CPI hạ nhiệt trong tháng 8
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI tháng 08/2019 tăng 0,28% so với tháng trước và tăng 2,26% so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh minh họa
Có 8/11 nhóm hàng tăng giá trong tháng vừa qua, trong đó nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,24%, thấp hơn hẳn mức tăng 0,87% của cùng kỳ năm 2018.
Đây cũng là nguyên nhân giúp chỉ số CPI hạ nhiệt từ mức 2,44% trong tháng 7 xuống còn 2,26% trong tháng 8. Lạm phát lõi cũng giảm nhẹ trong tháng vừa qua, xuống mức 1,95%.
Hai nhóm hàng tăng giá mạnh nhất trong tháng 8 là thuốc và dịch vụ y tế (tăng 2,81%) và giáo dục (tăng 0,57% do một số địa phương tăng học phí năm học mới).
Video đang HOT
Các nhóm hàng khác như nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,33%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,09%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,03%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,14%.
Ba nhóm có chỉ số giá giảm là: giao thông giảm 0,46%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,06%; bưu chính viễn thông giảm 0,05%
Theo bà Trần Hải Yến, Chuyên viên phân tích vĩ mô Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lạm phát vẫn đang trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Tuy nhiên, điều đáng quan ngại nhất về lạm phát trong 4 tháng cuối năm vẫn là rủi ro liên quan đến giá nhóm hàng thịt lợn do dịch bệnh có thể khiến nguồn cung khan hiếm.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, xu hướng giá cả các loại hàng hóa cơ bản trên thế giới không có nhiều áp lực tăng do kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại sẽ là nhân tố giúp kiểm soát lạm phát.
BVSC dự báo mức lạm phát trung bình cho cả năm 2019 sẽ ở mức 3-3,5%.
Theo 24h
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tăng đều
Cục Thống kê TP Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 trên địa bàn TP tăng 0,24% so với tháng trước. Tính bình quân 4 tháng đầu năm 2019, chỉ số này tăng 4,06% so với cùng kỳ năm 2018.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 trên địa bàn thành phố tăng 0,24% so với tháng trước.
Cụ thể, trong tháng 4, có 7/11 nhóm hàng có chỉ số tăng so tháng trước, trong đó, cao nhất là nhóm giao thông tăng 4%, chủ yếu do trong tháng giá xăng dầu tăng 2 lần. Nhóm có chỉ số tăng cao thứ 2 là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,63%, do giá gas tăng, giá dầu hỏa tăng, giá điện tăng kéo theo một số vật liệu xây dựng như sắt thép tăng. Các nhóm còn lại có chỉ số tăng nhưng không đáng kể.
Trong khi đó, có 3/11 nhóm hàng có chỉ số giảm so tháng trước là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,82% do giá một số loại lương thực, thực phẩm giảm như gạo, thịt gia súc tươi sống, một số loại rau củ...; đồ uống và thuốc lá giảm 0,23%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,2%.
Cũng trong tháng 4, nhóm lương thực giảm 0,23% so với tháng trước. Giá gạo và giá khoai lang đều giảm, giá gạo tẻ ngon giảm 0,54%; gạo nếp giảm 1,18%, giá gạo tẻ thường ổn định. Giá khoai lang giảm 8,85%. Giá gạo, khoai giảm nhiều do sản lượng trồng và thu hoạch lớn nên nguồn cung dồi dào.
Trong tháng nhóm thực phẩm tiếp tục giảm 1,2% so với tháng trước, do hầu hết các mặt hàng trong nhóm có quyền số cao giảm như giá thịt gia súc tươi sống giảm 2,32%, chủ yếu do giá thịt lợn giảm 3,21%, thịt bò tăng nhẹ 0,04%.
Dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp nên người tiêu dùng còn e ngại, hạn chế sử dụng thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn, chuyển sang các loại thực phẩm khác như gà, thủy hải sản khiến cho giá các loại thực phẩm này tăng (nhóm thịt gia cầm tươi sống tăng 0,12%, thủy hải sản tươi sống tăng 0,34% so với tháng trước).
Nhóm hàng tiêu dùng, một số mặt hàng trong nhóm may mặc tăng nhẹ do nhu cầu mua sắm đồ dùng cho mùa hè tăng khiến cho nhóm may mặc tăng 0,05% so với tháng trước. Nhóm đồ dùng gia đình cũng tăng 0,23% so với tháng trước do trong nhóm một số mặt hàng như quạt điện, đèn điện và dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng máy điều hòa tăng...
Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng có chỉ số tăng 0,63% so tháng trước do giá gas, giá dầu hỏa tăng. Giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng tại thời điểm 2/4/2019 và 17/4/2019 khiến cho nhóm xăng dầu tăng 9,88% so với tháng trước. Đây là yếu tố tác động làm chỉ số giá nhóm giao thông tăng 4% so với tháng trước.
Báo cáo của Cục thống kê thành phố cũng cho thấy, chỉ số giá vàng giảm 0,68% so với tháng trước. Giá vàng 99.99 bán ra trên thị trường tư nhân phổ biến ở mức 3.672 nghìn đồng/chỉ. Giá USD của các ngân hàng tháng này cũng giảm nhẹ 0,01%. Giá USD bán ra của ngân hàng ngoại thương có giá bình quân là 23.251 đ/USD.
Theo congluan.vn
Thấy trời nóng, bà nội lén cho cháu gái 3 tháng tuổi uống thứ đồ uống cấm kị với trẻ sơ sinh Dù đã một lần được nhắc nhở rằng không nên cho cháu uống nhưng người bà vẫn cho rằng trời nóng, cháu cần phải uống nước để làm mát cơ thể. Bà nội "lén" cho cháu 13 tuần tuổi uống nước Câu chuyện được một người mẹ đăng tải trên diễn dàn làm cha mẹ Mumsnet. Cô cho biết, con gái mình mới...