Cục trưởng Cục Tin học hóa: Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng có thể tạo ra một thế “kiềng ba chân” trong nền kinh tế số
Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng cho biết, với sự chủ trì của Bộ Thông tin Truyền thông, cuộc thi đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ thể hiện số lượng lớn giải pháp, đội thi từ các quốc gia đăng ký tham dự.
Trao đổi với phóng viên bên lề lễ trao giải Viet Solutions 2020, Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Huy Dũng biết, với sự chủ trì của Bộ Thông tin Truyền thông, Cục Tin học hóa và Viettel phối hợp tổ chức, cuộc thi đã tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, thể hiện qua số lượng lớn giải pháp, đội thi từ các quốc gia đăng ký tham dự.
Sau 3 tháng diễn ra cuộc thi, ông đánh giá thế nào về chất lượng của các thí sinh và sản phẩm tham dự?
Theo đánh giá của tôi, cả số lượng và chất lượng thí sinh tham dự cuộc thi năm nay đều được nâng tầm so với năm ngoái. Số giải pháp dự thi tăng từ 215 lên gần 350, tức là tăng khoảng 60%. Trong hơn 300 sản phẩm dự thi này, có thể lựa chọn được khoảng hơn 20 sản phẩm, giải pháp với chất lượng tốt nhất.
Tham dự Viet Solutions, điều mà nhiều đội có giải pháp tốt vẫn còn thiếu là gì?
Có những giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đem lại kết quả rất tốt. 2.000 doanh nghiệp đã sử dụng giải pháp này với chi phí thuê bao cho mỗi nhân viên chỉ 30.000 đồng/tháng. Tức là rẻ như điện nước, không phải đầu tư gì, cứ thế dùng.
Nhưng cũng có thể thấy, ngay cả các sản phẩm vào đến vòng chung kết, giải pháp của họ mới chỉ đạt được khoảng 3-5 %, thị trường, nếu không muốn nói là ít hơn. Như vậy chứng tỏ rằng nếu chúng ta có sản phẩm đủ tốt thì tiềm năng phát triển của sản phẩm mới còn rất lớn, quy mô của thị trường còn rất rộng.
Với sự hướng dẫn dắt của các chuyên gia thì các thí sinh có cái sự thay đổi như thế nào?
Các mentor của cuộc thi là những nhà công nghệ, những học giả, những nhà quản lý có kinh nghiệm, cả trong và ngoài nước. Họ có thể tư vấn ngược lại cho đội ngũ phát triển giải pháp để họ hoàn thiện giải pháp của mình, sao cho Việt Nam có những nền tảng, giải pháp thực sự thành công. Tôi cho rằng để thay đổi thì sẽ cần nhiều thời gian.
Ông kỳ vọng thế nào vào tiềm năng phát triển của các đội đạt giải sau cuộc thi?
Cuộc thi này hướng đến việc hỗ trợ giải pháp tiếp cận thị trường cho các thí sinh. Trước hết là thị trường nội địa thông qua sự hỗ trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, sau đó là cơ hội hoàn thiện sản phẩm cùng tập đoàn Viettel mở rộng quy mô đi ra quốc tế từ tập đoàn Viettel và một số doanh nghiệp Việt Nam có sự hiện diện tại nhiều thị trường nước ngoài.
Video đang HOT
Sau đó, dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin Truyền thông, những giải pháp hoàn thiện, có khả năng nhân rộng hoàn toàn có thể được triển khai trên hệ thống của các doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn khác.
Tôi kỳ vọng, sau cuộc thi này, trong năm nay và năm tới, các đội tham gia sẽ có bước phát triển mạnh mẽ về thị trường, có thể là tăng trưởng thị phần 30-50 % trong năm.
Còn những đội chưa có giải, ông có lời khuyên gì giành cho họ?
Với những đội có giải thì đương nhiên là rất tốt. Với những đội chưa có giải thì tôi nghĩ là cũng vẫn tốt, vì cơ hội cho họ là rất nhiều sau khi kết thúc cuộc thi này.
