CP – Telco: Cuộc chiến dài hơi mà… hụt hơi
Từng là chủ đề nóng trong nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo, sự hợp tác cộng sinh giữa nhà cung cấp dịch vụ nội dung (Content Provider CP) và nhà mạng vẫn tiềm ẩn những vấn đề khó giải, dẫn tới những hệ luỵ xấu tới nền công nghiệp nội dung số.
Bị nhà mạng ép, nhiều CP túng quá… hoá liều.
Trong đợt thanh tra gần đây nhất của Bộ TT&TT kết hợp nhà mạng, có tới hàng chục đầu số nhắn tin ngắn thuộc dải 6xxx, 8xxx bị thu hồi với lý do các nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CP) vi phạm nghiêm trọng các quy định về kinh doanh nội dung số, tin nhắn rác.
Việc làm trên một mặt cho thấy các CP vẫn đang cố lách luật để kiếm tiền theo kiểu “vơ bèo gạt tép” từ phía người dùng, bất chấp thủ đoạn nếu không muốn nói là lừa đảo, thì qua đó còn tiềm ẩn nhiều vấn đề xung quanh mối quan hệ CP – nhà mạng.
Một đại diện CP đang kinh doanh dịch vụ nội than thở: “Kinh doanh đầu số ngắn giờ hết thời rồi. Thị phần khống chế thì nằm trong tay một vài CP lớn, đầu số quen thuộc thì có cả CP của telco (những nhà cung cấp nội dung do chính nhà mạng lập ra) mà nội dung thì rất khó để đột phá, hoàn toàn bão hoà nên không thể sống nổi chứ đừng nói cạnh tranh”.
Một điều dễ thấy là nội dung số hiện nay trên thị trường có các mảng dịch vụ chính gồm: SMS based – vốn đang chiếm gần 70% thị phần với các dịch vụ xổ số, tư vấn hay tương tác bình chọn Nhạc chờ Game và một vài nội dung trên nền 3G băng rộng.
Từng là miếng mảng đem lại doanh thu lớn, hiện nay các dịch vụ giá trị gia tăng nền SMS đang ở ngưỡng bão hoà. CP mới nếu muốn kinh doanh buộc phải dùng đủ chiêu trò để moi tiền người dùng bằng các cách thức thô thiển, từ việc “mơi” khách nhắn tin cho tới lừa người dùng ấn vào các đường dẫn thanh toán qua wapush.
Thậm chí với dịch vụ xổ số, có CP còn thẳng thừng chia sẻ nếu không làm lô đề, soi cầu thì cầm chắc lỗ bởi việc nhắn tin trả kết quả xổ số hàng ngày gần như không đem lại doanh thu hoặc doanh thu rất ít và bắt buộc phải “làm láo”, mặc dù thừa biết rằng sẽ bị “trảm” nếu Bộ TT&TT sờ gáy.
Thậm chí đã có giai đoạn CP nắm được kẽ hở của nhà mạng trong việc thanh toán qua đầu số nên đã mua SIM rác về tự tải bài hát/nội dung mình đang kinh doanh trên chính nhà mạng này để từ đó đàng hoàng moi tiền CP dựa trên tỷ lệ ăn chia đã thoả thuận.
Video đang HOT
Giám đốc một công ty cung cấp dịch vụ nội dung cho hay: “Lấy ví dụ bạn nhắn tin bình chọn tới đầu số của cuộc thi Bước nhảy hoàn vũ với mức giá 5000 đồng/tin thì trên thực tế đơn vị quản lý dịch vụ, hệ thống chỉ thu về xấp xỉ 2000 đồng, phần còn lại nhà mạng “ẵm trọn”".
Tương ứng với đó, các dịch vụ đầu số từ 80xx đến 87xx với mức giá từ 500 đồng đến 15000 đồng thì thực chất các nhà cung cấp dịch vụ nội dung chỉ thu về được giỏi lắm là 30-35% số tiền này.
Cán cân ăn chia bất công luôn là vấn đề nhạy cảm mà CP hoặc ngậm đắng nuốt cay chịu thiệt hoặc chấp nhận… bỏ nghề, bởi cuộc chơi nội dung số quá khắc nghiệt và thiếu đi những yếu tố điều tiết bởi nhà mạng Việt Nam đang nắm quyền gần như tuyệt đối.
