Cử nhân thất nghiệp tăng, thí sinh “né” đại học
Điểm đáng chú ý của buổi bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ giữa các địa phương khu vực phía Bắc với các trường đại học diễn ra ngày 9/5 là số lượng hồ sơ giảm khá mạnh.
Bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ ngày 9/5.
Số lượng hồ sơ giảm 20 – 30%
Thanh Hóa là địa phương có số lượng hồ sơ ĐKDT giảm mạnh, từ hơn 63 nghìn của năm 2013 xuống còn gần 49 nghìn năm 2014.
Sở GD-ĐT Thái Bình thu nhận được hơn 35,7 nghìn bộ hồ sơ, giảm 8 nghìn bộ so với năm trước. Của Hà Nam là hơn 15 nghìn bộ, giảm 2,6 nghìn bộ. Của Sơn La là 9,1 nghìn bộ, giảm hơn 2 nghìn bộ. Học sinh Phú Thọ cũng chỉ nộp hơn 14 nghìn bộ hồ sơ, ít hơn 4 nghìn bộ so với kỳ tuyển sinh năm trước. Sở GD-ĐT Hải Phòng nhận được 27,6 nghìn bộ hồ sơ, ít hơn 6 nghìn bộ.
Số lượng hồ sơ ĐKDT của thí sinh Hòa Bình là 6,3 nghìn bộ, giảm 30%. Con số này của Bắc Ninh là 19 nghìn bộ, giảm 30% so với năm 2013…
Ông Võ Tấn Long, phó phòng GD Chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT Hải Phòng nhận xét nguyên nhân khiến hồ sơ ĐKDT giảm hẳn là do học sinh đã tính kỹ hơn, chọn trường “chuẩn hơn”. Hơn nữa, lệ phí dự thi ngày càng đắt, cơ hội xét tuyển ngày càng nhiều nên không còn hiện tượng thí sinh “rải” hồ sơ khắp nơi như trước.
Video đang HOT
Ông Phạm Hữu Bản, Sở GD-ĐT Thái Bình phân tích 3 nguyên nhân dẫn đến lượng hồ sơ giảm. Đó là do số lượng học sinh lớp 12 năm nay giảm. Thứ hai là do “hồ sơ ảo” giảm – ở Thái Bình năm trước có học sinh nộp tới 10 bộ hồ sơ, nhưng năm nay nhiều nhất còn 4 bộ.
Và nguyên nhân thứ ba, quan trọng nhất, theo ông Bản là học sinh đã nhận thức được việc phân luồng trước tình trạng cử nhân tốt nghiệp đại học thất nghiệp nhiều, và các trường nghề đã tràn về địa phương để tuyển sinh. “Lấy ví dụ một thôn ở xã Đông Giang, huyện Đông Hưng, cứ 3 học sinh lớp 12 chỉ có 1 em đi thi ĐH, còn 2 em tìm cách đi xuất khẩu lao động” – ông Bản cho biết.
Trường địa phương lên ngôi
Trong số các trường nhận được nhiều hồ sơ đăng ký dự thi năm nay có “hiện tượng DKK”. DKK là mã trường của trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. Đây là năm đầu tiên trường này tổ chức thi tuyển sinh đại học kể từ khi được nâng cấp từ cao đẳng lên đại học vào năm 2007. Trường có 5.000 chỉ tiêu đại học và 1.500 chỉ tiêu cao đẳng.
Điều bất ngờ là trường này nhận được sự quan tâm của rất nhiều thí sinh. Ở đa số sở GD-ĐT cơ sở phía Bắc đây là trường nằm trong top 5 trường có nhiều hồ sơ ĐKDT nhất, thậm chí là đứng đầu. Thí sinh Thanh Hóa đã nộp 2.721 hồ sơ, Bắc Ninh hơn 2 nghìn hồ sơ, Hà Nam hơn 1 nghìn hồ sơ, Thái Bình gần 2.500 hồ sơ…
Một trường đại học khác cũng nhận được nhiều hồ sơ ĐKDT nhờ số lượng chỉ tiêu lớn và điểm trúng tuyển của các năm trước không quá cao, là ĐH Công nghiệp Hà Nội.
Các trường thuộc nhóm ngành nông – lâm nhận được nhiều quan tâm của thí sinh Hà Nam, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Bình…
Kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng rõ ràng tới sự lựa chọn trường học của thí sinh, nhiều thí sinh đã lựa chọn học gần nhà. Thí sinh Hải Phòng nộp hồ sơ ĐKDT nhiều nhất vào hai trường là ĐH Hàng Hải với 6,6 nghìn bộ và ĐH Hải Phòng với 6,3 nghìn bộ. ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) nhận được gần 1,6 nghìn bộ hồ sơ ĐKDT từ thí sinh tỉnh nhà. ĐH Tây Băc nhận được gần 30% tổng số hồ sơ ĐKDT của thí sinh Sơn La, với gần 2,6 nghìn bộ. ĐH Hồng Đức cũng nhận được tới hơn 4 nghìn bộ hồ sơ ĐKDT của thí sinh Thanh Hóa.