Trong mọi cuộc thi, quá trình đôi khi mới là thứ quyết định nhiều hơn là kết quả. Chính quá trình mà các đội thi chuẩn bị cho cuộc thi này, quá trình thuyết trình bảo vệ tài sản phẩm, quá trình tương tác với chuyên gia và ban giám khảo đều sẽ giúp là các bạn sẽ cải thiện rất nhiều.
Kết thúc cuộc thi này, ngoài các thí sinh, các bên chủ trì, tổ chức và xã hội số Việt Nam sẽ gặt hái được điều gì?
Cuộc thi này là do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, Cục Tin học hóa và tập đoàn Viettel thực hiện. Cái được lớn nhất ở cuộc thi này, theo tôi là sự chung tay của tất cả các thành phần của một xã hội số.
Mỗi một cơ quan, tổ chức, mỗi giải pháp đều có những thế mạnh của riêng mình. Sự phối hợp của Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng có thể tạo ra một thế “kiềng ba chân” trong nền kinh tế số, tạo ra sự cộng hưởng, lan tỏa mạnh mẽ.
Sự lan tỏa này thể hiện qua số lượng ngày càng lớn các giải pháp, các đội thi và các quốc gia đăng ký tham dự cuộc thi này. Thông qua một cộng đồng số như thế, mỗi chúng ta đều tìm được cho mình những ý tưởng, những điểm mạnh mới để bù đắp cho những gì mà chúng ta còn đang thiếu.
Ông đánh giá thế nào về khâu tổ chức cuộc thi trong năm nay và có điều gì có thể làm tốt hơn trong các mùa sau?
Về cuộc thi năm nay, tôi đánh giá là khâu tổ chức đã khá chuyên nghiệp. Nhưng hiện tại, chúng ta mới dừng lại ở mức đưa ra các lĩnh vực mà chúng ta ưu tiên tìm kiếm giải pháp. Tôi hy vọng vào năm sau, chúng tôi sẽ a có thể đưa ra những bài toán cụ thể hơn nữa theo từng lĩnh vực để định hướng được tốt hơn nữa cho các đội thi.
"Make in Vietnam" là giải pháp quan trọng đẩy nhanh chuyển đổi số
Nhấn mạnh Chương trình Chuyển đối số quốc gia được phê duyệt là dấu mốc quan trọng, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, Chương trình đã xác định việc phát triển các nền tảng "Make in Vietnam" là giải pháp hàng đầu để đẩy nhanh chuyển đổi số.
Nhận thức phải đi trước một bước
Theo Bộ TT&TT, chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Nếu có chính sách phù hợp thì Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội này để vượt lên thành nước phát triển. Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Đây cũng là lợi thế của Việt Nam khi chúng ta có Đảng lãnh đạo, có thể đưa ra được những quyết sách lớn một cách nhanh chóng và tập trung, tạo ra sự thống nhất trong toàn xã hội.
Bộ TT&TT nhận thấy, để chuyển đổi số quốc gia cần một văn bản vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính kế hoạch hành động; các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào đó để xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị mình.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
Như ICTnews đã đưa tin, ngày 3/6 vừa qua, "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" đã được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt. Chương trình nhằm giải quyết thách thức, tận dụng tối đa cơ hội, khai thác lợi thế đặc thù của Việt Nam để đi nhanh và đi đầu, thu hút nguồn lực, huy động sức mạnh toàn dân trong thực hiện chuyển đổi số, thay đổi thứ hạng quốc gia trên thế giới.
Trao đổi với ICTnews mới đây, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa, đơn vị được Bộ TT&TT giao chủ trì soạn thảo "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" cho biết, việc Chương trình được phê duyệt là một dấu mốc quan trọng. Đây là một cú huých để Việt Nam có thể thực hiện chuyển đổi số một cách nhanh hơn bởi Chương trình xác định rất rõ quan điểm, mục tiêu và phương pháp tiếp cận.
Theo ông Dũng, một yếu tố được nhấn mạnh trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia là khi chuyển đổi từ không gian truyền thống lên không gian mạng, nhận thức đóng vai trò quan trọng nhất, vì vậy nhận thức phải đi trước một bước.
Trên cơ sở xác định nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã nêu rõ, chuyển đổi nhận thức là một trong 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để tạo nền móng cho chuyển đổi số.