Cần kích cầu CP bằng tỷ lệ tốt để người dùng tiếp cận được những nội dung chất lượng cao
Ăn chia – bài toán khó giải CP – Telco>
Không thể phủ nhận rằng giai đoạn 2012 – 2015 sẽ là cao trào của các dịch vụ giá trị gia tăng nền di động, đồng nghĩa với việc sẽ phát sinh hàng chục nghìn tỷ đồng doanh thu từ các dịch vụ này.
Nhưng trên thực tế, số % vào túi CP là không nhiều và chẳng đủ để tái đầu tư và phát triển nội dung có chất lượng cao trong cuộc chơi đầy tham vọng này.
Trong một buổi toạ đàm gần đây với sự tham dự của Bộ TT&TT, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam, cán cân ăn chia giữa CP và nhà mạng lại được thổi bùng lên với những ý kiến trái chiều, mà nhìn phía nào cũng thấy… đều đúng.
CP mong muốn Bộ TT&TT sớm có dự thảo trong Nghị định sắp ban hành về tỷ lệ ăn chia với nhà mạng, trong đó quy định rõ các mức để tránh tình trạng bất công và mập mờ như hiện nay với tỷ lệ 40-60 hay 30-70, phần hơn thuộc về mình. Trong khi đó, phía nhà mạng lại cho rằng, các tỷ lệ này hoàn toàn nằm ngoài khuôn khổ nghị định bởi lẽ việc thoả thuận trong kinh doanh là sự linh hoạt và điều tiết bởi thị trường và dưới các hình thức đàm phán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp chứ không thể can thiệp bởi chính sách.
Đại diện một CP cho biết: “Nhà mạng luôn lấy lý do họ phải đầu tư hạ tầng nên đòi ăn chia tỷ lệ cao, nhưng thực tế những hệ thống backend như Ringbacktone (nhạc chờ), Mobile Internet thì đều là những hệ thống bắt buộc phải đầu tư, dù có hay không CP tham gia vào làm nội dung. Nếu nhà mạng muốn, các CP sẵn sàng chấp nhận đầu tư hạ tầng dịch vụ giá trị gia tăng một phần hoặc toàn phần để hưởng mức ăn chia cao hơn”.
Với chi phí tối thiểu xấp xỉ 30 triệu đồng/tháng cho một đầu số nhắn tin ngắn 6xxx, 7xxx, 8xxx, nhiều CP ngoài việc kinh doanh nội dung số trên đầu số của mình thì còn phải cho thuê lại đầu số tới các CP nhỏ hơn, chấp nhận đứng giữa ăn chia nhưng không mất công tổ chức sản xuất nội dung. Tuy nhiên, phương án kinh doanh này đôi khi trở thành thất sách khi các đơn vị thuê đầu số sử dụng để phát tán tin nhắn rác hay nội dung vi phạm quy định, dẫn tới công ty chủ quản đầu số bị phạt nặng, đầu số bị thu hồi.
Mặt khác, mỗi nhà mạng lại có các công ty CP riêng hoặc do chính nhà mạng đó tổ chức hoặc là CP “sân sau”. Những CP này đương nhiên có được những đặc quyền về kết nối, đối soát hay thậm chí là tỷ lệ ăn chia tốt hơn.
Ngoài việc đối mặt với tỷ lệ ăn chia không công bằng, quá trình đối soát sản lượng, thu hồi công nợ cũng là một vấn đề nan giải mà khi hỏi đến bất kỳ giám đốc CP nào cũng đều lắc đầu cười trừ.
Ngoài việc phải có quan hệ tốt với lãnh đạo nhà mạng, phòng kế toán, phòng đối soát, nhiều CP thậm chí còn phải lót tay cho một vài cán bộ để được nhận số tiền mình đáng được hưởng, hay đỡ bị hạch sách khi nộp bản đối soát doanh thu hàng tháng, mà số tiền “đi đêm” đó đôi khi không có mức cụ thể, thậm chí là tính bằng 5-10% doanh thu kinh doanh dịch vụ nội dung, tức là có thể lên đến vài chục triệu đồng/tháng mỗi CP.
