Cụ ông 101 tuổi mới được nhận bằng tốt nghiệp cấp 3
Sau 80 năm chờ đợi, cụ ông 101 tuổi Merrill Pittman Cooper (ở Mỹ), cuối cùng cũng được nhận bằng tốt nghiệp cấp 3.
Ông Cooper từng theo học trường trung học Storer ở Harpers Ferry, Tây Virginia, từ năm 1934 đến 1938, nhưng đã bỏ học vào năm cuối cấp và không được nhận bằng tốt nghiệp cấp 3 khi gia đình chuyển đến Philadelphia vì gia đình quá khó khăn, Học khu Jefferson (JCS) cho biết trong một thông báo.
Cụ ông Cooper (thứ hai từ phải sang) trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp tại Trung học Storer ở Harpers Ferry, Tây Virginia, Mỹ. Ảnh: CNN.
Trường trung học Storer được thành lập vào năm 1865 để tiếp nhận những nô lệ mới được tự do sau Nội chiến Mỹ. Ngôi trường này là một trong những cơ sở giáo dục hiếm hoi cho người da màu ở Tây Virginia. Ngôi trường đã giảng dạy cho hơn 7.000 học sinh trước khi đóng cửa vào giữa những năm 1950. Tại đây, ông Cooper đã học tiếng Latinh, sinh học, lịch sử, tiếng Anh và toán học.
Năm 2018, sau nhiều năm làm việc trong ngành giao thông, ông Cooper đã trở lại thăm trường, hiện là một phần của Công viên Lịch sử Quốc gia Harpers Ferry. Tại đây, ông đã chia sẻ với các thành viên gia đình về nỗi tiếc nuối của mình vì không thể lấy được bằng tốt nghiệp.
Để giúp ông đạt được ước mơ, gia đình đã liên hệ với các nhân viên Công viên Lịch sử Quốc gia Harpers Ferry nhờ giúp đỡ. Do đó, cụ ông 101 tuổi bất ngờ được tổ chức buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp cấp 3 vào ngày 19/3 vừa qua.
“Học khu Jefferson cam kết giúp đỡ mọi học sinh, dù già hay trẻ, thực hiện ước mơ của mình”, đại diện JCS chia sẻ. “Với ông Cooper, ước mơ đó là được nhận bằng tốt nghiệp trung học. Chúng tôi rất vinh dự khi có thể giúp biến ước mơ của ông thành hiện thực”.
“Tôi chưa từng tưởng tượng điều tuyệt vời này có thể xảy ra. Tôi thực sự hạnh phúc khi có được nó (bằng tốt nghiệp)”, ông Cooper chia sẻ.
Video đang HOT
Xét tuyển ĐH-CĐ bằng điểm thi đánh giá năng lực ra sao?
Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ được công bố vào ngày 5-4.
Ngày 27-3, gần 80.000 thí sinh (TS) lớp 12 hoặc đã tốt nghiệp THPT trước đó đã hoàn thành đợt 1 của kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Kỳ thi diễn ra cùng lúc tại 17 tỉnh, thành với 36 cụm thi, 80 địa điểm thi.
96,4% thí sinh dự thi đợt 1
Trong đợt thi đầu tiên, dù đây là kỳ thi tuyển sinh riêng, kết quả sẽ dùng để xét tuyển vào các trường ĐH-CĐ nhưng tâm lý của các TS khá thoải mái và hào hứng. Các em đã trải qua bài thi trắc nghiệm với 120 câu ở nhiều lĩnh vực trong 150 phút trong buổi sáng.
Đây là năm thứ năm kỳ thi được tổ chức và cũng là năm có số TS dự thi nhiều nhất. Như tại TP.HCM có đến khoảng 42.000 em với 32 địa điểm thi. Đây cũng là năm mà số địa điểm thi được mở rộng ở nhiều địa phương nên thuận tiện đi lại cho TS, không còn cảnh phụ huynh, TS phải lặn lội từ xa, mang theo hành lý đưa con đi thi như những năm trước.
Công tác phòng dịch COVID-19 cũng được triển khai nghiêm ngặt tại từng điểm thi như đo thân nhiệt, bố trí phòng y tế, trang bị khử khuẩn... TS cũng được yêu cầu phải khai báo y tế trên ứng dụng PC-COVID trong vòng 48 tiếng trước giờ thi. Những TS đang là F0, cách ly y tế hay có những biểu hiện liên quan đến COVID-19 như sốt, ho, khó thở... sẽ không được dự thi.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo của ĐH Quốc gia TP.HCM, do số TS và điểm thi nhiều, ĐH Quốc gia TP.HCM đã huy động khoảng 6.000 cán bộ tham gia tổ chức kỳ thi.
Kết quả, ở đợt 1 có khoảng 82.340 TS đăng ký dự thi và tỉ lệ TS có mặt dự thi năm nay khá cao, đạt đến 96,4%.
