Cử nhân thất nghiệp: Không thể “đổ lỗi” cho riêng ngành Giáo dục
Hàng trăm độc giả đã gửi ý kiến bình luận quanh tình trạng cử nhân thất nghiệp và nêu ra những nguyên nhân dẫn đến “vấn nạn” này. Đông đảo độc giả chỉ ra rằng tình trạng cử nhân không xin được việc làm không phải là “lỗi” của riêng ngành giáo dục…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cử nhân thất nghiệp. Trong ảnh: Sinh viên tham dự một hội chợ việc làm tại Hà Nội.
Xin trích đăng một số ý kiến của độc giả gửi về báo điện tử Dân trí:
“Cứ đào tạo cho nhiều vào, mỗi năm hàng mấy chục ngàn người ra trường thì làm gì không thất nghiệp cơ chứ?” – Người gửi:Cao Văn Tuấn, email:ngoclien219@gmail.com
“Thời buổi này người học cao nhiều quá mà nhu cầu tuyển thì giới hạn, dẫn đến tình trạng là thừa người có bằng cấp mà trái lai người lao động phổ thông lại thiếu trầm trọng” – Người gửi:Hồng Thắng, email:thângphmhong2@gmail.com
“Chẳng qua là tại đất nước chưa phát triển theo kịp số sinh viên ra trường, kinh tế vẫn ở mức nông ngư nghiệp và gia công, công nghiệp không có, làm công nhân lương thấp mà vẫn khó tìm việc, thì cử nhân thạc sĩ tiến sĩ tìm đâu ra nhiều việc?” – Người gửi:Tuy Can, email:tuycan@hotmail.com
Chỉ ra những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nhiều cử nhân không có việc làm, đông đảo độc giả cũng khẳng định rằng trong việc này thì không thể “đổ lỗi” cho riêng Bộ trưởng GD-ĐT, mà chính bản thân cử nhân cũng phải nhìn nhận lại mình.
Video đang HOT
“Hiện nay tình trạng thất nghiệp của sinh viên không phải chỉ vì lý do mà báo chí đã đưa tin. Không phải chỉ là do trình độ nhân viên kém, tiếng Anh “tệ”, kỹ năng tin học không “rành”…, nói chung hiện nay nguyên nhân chính là do việc kinh tế khủng hoảng toàn cầu. Ngay tại Hoa Kỳ hiện nay cũng đối đầu với tình trạng hàng ngàn tập đoàn giải thể,nhà nước ngân quỹ bị cắt giảm. Sinh viên Việt Nam dù là học trường công lập hay dân lập, có giỏi hay tệ đều có điểm giống nhau là tinh thần trách nhiệm làm việc hoàn toàn “không có”, chỉ muốn vào làm với tính cách “thăng tiến, nhảy vọt ” không tạo niềm tin cho doanh nghiệp nước ngoài khi giao nhiệm vụ quan trọng cho người Việt Nam… Vì vậy không thể chỉ “đổ lỗi” cho một mình Bộ trưởng GD-ĐT đuợc. Mà tất cả các bên có liên quan phải chịu trách nhiệm chung.” – Người gửi:Oanh Dao, email:oanhtodao@hotmail.com
“Đây không phải trách nhiệm của riêng Bộ trưởng.” – Người gửi:Trieutuandung, email:Ldhaquang@gmail.com
“Không phải vấn đề là giáo dục không tốt mà là bản thân mình thôi, sự trông chờ và dựa dẫm quá lớn của mỗi cá nhân, phải biết tự vận động và thích nghi với mọi hoàn cảnh chứ, cho dù có đi du học hay học trường nước ngoài thì cũng đáp ứng một lượng nhỏ tìm được việc thôi” – Người gửi: Lê Hoài Phương, email:tiendientu.com.vn@gmail.com
“Tôi biết rất nhiều công ty nước ngoài tuyển dụng và có mong muốn giới thiệu cho những người thân, bạn bè và những người quen nhưng ngặt một nỗi trình độ tiếng Anh của họ quá hạn chế.” – Người gửi:Lê Hoài Anh, email:samelec01@gmail.com
“Không thể cái gì cũng đổ lỗi cho giáo dục, giáo dục không thể tìm việc được cho sinh viên ra trường được, mà đây nên đánh vào ý thức học tập thực của sinh viên. Một số sinh viên chỉ lo tới cái bằng cấp này bằng cấp nọ nhưng thực chất họ có cái gì.” – Người gửi:Thân Văn Thắng, email:thang.thanvan@yahoo.com
Thu Minh (tổng hợp)
Theo dân trí
Cử nhân đói dài vì thất nghiệp, hay thất nghiệp vì không sợ đói?
Khi tìm hiểu thực tế về tình trạng sinh viên đại học ra trường đói dài vì thất nghiệp tại Đà Nẵng, chúng tôi gặp một câu hỏi ngược: cử nhân đói dài vì thất nghiệp, hay thất nghiệp vì không sợ đói?
Rất nhiều cử nhân vừa tốt nghiệp không thể tìm ngay được việc làm đúng trình độ bằng cấp, ngành nghề (ảnh minh họa)
Ngành thừa cứ thừa, ngành thiếu cứ thiếu
Có thể nói giải quyết việc làm cho đối tượng sinh viên tốt nghiệp mới ra trường là một bài toán khó. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Đại học trở lên chiến tỷ lệ nhỏ trong tổng lượt nhu cầu lao động của các đơn vị tuyển dụng.
