Cử tri đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Bộ Giáo dục nói gì?
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, việc học sinh phải tham gia kỳ thi cuối cùng khi kết thúc 12 năm học tập ở bậc phổ thông là cần thiết.
Cử tri Hải Phòng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiên cứu phương án không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện nay, thay vào đó là thực hiện xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông cho học sinh căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện ở trường phổ thông; qua đó định hướng thực hiện phân luồng học sinh ngay từ đầu cấp học (những học sinh có khả năng, học lực khá, giỏi có nhu cầu và nguyện vọng thì tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, đối với những em không có nhu cầu thì sẽ đi học nghề phù hợp).
Về nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ, vấn đề không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đã được đặt ra nhiều lần từ nhiều năm trước, ngay cả khi xây dựng Luật Giáo dục năm 2019.
Ảnh minh họa: Thùy Linh
Nhìn lại quá trình giáo dục ở bậc phổ thông nước ta hiện nay, chúng ta không có kỳ thi kết thúc bậc học tiểu học và trung học cơ sở, chỉ khi kết thúc lớp 12, thì mới tổ chức kỳ thi để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.
Kết quả của kỳ thi này rất quan trọng, được sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau: đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông, công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục; các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả của kỳ thi để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được tổ chức với mục đích đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; nếu thí sinh đáp ứng chuẩn đầu ra thì sẽ được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tỷ lệ này có thể cao tùy theo chất lượng, mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của học sinh các địa phương, các nhà trường, tương ứng với điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện giáo dục của từng vùng miền. Việc phân hóa này rất có ý nghĩa cho công tác quản lý giáo dục, tạo động lực để chất lượng giáo dục được duy trì ổn định, không ngừng nâng cao.
Video đang HOT
Thêm nữa, với đặc điểm văn hóa của người Việt Nam, nếu không tổ chức một kỳ thi kết thúc bậc học trung học phổ thông sẽ không tạo động lực học tập tích cực, thậm chí sẽ có một bộ phận không nhỏ học sinh phổ thông không học (không thi, không học).
Với các lý do trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, việc học sinh phải tham gia kỳ thi cuối cùng khi kết thúc 12 năm học tập ở bậc phổ thông được tổ chức nghiêm túc, khách quan, công bằng lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và sử dụng kết quả vào nhiều mục tiêu khác nhau là cần thiết.
Cùng với việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, công tác phân luồng học sinh cấp trung học phổ thông cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch và triển khai công tác hướng nghiệp ngay từ đầu cấp học để những học sinh có khả năng, học lực khá, giỏi có nhu cầu và nguyện vọng thì tham dự xét tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, đối với những học sinh không có nhu cầu thì sẽ đi học nghề phù hợp.
Lo ngại thí sinh học lệch vì chạy đua thi IELTS để vào các trường ĐH top
Không nên quá ưu tiên, áp đặt IELTS là điều kiện cần và đủ để xét tuyển vào đại học, dù hiện nay việc giao tiếp tiếng Anh thành thạo là lợi thế và rất cần thiết.
Hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh năm 2022. Bên cạnh các phương thức xét tuyển như dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả học tập (học bạ), kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi tư duy, một số trường có xu hướng tăng chỉ tiêu xét tuyển thậm chí tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFL, IELTS...
Phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ được ví như chìa khóa quan trọng mở rộng cánh cửa vào đại học. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, giáo viên lo ngại IELTS có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa thí sinh ở các thành phố lớn và thí sinh ở nông thôn hoặc địa phương khó khăn, không đủ điều kiện tiếp cận ngoại ngữ.
Không nên quá ưu tiên xét tuyển bằng IELTS
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, hiện nay trường đại học được tự chủ trong công tác tuyển sinh nên việc bổ sung thêm nhiều phương thức xét tuyển mới, trong đó ưu tiên xét tuyển hoặc tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ IELTS là quyền của các trường và điều này cũng không trái với luật.
Tuy nhiên, IELTS chỉ nên là tiêu chí phụ để xét tuyển vào khối ngành ngoại ngữ hoặc các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, chất lượng cao và chương trình hợp tác quốc tế. Hoặc nhà trường có thể quy đổi điểm IELTS để xét miễn học hoặc miễn thi đối với các học phần ngoại ngữ cho sinh viên trong quá trình học tập.
Nhiều trường đại học có xu hướng tăng chỉ tiêu xét tuyển thậm chí tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFL, IELTS.
"Theo tôi chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên là một trong những cơ sở để xét tuyển khi các thí sinh có điểm thi trung học phổ thông ngang nhau trong cùng một tổ hợp, hoặc coi đó là tiêu chí để đánh giá tốt hơn chất lượng đầu vào đối với thí sinh đăng ký học ngành ngoại ngữ hay những ngành đào tạo có tính chất công việc đòi hỏi phải sử dụng tiếng Anh.
