Cử tri Indonesia bắt đầu đi bầu cử quốc hội
Cử tri Indonesia hôm nay 9/4 đã bắt đầu đi bầu cử để chọn các đại biểu quốc hội và hội đồng địa phương. Đây có thể xem như màn dạo đầu cho cuộc bầu cử Tổng thống, dự kiến diễn ra vào ngày 9/7 tới.
Cử tri Indonesia bắt đầu đi bầu cử quốc hội
Cuộc bầu cử sẽ chọn ra khoảng 19.000 đại biểu trên khắp cả nước, trong đó có 560 ghế tại quốc hội.
Đây cũng là dịp xác định đảng nào được phép chỉ định ứng viên tham gia cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.
Đảng Dân chủ Indonesia – Đấu tranh (PDI-P) dự kiến sẽ giành kết quả thuận lợi. Ứng viên Joko Widodo của họ được nhiều người tin rằng sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của Indonesia.
Lãnh đạo khu vực Jakarta ông Widodo, còn được biết đến với tên Jokowi, đang được lòng cử tri bởi hình ảnh của một người dễ tiếp cận và gần gũi.
Chị Deni Ardiansyah, 25 tuổi, nhân viên bán hàng tin tưởng rằng Widodo sẽ “đem một bình minh mới đến với Indonesia”.
“Chúng tôi xem ông ấy là người thành công và trung thực”, Ardiansyah phát biểu với hãng tin AFP.
Video đang HOT
Các cuộc bỏ phiếu đang diễn ra trên 3 múi giờ khác nhau, tuy nhiên các quan chức bầu cử đã cảnh báo về khả năng có những trì hoãn.
Một quan chức của tỉnh Papua có tên Betty Wanane khẳng định với AFPrằng máy bay chở phiếu bầu đã không thể tiếp cận một loạt huyện ở vùng núi cao, dẫn đến bầu cử có thể bị trì hoãn tới 3 ngày.
Bê bối tham nhũng
Các đảng muốn có ứng viên tham gia tranh cử Tổng thống phải giành được 20% số ghế trong quốc hội, hoặc 25% tổng số phiếu bầu.
Những đảng nào không đạt được các ngưỡng quy định nêu trên phải liên minh với các đảng khác, trước khi tham gia cuộc đua vào ghế Tổng thống.
Đảng Dân chủ cầm quyền của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono được dự báo sẽ chứng kiến tỷ lệ ủng hộ sụt giảm, sau một loạt bê bối tham nhũng. Trong khi đó bản thân ông Yudhoyono bị hiến pháp cấm không cho tranh cử nhiệm kỳ thứ 3.
Các đối thủ chính của ông Widodo nhiều khả năng sẽ là doanh nhân Aburizal Bakrie của đảng Golkar và cựu tướng quân đội Prabowo Subianto của đảng Gerindra.
Indonesia là quốc gia Hồi giáo lớn nhất thế giới và nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Khoảng 187 triệu người Indonesia có quyền đi bầu cử, với gần 22 triệu người là cử tri lần đầu.
Theo Dantri
Tổng thống Pháp bất ngờ bổ nhiệm thủ tướng mới
Ngay sau khi đảng Xã hội cầm quyền thất bại trong cuộc bầu cử địa phương tại Pháp, Tổng thống Francois Hollande ngày 31/3 đã chỉ định Bộ trưởng nội vụ Manuel Valls giữ cương vị thủ tướng, thay cho ông Marc Ayrault.
Tân thủ tướng Pháp Manuel Valls
Ông Hollande, người đang chứng kiến tỷ lệ cử tri ủng hộ sụt mạnh, khẳng định ông Valls sẽ lãnh đạo một "chính phủ chiến đấu".
Trong các cuộc bầu cử địa phương tại Pháp cuối tuần qua, đảng Xã hội đã gặp thất bại lớn, trong khi các đối thủ thuộc phe bảo thủ và đảng Mặt trận dân tộc lại giành được nhiều thắng lợi.
Ông Valls, 51 tuổi, sẽ thay thế ông Jean-Marc Ayrault, người đã chính thức tuyên bố từ chức hôm thứ Hai.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngắn trên truyền hình, Tổng thống Hollande khẳng định Pháp phải điều chỉnh lại tài chính công, và thừa nhận đã đến lúc phải có thay đổi.
Ông đề xuất giảm các loại thuế và các khoản người lao động phải đóng góp để góp phần tạo việc làm. "Chúng ta sẽ thực hiện việc này trong dài hạn", ông chủ điện Elysee nói.
Ông Valls, một người theo đường lối tự do, không được những người theo tư tưởng cánh tả trong đảng Xã hội Pháp tin tưởng. Bản thân ông cũng có tham vọng trở thành Tổng thống và ông lại được lòng nhiều cử tri.
Trong cuộc bầu cử địa phương vòng hai diễn ra hôm Chủ nhật, đảng xã hội đã thất cử tại hơn 150 thị trấn và thành phố, với tổng cộng hơn 9000 cư dân. Kết quả bỏ phiếu chính thức vẫn đang được kiểm.
Đảng Mặt trận dân tộc đã kiểm soát 11 thị trấn, chủ yếu ở phía Nam.
Trong khi đó đảng trung hữu đối lập chính UMP khẳng định đã giành được nhiều thành phố then chốt, gồm Toulouse, Quimper, Limoges và Saint-Etienne.
Lãnh đạo UMP Jean-Francois Cope đã ca ngợi chiến thắng, và gọi đó là một "làn sóng xanh" ủng hộ dành cho đảng mình.
Đảng Xã hội không còn được tin tưởng do cử tri Pháp ngày càng không hài lòng về tình hình kinh tế, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ít được cải thiện và tăng trưởng kinh tế gặp khó khăn.
Trước khi từ chức, ông Ayrault thừa nhận nhiều cử tri đã mất niềm tin vào chính phủ của mình.
"Thông điệp này là rõ ràng. Tổng thống sẽ đưa ra các kết luận và ông ấy sẽ làm vậy vì lợi ích của Pháp", ông Ayrault nói.
Theo Dantri
Quốc hội Crimea: 95,7% cử tri ủng hộ sáp nhập vào Nga Với 75% số phiếu bầu đã được kiểm duyệt, trong cuộc họp tại trung tâm thành phố Sevastopol, quốc hội Crime công bố 95,7% cử tri đồng ý trở thành một phần lãnh thổ của Nga và chưa tới 5% ủng hộ việc ở lại Ukraine. Hãng tin RT đưa tin người đứng đầu Ủy ban trưng cầu dân ý thuộc quốc hội...