Cuba và Nga tăng cường quan hệ kinh tế – chính trị
Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel ngày 18/1 khẳng định quyết tâm của nước này và Nga đưa đối thoại chính trị và quan hệ kinh tế – thương mại song phương lên một tầm cao mới.
Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại buổi tiếp phái đoàn doanh nhân Nga do Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nga – Cuba Titov Boris Yurievich dẫn đầu, Chủ tịch Díaz-Canel nêu bật ý nghĩa chuyến thăm Cuba của phái đoàn Nga, thể hiện ý chí của chính phủ hai nước và góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện các thỏa thuận đã đạt được nhân chuyến thăm Nga mới đây của người đứng đầu Nhà nước Cuba.
Chủ tịch Díaz-Canel nhận định cả Nga và Cuba đều có tiềm năng mở rộng hợp tác đôi bên cùng có lợi và nhấn mạnh sự hiện diện của nhóm doanh nhân Nga tại La Habana là minh chứng cho thấy hai nước có thể thiết lập các dự án kinh doanh cụ thể.
Về phần mình, ông Yurievich – Cố vấn của Tổng thống Nga về quyền của các doanh nhân, chỉ ra rằng các mối quan hệ với Cuba “luôn hiệu quả và rất gần gũi”, và hai bên đã tiến tới “giai đoạn mới”. Theo ông Yurievich, hai bên đã tiến hành nhiều cuộc trao đổi tích cực ở cấp ủy ban liên chính phủ, các bộ, tổ chức khác nhau và cộng đồng doanh nghiệp theo đề xuất của Tổng thống Putin nhằm mục tiêu phát triển quan hệ song phương trên mọi góc độ.
Nga và Cuba vừa kích hoạt loạt dự án chung tại Cuba, trong đó đáng chú ý là dự án hiện đại hóa nhà máy thép Antillana Acero; tăng hiệu suất mỏ dầu Boca de Jaruco; phục hồi Nhà máy Cơ khí Santa Clara; và đưa vào hoạt động Trung tâm chẩn đoán và bảo dưỡng thiết bị Kamaz tại Đặc khu Mariel, phía Tây thủ đô La Habana.
Bên cạnh đó, Ủy ban liên chính phủ Nga – Cuba gần đây cũng đạt được nhiều tiến bộ trong việc thúc đẩy các dự án về giao thông vận tải, năng lượng, công nghiệp dược phẩm sinh học, du lịch, sản xuất thực phẩm, tài chính – ngân hàng và tăng cường đầu tư Nga vào Cuba theo Quy hoạch phát triển quốc gia đến năm 2030.
Trước đó, Bộ Kinh tế Nga cho biết Chính phủ Cuba đã bày tỏ quan tâm đến việc nhập khẩu phân bón, nhiên liệu và lúa mì của nước này. Trong chuyến thăm Nga của Chủ tịch Cuba hồi tháng 11/2022, ông Miguel Díaz-Canel và Tổng thống Nga Putin đã nhất trí tiếp tục củng cố toàn diện mối quan hệ chiến lược song phương.
Trao đổi thương mại Trung Quốc và Triều Tiên dần khôi phục
Trao đổi thương mại giữa Triều Tiên và Trung Quốc năm 2022 đã khôi phục 37% so với trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2019.
Tàu hỏa qua cầu Hữu Nghị ở thành phố Đan Đông, Trung Quốc, giáp giới với Triều Tiên. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo dữ liệu chính thức mới được Trung Quốc công bố, tổng giá trị trao đổi thương mại giữa nước này và Triều Tiên năm 2022 tăng 3,2 lần so với năm 2021, lên mức hơn 1 tỷ USD. Năm 2021, thương mại song phương giảm khoảng 90% so với năm 2019, xuống mức thấp nhất kể từ khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lên cầm quyền năm 2011.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Triều Tiên đã dừng hoạt động giao thông đến và đi từ Trung Quốc từ tháng 9/2020. Tuyến tàu chở hàng nối giữa thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc và thành phố Sinuiju của Triều Tiên đã nối lại hoạt động vào tháng 1/2022 nhưng tiếp tục gián đoạn sau khoảng 3 tháng do dịch diễn biến phức tạp ở thành phố Đan Đông trước khi nối lại toàn bộ dịch vụ vào tháng 9/2022. Trong thời gian tuyến tàu này gián đoạn hoạt động, Triều Tiên chỉ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc qua đường biển.
Cuba đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhóm G77 và Trung Quốc năm 2023 Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres và các diễn giả kêu gọi tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển và cải cách khẩn cấp hệ thống tài chính toàn cầu. Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel. Ảnh: AFP/TTXVN Lời kêu gọi trên được đưa ra tại lễ chuyển giao chức Chủ tịch Nhóm 77 nước (G77) và Trung Quốc...