên đó. Hình minh họa Đó là tầm nhìn lâu dài mà Musk và công...