Theo thống kê của của ban Tổ chức Chợ việc làm Đà Nẵng (thuộc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội thành phố), trong năm 2012, có gần 1.400 đơn vị tham gia sàn giao dịch việc làm được tổ chức định kỳ 2 phiên/tháng, với tổng lượt nhu cầu lao động cần tuyển là gần 54 nghìn. Trong đó, nhu cầu lao động có trình độ Đại học (ĐH) chỉ có hơn 1.000 lượt, tỷ lệ chỉ có 6%; nhu cầu lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo hơn 65%.
Mỗi năm, trên địa bàn thành phố, chỉ riêng ĐH Đà Nẵng đã đào tạo ra hàng chục nghìn cử nhân, cộng thêm các trường khác, các trường ngoài công lập, số này phải lên đến vài chục nghìn.
Mức chênh lệch giữa số cử nhân vừa tốt nghiệp so với nhu cầu tuyển dụng lao động ở trình độ này quá lớn, dẫn tới con số cử nhân ra trường không có việc đúng ngành, đúng trình độ chắc chắn khá đáng kể. Đó là chưa kể các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ ĐH trở lên yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn An, Phó Giám đốc Sở lao động - Thương binh và Xã hội Đà Nẵng cho biết việc sinh viên ra trường không tìm được việc làm không đúng ngành, nghề thất nghiệp một phần do cán cân cung - cầu nguồn nhân lực chênh lệch. Có những ngành số lượng nhu cầu tuyển dụng ít so với lượng sinh viên ra trường mỗi năm và ngược lại.
Ví dụ như ngành Sư phạm, có khoảng 300 sinh viên ngành này tốt nghiệp ra trường, nhưng chỉ tiêu tuyển mới của ngành ở Đà Nẵng chỉ khoảng 15-20 người mỗi năm. Ngược lại, nhiều nơi cần công nhân kỹ thuật lành nghề, như nghề hàn, lương trả 8-10 triệu/tháng nhưng vẫn không tuyển được đủ người. Ngành thừa cứ thừa, ngành thiếu cứ thiếu.
Bằng cấp cao, xuất phát thấp chưa chắc là thất thế
Một thực tế nữa, theo ông An chia sẻ: có nhiều đơn vị tuyển dụng nhân lực có trình độ cao nhưng không tuyển được vì ứng viên có đủ bằng cấp nhưng lại không đạt yêu cầu về chất lượng nhân lực để qua được các vòng phỏng vấn, thử việc.
Thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng là một điểm trừ rất lớn đối với sinh viên mới tốt nghiệp khi tìm việc làm.Điều này, qua trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Pháo, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng cho rằng có một phần nguyên nhân, nhưng không thể đổ lỗi hết cho các trường đào tạo. Tại sao cùng học trường đó, lớp đó, nhưng có bạn vừa ra trường lại tìm được việc ngay bằng chính năng lực của mình, còn bạn khác thì không.
Việc trao dồi, tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức thực hành để có thể áp dụng trong công việc thực tế chính vẫn là do bản thân người tìm việc. Theo ông Nguyễn Pháo, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng: sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn có thể tìm được việc làm nếu chọn nghề hợp sức (nghĩa là công việc tương đối phù hợp với khả năng và có thu nhập), thay vì cứ đợi tìm cho được công việc hợp ý (chọn địa điểm công ty, ngành nghề... theo sở thích của mình)
Thử quan sát qua các phiên chợ việc làm, thường những ứng viên cần thu nhập sẽ chấp nhận vị trí tương đối phù hợp, thậm chí công việc chưa tương xứng với trình độ được đào tạo. Còn những người chưa bức bách cần tiền để trang trải cuộc sống đắt đỏ ở thành phố vì có "nhà tài trợ" như gia đình...thì thong thả, kiên trì chờ việc hợp ý hơn. Vậy phải đặt ra câu hỏi ngược là cử nhân đói dài vì thất nghiệp, hay thất nghiệp vì không sợ đói?
Nhiều người chê công việc không xứng trình độ, lương thấp nhưng bằng cấp cao, xuất phát thấp chưa hẳn là thất thế. Chắn hạn anh có bằng kỹ sư cơ khí, nhưng ra trường khó mà được người ta giao việc ngay vì anh thiếu kinh nghiệm. Vậy tại sao không thử xin vào làm công nhân cơ khí, thay vì mất thời gian dài chờ cho được việc đúng trình độ, thì anh có thời gian tích lũy kiến thức thực hành, quan sát công việc của các kỹ sư qua thực tế. Khi đã có kinh nghiệm thực tế như vậy thì chắc chắn cơ hội tìm được việc đúng ngành, đúng trình độ sẽ cao hơn.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Vẫn biết rằng không nên "ép" trẻ học chữ trước, nhưng... Hàng trăm độc giả đã gửi ý kiến chia sẻ quanh việc cho trẻ đi học chữ trước khi vào lớp 1. Nhiều độc giả có chung quan điểm rằng không nên cho trẻ đi học trước, tuy nhiên không ít gia đình vẫn phải "cố" cho con đi học chữ vì một số nguyên nhân... Bé gái tên Vân (nhà ở Q.12,...