Cửa hàng, quán xá Hà Nội ‘cầm cự’ mùa dịch
Sau khi có 4 ca nhiễm Covid -19 và một số khu phố bị cách ly, nhiều người được giám sát y tế, cuộc sống của người dân Hà Nội chịu nhiều tác động.
Hàng quán kinh doanh phải tạm đóng cửa hoặc mở chỉ để “cầm cự”. Tuy nhiên, trong cái khó, người Hà Nội vẫn lạc quan…
óng cửa, sang nhượng cửa hàng
Chỉ trong vài ngày cuối tuần với thông tin về bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid 19, thị trường kinh doanh Hà Nội đã lập tức có phản ứng. Ngày 9/3, đường phố Hà Nội không chỉ vắng vẻ, tại khu phố cổ, theo ghi nhận của phóng viên, khá nhiều cửa hàng đã được treo những tấm biển “đóng cửa hàng”, hay “cho thuê mặt bằng”.
Tại các phố Nguyễn Trãi, Tây Sơn, Chùa Bộc, Hoàng Cầu,… nơi vốn tập trung khá nhiều cửa hàng kinh doanh, chúng tôi cảm nhận được rõ sự đìu hiu. Một chủ cửa hàng cho biết: Từ sau Tết tới nay, không ít cửa hàng phải đóng cửa hay sang nhượng lại mặt bằng do lượng khách giảm sút, kinh doanh ế ẩm.
Video đang HOT
Một tòa nhà 4 tầng trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) treo biển cho thuê lâu dài cả căn. Giá mặt bằng cho thuê tại đây không hề rẻ, dao động 30 – 50 triệu đồng/ tháng. Một quán ăn khác trên phố Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) khoá trái cửa. Ô Chợ Dừa là phố tập trung khá nhiều các quán ăn, trà sữa,… lại có vị trí thuận lợi nên giá cho thuê cửa hàng là rất cao, dao động 30-80 triệu đồng/ tháng, tùy diện tích.
Chị Nguyễn Minh Hằng, chủ một cửa hàng quần áo thời trang trên phố Quán Thánh vừa tạm ngừng hoạt động chia sẻ: “Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, việc buôn bán, kinh doanh của cửa hàng ế ẩm, do dịch Covid-19 . Tôi mới đóng 6 tháng tiền thuê cửa hàng ngay trước Tết, tiền thuê trả rồi thì lấy lại làm sao được. Tôi cũng không thương lượng được với chủ nhà hỗ trợ trong đợt dịch Covid-19 này, nên chúng tôi tính đến việc đóng cửa, sang nhượng cửa hàng để cắt lỗ”.
Còn anh Nguyễn Khang, chủ quán trà chanh trên phố Cầu Giấy ngậm ngùi đóng cửa hàng vì không có khách khi dịch bùng phát. “Chỉ một đoạn phố chưa đầy 500m có đến 5 cửa hàng trà chanh phải đóng cửa, sang nhượng”, anh Khang nói.
Giảm giá thuê để hỗ trợ khách
Mặt bằng, cửa hàng cho thuê tại Hà Nội sớm lâm cảnh “chợ chiều”. Một toà nhà 4 tầng trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân) được treo biển cho thuê cả căn lâu dài. Giá mặt bằng cho thuê tại đây không hề rẻ, từ 30 đến 50 triệu đồng/ tháng. Một cửa hàng trên phố Chùa Bộc dán thông báo cho thuê lại mặt bằng cửa hàng 2 tầng.
Cùng thời điểm, Công ty CP Vincom Retail công bố dành 300 tỷ đồng hỗ trợ cho các đối tác thuê mặt bằng trung tâm thương mại trên toàn hệ thống. Chương trình hỗ trợ được áp dụng cho đối tác ở tất cả các ngành hàng đang kinh doanh tại 79 trung tâm thương mại trên toàn quốc, có hợp đồng thuê giá cố định đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tổng mức gói hỗ trợ dự kiến lên đến 300 tỷ đồng.
Theo một số chuyên gia bất động sản, giá cho thuê mặt bằng kinh doanh tại vị trí trung tâm đang quá cao. Nhiều người cố gắng thuê mặt bằng đẹp với kỳ vọng kinh doanh tốt nhưng thực tế thị trường khó khăn, dịch bệnh, khiến lượng khách sụt giảm kinh doanh không như kỳ vọng. Một số khác dù đang kinh doanh tốt nhưng giá mặt bằng không ngừng tăng cũng buộc họ phải thay đổi chiến lược tìm các thị trường có chi phí mặt bằng thấp hơn.
Theo Tiền phong
Ưu tiên giám sát giá cả mặt hàng lương thực, thực phẩm, y tế
Tổng Cục QLTT cho biết, sẽ xử lý nghiêm đối tượng đẩy giá bất hợp lý của các mặt hàng thực phẩm thiết yếu trong mùa dịch Covid-19.
Gạo cũng "sốt" bởi nhiều người mua tích trữ và đang có dấu hiệu tăng giá...
Trao đổi với PV Báo Giao thông , ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, sáng 7/3, tại một số siêu thị, cửa hàng tiện ích, bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội xảy ra hiện tượng người dân tập trung đông người để mua thực phẩm dự trữ sau khi thông tin ca nhiễm virut Covid-19 đầu tiên ở Hà Nội được xác nhận.
"Qua công tác giám sát, nếu phát hiện việc đầu cơ tích trữ, nâng giá bất hợp lý, tranh thủ dịch bệnh như khẩu trang sẽ xử lý nghiêm", ông Linh nói.
Ngoài ra, Cục QLTT Hà Nội đã chỉ đạo các phòng, Đội QLTT tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và phối hợp phòng chống dịch bệnh, bình ổn thị trường.
Hàng thịt lợn sạch bong ngay từ sáng sớm 7/3.
Cụ thể, các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế.. sẽ được ưu tiên giám sát.
Tổng cục QLTT cũng khuyến cáo: "Hiện, việc kiểm soát dịch bệnh và bảo đảm nguồn cung hàng hóa đang được Chính phủ và các Bộ triển khai quyết liệt, sát sao nên người dân tại thành phố Hà Nội không nên quá hoang mang, lo lắng".
Theo báo giao thông
Hàng hóa đầy kệ, nhu cầu mua sắm người dân Hà Nội ổn định trở lại Khảo sát nhanh ở một số siêu thị, chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội sáng ngày 8/3, nhu cầu mua sắm của người dân đã ổn định trở lại. Các mặt hàng được xếp đầy kệ, lượng người mua sắm không nhiều. Sau khi TP Hà Nội công bố ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào tối ngày 6/3, một bộ phận...