Cụ thể, cần chuyển đổi nhận thức về sứ mệnh, sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số trong xã hội, lan truyền từ một nhóm tổ chức, cá nhân tiên phong tới cộng đồng bằng những câu chuyện thành công điển hình, có tính thuyết phục cao.
Triển khai nhiệm vụ này cần 4 giải pháp cụ thể là: Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách; Duy trì hoạt động hiệu quả Liên minh Chuyển đổi số để truyền cảm hứng, đi tiên phong; Xây dựng bộ nhận diện chung cho Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; Mỗi địa phương chủ động lựa chọn một xã/phường để thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân.
Giải pháp đột phá để đẩy nhanh chuyển đổi số
Cũng theo phân tích của người đứng đầu Cục Tin học hóa, một yếu tố quan trọng nữa là Chương trình đã xác định việc phát triển và ra mắt các nền tảng số "Make in Vietnam" là giải pháp đột phá thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số.
Lý giải rõ hơn về nhận định trên, Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng cho hay, trước kia, các cơ quan, tổ chức muốn chuyển đổi số phải đầu tư hệ thống CNTT, có đội ngũ chuyên gia, quản trị mạng của riêng mình nên sẽ rất lâu và tốn kém. Còn hiện nay, với việc sử dụng các nền tảng số, các cơ quan, tổ chức chỉ đóng vai người dùng, không cần có kiến thức kỹ thuật sâu, không cần có đội ngũ CNTT, quản trị mạng mà vẫn tận dụng được những thành tựu mới nhất. Như vậy, chuyển đổi số sẽ diễn ra nhanh hơn.
Phát triển và cho ra mắt các nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Huy Dũng chia sẻ thêm, Cục Tin học hóa đã xác định mục tiêu CNTT phải được ứng dụng vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, nhưng trước hết tập trung giải quyết những vấn đề nhức nhối của xã hội.
Đơn cử như để người dân được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất mà không phải đến bệnh viện, các bệnh viện không quá tải, Bộ TT&TT đã ra mắt nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa.
Tương tự, lý do Bộ TT&TT giới thiệu nền tảng hỗ trợ quản lý dạy và học trực tuyến là để con em chúng ta học tập hiệu quả hơn, sự học không bị gián đoạn và có thể sử dụng tri thức của quốc tế ngay tại Việt Nam.
Hay việc làm sao cho các doanh nghiệp Việt Nam có ngay những hạ tầng hiện đại băng thông rộng, tốc độ xử lý tính toán cao nhất phục vụ cho công việc của mình là lý do Bộ TT&TT cho ra mắt nền tảng điện toán đám mây.
"Vì thế, Bộ TT&TT liên tục lựa chọn những nền tảng gốc rễ, cơ bản để thực hiện trước. Các nền tảng khác sẽ lần lượt được ra mắt và theo kế hoạch là mỗi tuần một nền tảng", ông Dũng cho biết.
Để thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực, từ trung tuần tháng 4/2020 đến nay, Bộ TT&TT đã liên tục giới thiệu các nền tảng Make in Vietnam như: Nền tảng phục vụ nhu cầu học tập, đào tạo trực tuyến; Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; Nền tảng hỗ trợ tư vấn sức khỏe trực tuyến VOV Bacsi24; Nền tảng điện toán đám mây Việt; Nền tảng mã bưu chính Vpostcode; Các nền tảng hộ nghị truyền hình trực tuyến Zavi, Comeet; Nền tảng quản trị tổng thể doanh nghiệp 1Office.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với các nhóm chỉ số cơ bản định lượng cho từng giai đoạn đến năm 2025, đến năm 2030 về dịch vụ công trực tuyến, hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng, cơ sở dữ liệu quốc gia, xếp hạng về chính phủ điện tử, chỉ số cạnh tranh, chỉ số đổi mới sáng tạo, hạ tầng viễn thông, an toàn, an ninh mạng.
FPT.Ai - Nền tảng trí tuệ nhân tạo "Make in Vietnam" thứ hai ra mắt Ngày 30/10, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lễ ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo toàn diện FPT.AI. Đây là một trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số "Make in Vietnam" nhằm thực hiện chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ...