Cú hích thay đổi diện mạo giáo dục đại học
Hiện có khoảng 40 cơ sở GDĐH tại Việt Nam tham gia vào Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN), với khoảng 100 chương trình đào tạo (CTĐT) đạt chuẩn AUN-QA trong tổng số khoảng 120 thành viên của tổ chức này.
Đoàn chuyên gia AUN khảo sát đánh giá CTĐT tại LHU (2019). Ảnh: NVCC
Đạt chuẩn kiểm định CTĐT theo chuẩn AUN-QA là một trong những lựa chọn mà trọng tâm nhằm nâng cao vị thế, khẳng định chất lượng đào tạo của các cơ sở GDĐH trong khu vực ASEAN và thế giới. Tuy nhiên, để có được các chứng nhận đạt chuẩn AUN-QA là một quá trình không mấy dễ dàng.
Đích đến của trường đại học
Trường ĐH Quốc tế (HCMIU) – ĐHQG TPHCM, một trong 3 cơ sở GDĐH tại Việt Nam đạt chuẩn AUN-QA cấp cơ sở GD. Đồng thời, HCMIU có 12 CTĐT đạt chuẩn AUN-QA. Để có được thành quả này, nhà trường đã có lộ trình chuẩn bị kỹ lưỡng. Theo TS Trần Tiến Khoa – Hiệu trưởng HCMIU, việc chuẩn bị để thực hiện đánh giá các CTĐT của trường đều xuất phát từ quan điểm chất lượng là ưu tiên hàng đầu khi thiết kế và xây dựng CTĐT.
Chúng tôi xây dựng các kế hoạch đánh giá cụ thể trong chiến lược của nhà trường. Theo kế hoạch chiến lược trung hạn về bảo đảm chất lượng, hằng năm trường lập kế hoạch đánh giá cụ thể, từ đó đơn vị học thuật phụ trách CTĐT có chương trình đánh giá sẽ chủ động thực hiện tự đánh giá và các phòng chức năng liên quan phối hợp thực hiện. Khi văn hóa chất lượng được phổ biến và quán triệt trong toàn trường, việc triển khai đánh giá một CTĐT nào đó của trường đều thuận lợi…
TS Trần Tiến Khoa chia sẻ
Là thành viên của AUN từ năm 2014, đến nay Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE) có 14 CTĐT đạt chuẩn AUN-QA. Đây là thành quả cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể sư phạm nhà trường. Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng HCMUTE, nhà trường đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ năm 2013 trước khi tham gia đánh giá CTĐT theo AUN-QA.
CTĐT của trường được thiết kế theo CDIO (hình thành, thiết kế, thực hiện và vận hành ý tưởng) định kỳ rà soát và điều chỉnh (4 năm/lần), đồng thời triển khai đổi mới từ chuẩn đầu ra, khối lượng, nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá. Đội ngũ giảng viên ngày càng được trẻ hoá; số lượng giảng viên có chức danh phó giáo sư, học vị TS đã và đang tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, góp phần nâng cao uy tín khoa học của nhà trường.
“Chúng tôi xây dựng kế hoạch tổng thể lộ trình 5 năm (2016 – 2020) với mục tiêu 100% các CTĐT của trường sẽ được kiểm định hoặc đánh giá bởi các tổ chức đánh giá về đảm bảo chất lượng của khu vực cũng như thế giới. Trong đó, đặt ra mục tiêu mỗi năm có 3 – 4 CTĐT đánh giá theo AUN-QA, Phòng Đảm bảo chất lượng phối hợp với các khoa lập kế hoạch triển khai chi tiết, bồi dưỡng nhân sự, rà soát toàn bộ CTĐT và cơ sở vật chất” – PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng HCMUTE trao đổi.
Theo thống kê của AUN, đa phần các CTĐT, cơ sở GDĐH đạt chuẩn AUN-QA thuộc về các đơn vị công lập. Trường ĐH Lạc Hồng (LHU, Đồng Nai) được xem là cơ sở GDĐH tư thục đầu tiên của Việt Nam có 2 CTĐT đạt chuẩn đánh giá AUN-QA vào tháng 4/2019 là: Công nghệ thông tin và Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử .
Theo TS Lê Phương Trường – Trưởng phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng LHU, để tham gia đánh giá CTĐT theo chuẩn AUN-QA nhà trường đã chuẩn bị rất nhiều. Từ cử giảng viên tham gia tập huấn để hiểu về văn hóa của AUN-QA, tham gia các hội thảo chuyên đề liên quan đến AUN-QA… đến tập huấn phương pháp xây dựng CTĐT cho các khoa; tập huấn phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá phù hợp với chuẩn đầu ra.
Video đang HOT
Ảnh minh họa/ INT
Đồng thời, cơ sở vật chất cũng được đầu tư để đáp ứng phù hợp với phương pháp giảng dạy hiện đại như: Phòng học trang bị máy lạnh, kết nối wifi, bàn ghế có thể di chuyển được (khi giáo viên tổ chức hoạt động nhóm), các phương tiện nghe nhìn hiện đại, trang bị máy móc phục vụ sinh viên thực tập và nghiên cứu…
Ngành học đạt chuẩn AUN-QA thay đổi ra sao?
Một điều dễ nhận thấy là, các CTĐT trước và sau khi đạt chuẩn AUN-QA có sự thay đổi rất lớn. TS Trần Tiến Khoa cho biết: Để đạt chuẩn AUN-QA, HCMIU luôn chủ động tự đánh giá và cải tiến các CTĐT theo hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của trường theo định kỳ hàng năm.
“Việc tham gia đánh giá theo AUN-QA hoặc các chuẩn uy tín khác cũng là cơ hội để chúng tôi cải tiến chất lượng từ góc nhìn bên ngoài, từ các chuyên gia. Vì thế, các CTĐT của HCMIU được cải tiến một cách toàn diện, đáp ứng được nhu cầu phát triển không ngừng của xã hội” – Hiệu trưởng HCMIU chia sẻ và nhận định: “Uy tín cơ sở đào tạo đạt chuẩn kiểm định mang đến tín hiệu tích cực trong tuyển sinh, hợp tác quốc tế, cũng như thu hút giảng viên, nhà khoa học đến cộng tác, làm việc tại trường. Ngoài ra, các CTĐT đã được đánh giá/kiểm định giúp SV tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn, được chuyển tiếp, liên thông trong và ngoài nước”.
Ở khía cạnh đào tạo, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết: CTĐT, đề cương chi tiết, phương pháp giảng dạy và đánh giá SV được rà soát kỹ lưỡng, chuẩn hóa và thống nhất cho từng giảng viên tham gia giảng dạy chương trình. Đồng thời, nhà trường vẫn tiếp tục duy trì quyền tự do học thuật để thầy cô phát huy tối đa tinh thần đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy nhằm tạo ra những cải tiến đột phá giúp nhà trường tiến xa và tiến nhanh hơn trong thị trường giáo dục. Bên cạnh đó, Trường ĐH ảo UTEx và Big Data Center ra đời đáp ứng yêu cầu của thời đại số.
“Ngoài ra, chất lượng đội ngũ giảng viên và nhân viên hỗ trợ được rà soát, củng cố. Nhà trường có những định hướng bồi dưỡng nhân sự phù hợp nhằm chuẩn bị cho sự thay đổi mạnh mẽ của nền giáo dục 4.0. Số bài báo ISI của trường tăng mỗi năm 30%, ba năm liền đoạt giải Nhất SV nghiên cứu khoa học toàn quốc, 2 năm liền đại diện cho Việt Nam vào chung kết cuộc thi sáng tạo tại Singapore. Đồng thời, chất lượng đầu ra được chú trọng, trường triển khai thực thi các biện pháp hỗ trợ nâng cao tỷ lệ SV tốt nghiệp đúng hạn và tỷ lệ có việc làm đúng ngành sau khi ra trường…” – PGS.TS Đỗ Văn Dũng chia sẻ.
Kinh nghiệm tại LHU cho thấy, khi ngành học đạt chuẩn AUN-QA kèm theo những thay đổi lớn về phương pháp giảng dạy, từ truyền thống sang lấy người học làm trung tâm. Giảng viên không còn giữ vai trò truyền đạt kiến thức mà là hỗ trợ, tổ chức định hình việc học cho sinh viên. CTĐT thường xuyên cập nhật và điều chỉnh thông qua phản hồi của doanh nghiệp và cựu sinh viên.
TS Lâm Thành Hiển – Phó Hiệu trưởng thường trực LHU nhận định: “Kết quả mà trường đạt được trong kiểm định chương trình theo chuẩn AUN-QA chính là thông điệp về chất lượng, về cam kết và hiện thực hóa các cam kết của nhà trường với xã hội. Đồng thời, với 2 chương trình đạt chuẩn AUN-QA còn mang một giá trị mở đường, khẳng định mạnh mẽ chất lượng đào tạo của GDĐH ngoài công lập, trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội”.
AUN-QA chú trọng vào chất lượng đầu ra. Chính vì vậy, từ năm 2013 nhà trường đã tiến hành đổi mới triệt để phương pháp giảng dạy, đánh giá với blended teaching, học theo dự án, learning by making… Chất lượng đầu vào ngày càng tăng cùng chất lượng đầu ra vượt trội thu hút nhiều doanh nghiệp đến trường tuyển dụng trực tiếp nên SV HCMUTE có tỷ lệ việc làm thuộc nhóm cao. – PGS.TS Đỗ Văn Dũng
Công Chương (giaoducthoidai.vn)
Giáo dục nghề nghiệp cần được đầu tư chuẩn mực như giáo dục đại học
Đây là vấn đề được đặt ra tại Hội thảo Giáo dục 2019 về "Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế" diễn ra ngày 20/9 ở Hà Nội.
Hội thảo nêu lên các bất cập về chính sách đầu tư và tư duy quản lý đang khiến trường nghề gặp nhiều khó khăn cản trở, thậm chí không công bằng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Trường nghề loay hoay "lôi kéo" người học
Ngày 20/9, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo Giáo dục năm 2019 về "Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế".
Hội thảo nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể, rõ nét về thực trạng giáo dục nghề nghiệp hiên nay; tập trung phân tích kỹ nguyên nhân của thành công cũng như tôn tại; đặc biệt là đề xuất nhiều giải pháp phù hợp, khả thi và hiệu quả cho viêc phát triên giáo dục nghề nghiệp nước ta trong giai đoạn tới - giai đoạn mà Viêt Nam vươn lên mạnh mẽ trong phát triên đât nước và hôi nhâp quôc tê.
Ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, trong phần phát biểu khai mạc đã khẳng định, Đảng và Nhà nước ta luôn coi "phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu", "đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển", theo đó, phải ưu tiên để tạo dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, chủ trương này càng được thể hiện mạnh mẽ để giáo dục và đào tạo thực sự là đòn bẩy của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời là tiền đề quan trọng để tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: D.H
Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS. Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM - cho rằng, bất cập lớn nhất hiện nay là dường như giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đang bị tách rời ra khỏi hệ thống giáo dục cả nước. Thể hiện rõ nhất là ở khâu tuyển sinh đầu vào.
"GDNN tuyển sinh rất khó, phải loay hoay, chạy vạy đây đó để tìm cách lôi kéo sinh viên nghề. Ngay cả dữ liệu các em học sinh phổ thông tốt nghiệp đăng ký, Bộ GD&ĐT cũng làm riêng, hệ thống GDNN làm riêng, không chia sẻ cơ sở dữ liệu, vậy thì làm sao chúng ta liên kết với nhau?" - ông Dũng cho biết.
Cũng theo ông Dũng, việc quản lý hệ thống trường nghề thể hiện bất cập, chồng chéo. Cụ thể, cả nước có 6 trường đại học sư phạm kỹ thuật thì 3 trường trực thuộc Bộ GD&ĐT, 3 trường trực thuộc Bộ LĐ-TB&XH. "Chúng tôi buộc phải bỏ đào tạo giáo viên dạy nghề với một số nghề như ô tô, cơ khi, chỉ vì bị cho rằng các ngành nghề đó không có trong danh mục trường sư phạm. Trường đầu ngành, đầu tiên của đất nước đào tạo giáo viên dạy nghề mà phải từ bỏ đào tạo giáo viên dạy nghề, thử hỏi làm sao GDNN phát triển được?" - ông Dũng băn khoăn.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia tại hội thảo cũng chỉ ra rằng, một bộ phận xã hội vẫn chưa nhận thức đúng về vai trò quan trọng của GDNN trong đào tạo nguồn nhân lực. Tâm lý coi trọng bằng cấp vẫn còn. Việc định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT không đạt mục tiêu đề ra. Cơ cấu trình độ đào tạo trong GDNN vẫn còn chưa hợp lý, chủ yếu vẫn là đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, ngắn hạn (chiếm 75%), trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 25% trên tổng số tuyển sinh.
Chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhiều cơ sở GDNN chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, lĩnh vực cụ thể và yêu cầu của đổi mới cơ cấu kinh tế - xã hội. Việc gắn kết với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của doanh nghiệp chỉ được sử dụng, tuyển dụng lao động phải qua đào tạo nghề nghiệp ở tất cả các lĩnh vực lao động theo quy định của Luật GDNN...
Ảnh minh họa
Tiền đề để để giám sát thực hiện GDNN của Quốc hội
Tại hội thảo, bà Wendy Cunningham, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cho biết, đào tạo nghề rất quan trọng với mỗi quốc gia. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, ngoài chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm cũng phải được đề cao. Theo bà, hiện nhiều nhà đầu tư lớn đang đầu tư vào Việt Nam, dịch chuyển nhà máy sản xuất tới Việt Nam, do đó lao động Việt Nam càng cần phải được đào tạo nghề, bao gồm cả những kỹ năng.
Trong khi đó, hiện nay nhiều lao động Việt Nam chưa sẵn sàng tham gia chuỗi cung ứng lao động toàn cầu. Trình độ lao động Việt Nam hiện nay chưa có khả năng cạnh tranh cao, hơn 50% lao động trẻ mới chỉ có trình độ trung học, đó là thách thức lớn đối với nguồn nhân lực của Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải có chính sách phù hợp để thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực.
Bà Wendy Cunningham đưa ra đề xuất phát triể GDNN tại Việt Nam. Ảnh: D.H
"Một trong những vấn đề mà nhà đầu tư quyết định khi chọn quốc gia để đầu tư, đó chính là năng suất của người lao động. Đây là điều mà lao động Việt Nam đang kém cạnh tranh. Việt Nam phải nâng cao năng suất lao động", bà Wendy Cunningham khuyến cáo.
Để cải thiện tình trạng yếu kém trong GDNN tại Việt Nam, bà Wendy Cunningham đề xuất, đào tạo nghề phải theo yêu cầu của nhà tuyển dụng; phải bảo đảm tính công bằng trong phân bổ ngân sách Nhà nước cho GDNN; bảo đảm dịch vụ GDNN công; cơ sở đào tạo nghề phải bảo đảm chuẩn đầu ra cho người học, để bảo đảm họ ra trường là có thể làm việc.
Ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng - cho biết, qua giám sát cho thấy có 3 vấn đề mấu chốt trong GDNN: Hệ thống cơ chế, chính sách; Chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN.
Theo ông, 3 vấn đề này giải quyết tốt mới tác động mạnh mẽ đến vấn đề thứ tư là tâm lý xã hội, thể hiện trong xu thế lựa chọn GDNN. "Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học là 4 khối trong hệ thống giáo dục quốc dân cần được đánh giá và coi trọng ngang nhau mới có thể tạo thành một chỉnh thể GD&ĐT. Đến lúc GDNN cũng phải được đầu tư chuẩn mực như giáo dục đại học" - ông Bình khẳng định.
Ông Bình đồng thời nhấn mạnh, kết quả Hội thảo sẽ góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho Quốc hội trong việc thực hiện chức năng giám sát và quyết định chính sách phát triển GDNN.
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ LĐTBXH, tính đến ngày 31/12/2018, cả nước có 1.954 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gôm: 394 trường cao đẳng (307 trường công lập; 83 trường tư thục; 4 trường có vôn đầu tư nước ngoài), 515 trường trung câp (295 trường công lập; 219 trường tư thục; 1 trường có vôn đầu tư nước ngoài), 1.045 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (697 trung tâm công lập; 346 trung tâm tư thục; 2 trung tâm có vôn đầu tư nước ngoài).
D.Hà
Theo phunuvietnam
Kiểm định giáo dục Đại học: Vẫn chưa đi cùng chất lượng thực tế? Thống kê mới nhất của Vụ GDĐH (Bộ GD&ĐT), cả nước đã có 123 cơ sở GDĐH và 5 trường CĐSP đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDĐH của Việt Nam, chiếm khoảng 52% tổng số các trường ĐH, học viện trong cả nước. Có 7 trường ĐH được nước ngoài đánh giá và công nhận...