Đứng ở góc độ khách quan, có thể thấy rõ tương lai của ngành công nghiệp nội dung số trên di động sẽ rất khó có đột phá nếu như vòng kìm kẹp của nhà mạng còn quá lớn như hiện nay.
Doanh thu có thể vẫn đều đều nhưng nó sẽ chỉ là tiền từ túi này qua túi kia của nhà mạng, còn CP – vốn là các đơn vị cần sự kích thích sáng tạo, đem lại những nội dung mới mẻ cho người dùng thì lần lượt “bật bãi” hoặc chuyển hướng kinh doanh những dịch vụ ít bị nhà mạng khống chế hơn.
Theo vietbao
Thúc đẩy ứng dụng Internet di động cho nông thôn
Ngoài hạ tầng, thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức về ICT cũng như các dịch vụ Internet cho vùng nông thôn. Ảnh: Internet
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tăng cường mở rộng truy cập băng rộng tới nông thôn, nâng cao nhận thức về ICT và kỹ năng đọc viết điện tử cũng như khuyến khích phát triển các dịch vụ, ứng dụng Internet di động cho cộng đồng nông thôn.
Tại Hội thảo "Chiến lược phát triển mạng băng rộng và các ứng dụng cho nông thôn Việt Nam" ngày 13/6, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho rằng, mặc dù việc phát triển cơ sở hạ tầng mạng băng rộng và các ứng dụng cho nông thôn trong thời gian tới là môt trong các vấn đề trọng tâm trong Quy hoạch phát triển Viễn thông Quốc gia đến năm 2020, trong đó xác định từ nay đến năm 2020, Chính phủ sẽ dành các nguồn lực thích đáng cho việc phát triển viễn thông công ích (khoảng 14 nghìn tỷ đồng, tương đương 700 triệu USD), chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng quốc gia (khoảng 120 nghìn tỷ đồng, khoảng 6 tỷ USD)....
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, một trong những nguyên nhân hạn chế và yếu kém của việc phát triển hạ tầng thông tin chưa đi đôi với quản lý, sử dụng hiệu quả đó là việc nguồn lực đầu tư vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, chưa huy động được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước.
Do đó, Thứ trưởng hi vọng rằng qua Hội thảo, Ngân hàng Thế giới sẽ giúp Việt Nam tìm kiếm mô hình hiệu quả trong việc phát triển băng rộng nông thôn như các mô hình hợp tác công tư (PPP), mô hình kinh doanh dịch vụ thuê ngoài (BPO)...đã và đang được ứng dụng thành công tại một số nước trên thế giới.
Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam thời gian qua được đầu tư công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng khắp trên cả nước, băng thông kết nối quốc tế đạt 500 Gbps, đã cung cấp được nhiều loại hình băng rộng như 3G, IPTV, truyền hình theo yêu cầu...Truyền dẫn cáp đồng và cáp quang được triển khai tại địa bàn 63/63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 692 đơn vị hành chính cấp huyện (đạt 99%) và 10.655 đơn vị cấp xã có truyền dẫn cáp quang đạt 95,5%.. Tổng số trạm BTS đang hoạt động trên toàn quốc là 71.534 trạm, trong đó 39% số trạm phân bố ở khu vực thành thị, 61% trạm phân bố ở nông thôn.
Tính đến cuối năm 2011, tỷ lệ người dân sử dụng Internet chiếm 35% với tỷ lệ tăng trưởng trung bình là 10,88%. Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet đạt 12,84 /100 hộ dân. Cả nước có khoảng 10,2 triệu thuê bao điện thoại cố định và 120 triệu thuê bao di động, trong đó có 16 triệu thuê bao di động
Theo vietbao
Bảo mật dữ liệu cá nhân an toàn hơn 58% người dùng khi sử dụng mật khẩu để đăng nhập vào các dịch vụ trực tuyến đều lo ngại bọn tội phạm mạng sẽ lấy cắp các dữ liệu trực tuyến của mình. Có 15% người được phỏng vấn cho biết họ thường dùng máy tính bảng để mua hàng hóa bằng thẻ tín dụng trực tuyến, làm việc với các hệ...