Đáng chú ý là số lượng hồ sơ nộp vào các trường tuyển sinh riêng rất ít, mỗi địa phương chỉ có vài chục bộ, thậm chí có tỉnh còn không có bộ hồ sơ nào.
Ngày 12/5, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức bàn giao bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ khu vực phía Nam.
Theo VNN
"Bà Tưng" vào đề thi: Sở GD rút kinh nghiệm
Trước nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc đưa nội dung "Bà Tưng", Ngọc Trinh vào đề thi học sinh giỏi lớp 12, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hải Phòng đã rút kinh nghiệm.
Ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng cho biết, đề thi học sinh giỏi môn Văn có nội dung hỏi về nhân vật "Bà Tưng", Ngọc Trinh tuy không sai nhưng khi có dư luận thì Sở cũng đã rút kinh nghiệm.
"Nói chung là người ra đề thi không sai, nhưng về góc độ nào đó chúng tôi đã rút kinh nghiệm", ông Trường nói.
Theo ông Trường, trước khi có cuộc thi học sinh giỏi, các địa phương, quận huyện đã tổ chức chọn lọc ra những học sinh ưu tú, giỏi nhất. Mặt khác, kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố ở khuôn khổ nhỏ nên sở phải chọn ra những học sinh có tầm nhận thức cao, giỏi thực sự để đi dự thi học sinh giỏi quốc gia.
Đề thi học sinh giỏi lớp 12 có nội dung hỏi về "Bà Từng", Ngọc Trinh
Hội đồng chấm thi cũng vừa chấm xong bài thi của 82 thí sinh dự thi bảng A. Kết quả chấm thi cho thấy không có học sinh nào ủng hộ quan điểm sống của hai nhân vật "Bà Tưng" và Ngọc Trinh. Thí sinh có điểm thi cao nhất là 8,75 điểm, thấp nhất là 5,5 điểm.
Sở GD-ĐT Hải Phòng cũng đã có văn bản báo cáo lãnh đạo TP Hải Phòng về nội dung đề thi kỳ thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12, tổ chức ngày 8/10, trong đó có nội dung liên quan đến phát ngôn của hai nhân vật gây tranh cãi về quan điểm sống...
Ngày 9/10, ông Trường cho KhamPha.vn biết, Bộ GD-ĐT có khuyến khích các sở khi ra đề thi nên có cái mới và phù hợp thực tiễn học sinh để các em được thể hiện quan điểm của bản thân. Sở GD Hải Phòng cũng tiếp thu ý kiến đó và có hướng đổi mới trong việc ra đề. Việc ra đề thi do hội đồng thi đảm nhận. Trước khi ra đề, hội đồng ra đề thi đã họp và sự thống về nội dung của đề thi. Họ cũng xem xét nội dung ra đề có ảnh hưởng gì không, đề có chuẩn không. Rồi sau đó hội đồng ra đề mới có quyết định về nội dung trong đề thi lần cuối.
"Những năm trước sở cũng đã ra đề theo hướng mở để học sinh sáng tạo nhưng chưa rõ nét. Năm nay hội đồng ra đề thi ra nội dung cụ thể hơn. Ở tất cả các môn thi học sinh giỏi như Địa Lý, Giáo dục Công dân, môn Văn đều có câu hỏi mở dạng tương tự", ông Trường chia sẻ.
Trả lời báo chí, ông Đỗ Thế Hùng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng cho hay, đề thi đã thể hiện việc tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự, quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD- ĐT.
Dạng đề thi này nhằm kiểm tra thêm kĩ năng vận dụng kiến thức sách vở, soi sáng vào cuộc sống, cùng kĩ năng xem xét các vấn đề cuộc sống đa chiều, đa diện. Đồng thời, đề thi định hướng về vấn đề lối sống của giới trẻ nhìn trên quan điểm tiến bộ xã hội, không thể lấy việc chạy theo đồng tiền bằng mọi giá làm động lực, ước mơ...
Ngày 8/10, Sở GD-ĐT Hải Phòng tổ chức kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi môn Văn lớp 12 cấp thành phố. Trong đề thi có câu 3 điểm hỏi như sau: Người mẫu Ngọc Trinh từng trả lời phỏng vấn rằng: "Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?". Mới đây cô gái trẻ Lê Thị Huyền Anh (biệt danh "Bà Tưng") khi trả lời một trang mạng xã hội, cũng thẳng thắn: "Tôi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu quan tâm đến mình, cho tôi thật nhiều tiền". Từ những hiện tượng trên, anh/chị hãy viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề: "Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ." Đề thi "lạ" này đã khiến dư luận xôn xao và có nhiều ý kiến trái chiều.
Theo Khampha
"Bà Tưng" vào đề thi: Ý kiến chuyên gia Đề thi học sinh giỏi môn Văn TP.Hải Phòng yêu cầu học sinh viết về câu nói "Tôi mơ ước có nhiều đại gia..." của "Bà Tưng" và "Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?" của người mẫu Ngọc Trinh. Chúng tôi hỏi ý kiến một số chuyên gia về đề thi lạ này. Đề thi có sáng tạo Tiến...