Kỳ thi diễn ra thuận lợi, đúng quy chế, đảm bảo an toàn về mọi mặt, từ công tác an ninh kỳ thi, phòng chống dịch đến hỗ trợ TS...
Tiến sĩ Chính lưu ý: Những TS không thể tham dự kỳ thi đợt 1 sẽ được tạo điều kiện để tham dự kỳ thi ĐGNL đợt 2 mà không phải đóng lệ phí dự thi và cũng không phải chứng minh lý do không dự thi trước đó.
Tiến sĩ Chính cho biết kết quả thi đợt 1 sẽ được công bố vào ngày 5-4. TS sẽ biết điểm thông qua tài khoản và mật khẩu cá nhân khi truy cập trên trang điện tử của kỳ thi.
Thí sinh dự thi tại điểm thi Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển
Về công tác xét tuyển ĐH-CĐ, Tiến sĩ Chính cho hay điểm mới đáng chú ý năm nay là TS được đăng ký xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng (NV). Các NV được xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (NV1 là NV cao nhất).
Đặc biệt, TS sẽ được đăng ký bổ sung NV xét tuyển và sắp xếp lại thứ tự NV xét tuyển sau khi kết quả thi đợt 1 được công bố.
Việc điều chỉnh này sẽ bắt đầu thực hiện từ ngày 6-4, tức khi cổng thông tin của kỳ thi được mở để TS đăng ký thi đợt 2 hoặc đồng thời điều chỉnh NV đã đăng ký.
Được biết theo thống kê, trong đợt đăng ký thi đợt 1, ĐH Quốc gia TP.HCM ghi nhận đã có khoảng 1 triệu NV được đăng ký. Trung bình mỗi em đăng ký 3-4 NV.
Theo Tiến sĩ Chính, đến nay đã có 84 trường ĐH-CĐ sử dụng kết quả thi ĐGNL để xét tuyển đầu vào năm 2022. Trong đó có 57 đơn vị đăng ký xét tuyển chung. Riêng tại ĐH Quốc gia TP.HCM, năm nay dự kiến dành tối thiểu 40% tổng chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi ĐGNL. Tuy nhiên, nhiều trường thành viên dành chỉ tiêu xét tuyển lớn.
Như Trường ĐH Bách khoa xét tuyển tối đa đến 70% chỉ tiêu trong tổng số hơn 5.000 TS, theo ngành/nhóm ngành. Trường ĐH Khoa học tự nhiên cũng xét tuyển 40%-70% trong tổng chỉ tiêu hơn 3.600, Trường ĐH KHXH&NV xét tuyển 35%-50% trong gần 4.600 chỉ tiêu.
Trường ĐH Công nghệ thông tin năm nay chỉ tuyển 60% chỉ tiêu cho cả xét điểm thi tốt nghiệp THPT và ĐGNL. Tuy nhiên, trường chỉ nhận hồ sơ cho những TS đạt mức điểm từ 600, theo thang điểm 1.200 của bài ĐGNL.
Đối với các trường ngoài hệ thống và không có trong hệ thống xét tuyển chung của ĐH Quốc gia TP.HCM, TS cần xem thông tin do các trường công bố để biết cách đăng ký NV xét tuyển.
Đa số các trường này xét tuyển 5%-15% chỉ tiêu theo kết quả ĐGNL. Trong đó có những trường lần đầu tiên sử dụng kết quả này như Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM xét tuyển với những TS từ 700 điểm trở lên, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM nhận xét tuyển TS từ 650 điểm trở lên.
Còn với Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, ngoài yêu cầu TS có điểm sơ tuyển đạt từ 700/1.200 điểm trở lên, TS còn phải có điểm trung bình học tập học kỳ 1 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 6,5 trở lên.
Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 dự kiến vào ngày 22-5
Theo kế hoạch của ĐH Quốc gia TP.HCM, ở đợt 2, thời gian đăng ký sẽ từ ngày 6 đến 25-4. Kỳ thi dự kiến được tổ chức vào ngày 22-5, tức trước kỳ thi tốt nghiệp THPT khoảng một tháng, tại bốn tỉnh, TP là Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM và An Giang.
TS có thể tham gia cả hai đợt thi, đợt thi nào cao điểm hơn sẽ dùng để xét tuyển vào ĐH-CĐ.
Kết quả thi của đợt 2 sẽ được công bố vào ngày 29-5. Đối với các đơn vị thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM, kết quả xét tuyển bằng điểm thi ĐGNL được dự kiến công bố trước ngày 5-6.
Học viện Ngân hàng và Đại học KHXH&NV tuyển sinh 50% từ điểm thi tốt nghiệp Năm 2022, Học viện Ngân hàng và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH QGHN) dành 50% chỉ tiêu xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Theo đó, Học viện Ngân hàng sẽ xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét tuyển dựa trên học bạ trung học...