Không nên quá ưu tiên và áp đặt IELTS là điều kiện cần và đủ khi xét tuyển vào đại học, mặc dù hiện nay đất nước ta hội nhập, việc giao tiếp, giỏi ngoại ngữ là rất cần thiết.
Hơn nữa khi IELTS được coi là "tấm vé vàng" xét tuyển vào những trường đại học hàng đầu Việt Nam thì cũng khó tránh khỏi tình trạng học sinh đổ xô đi học chứng chỉ này. Nhiều em chỉ chăm chăm học, luyện đề IELTS để đạt điểm số cao mà chểnh mảng các môn học khác. Hậu quả từ việc học lệch cũng là điều mà phụ huynh và học sinh sẽ không thể lường trước", Tiến sĩ Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.
Số tiền bỏ ra cho một lộ trình thi IELTS là không hề nhỏ
Cũng trao đổi về vấn đề trên, cô Phạm Hà, giảng viên tiếng Anh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng việc IELTS trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để xét tuyển đại học ngoài những tín hiệu tích cực vẫn còn hạn chế tồn tại.
Thực tế, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS bắt đầu được sử dụng làm một trong những tiêu chí kết hợp để tuyển sinh đại học từ năm 2017. Những năm đầu chỉ rất ít trường sử dụng phương thức này, nhưng hiện tại khi xét tuyển đầu vào đại học không còn phụ thuộc quá nhiều vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì số lượng trường ưu tiên IELTS ngày càng tăng.
Khi học sinh và phụ huynh học sinh nhận thấy lợi thế của IELTS trong xét tuyển đại học thì điều này sẽ thúc đẩy việc học ngoại ngữ trở nên phổ biến hơn ở mọi lứa tuổi. Phụ huynh cũng tìm hiểu, đầu tư sớm hơn cho con em mình học tiếng Anh.
Bên cạnh đó, thị trường việc làm sẽ chuyển biến tích cực. Doanh nghiệp không chỉ tuyển dụng được ứng viên, nhân sự giỏi chuyên môn mà còn có năng lực ngoại ngữ tốt.
Theo cô Phạm Hà, hiện nay nhiều trường đại học mở chương trình đào tạo chất lượng cao, hợp tác quốc tế, học 30%, 70% bằng tiếng Anh hoặc dạy và học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Do đó, những sinh viên có chứng chỉ ngoại ngữ sẽ dễ tiếp cận với chương trình hơn, như vậy nhà trường chỉ cần tập trung đào tạo chuyên môn và tiếng Anh chuyên ngành. Mặt khác, một số em có định hướng đi du học thì sở hữu chứng chỉ này cũng là một lợi thế.
Ngoài những mặt tích cực, cô Phạm Hà chỉ ra một số vấn đề tồn tại.
Các địa chỉ học hay giáo viên luyện thi IELTS tốt đa phần đều tập trung ở thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... nên học sinh ở tỉnh ít có điều kiện tiếp cận. Chi phí cho một khóa học, luyện thi IELTS cũng khá cao, đối với gia đình có hoàn cảnh khó khăn rất khó đáp ứng được.
Nếu trường đại học đặc biệt là các trường "top đầu" tăng chỉ tiêu xét tuyển IELTS cũng có thể vô tình lấy đi cơ hội học tập của những thí sinh tiềm năng nhưng chưa thực sự giỏi tiếng Anh.
Ngoài ra, học sinh chạy đua thi IELTS như một xu hướng thì việc học ngoại ngữ sẽ bị thương mại hóa. Rất nhiều trung tâm tiếng Anh được mở ra và quảng cáo rầm rộ nhưng chất lượng dạy không đảm bảo. Học sinh chủ quan và tin vào những bài truyền thông trên mạng xã hội của trung tâm mà chưa kiểm chứng trước khi đăng ký sẽ rất dễ "tiền mất tật mang", trong khi số tiền bỏ ra cho một lộ trình thi IELTS là không hề nhỏ.
"IELTS có thể xem như một công cụ hữu hiệu giúp nhà trường chọn lọc thí sinh tốt hơn. Tuy nhiên, các trường cần phân bổ chỉ tiêu đối với phương thức tuyển sinh này một cách hợp lý để mở ra nhiều cơ hội cho thí sinh.
Các bạn học sinh dự định học IELTS nên tham khảo trung tâm uy tín, cam kết điểm đầu ra với mỗi khóa học. Đối với những bạn nền tảng tiếng Anh đã vững, có thể tự học ở nhà và tham khảo tài liệu, video dạy IELTS miễn phí trên mạng để tiết kiệm chi phí", nữ giảng viên nêu quan điểm.
Thủ khoa Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội được xét tuyển vào Bộ Tư pháp Trở thành thủ khoa là điều không ngờ tới của Nguyễn Khánh Linh. Tuy nhiên, đây kết quả sự nỗ lực rất lớn trong quá trình học tập, rèn luyện nghiêm túc của Linh. Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ, Nguyễn Khánh Linh (sinh năm 1999, Phú Thọ) đã trở thành sinh viên có điểm tổng kết cao nhất Khoa Luật (Đại học...