Cần địa phương ‘điểm’ về Phần mềm nguồn mở
Cần hình thành nên các cộng đồng phần mềm nguồn mở và ưu tiên xây dựng, hình thành nên một số địa phương, bộ ngành trọng điểm về ứng dụng Phần mềm nguồn mở”, ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT hiến kế tại Hội thảo về “Ứng dụng PMNM trong cơ quan nhà nước” diễn ra ngày 15/6 tại Hà Nội.
Theo ông Tuyên, thời gian qua, các sản phẩm, giải pháp nguồn mở đã được sử dụng nhiều hơn trong khối cơ quan nhà nước, chẳng hạn như việc các cổng/trang thông tin điện tử, quản lý văn bản và điều hành, Một cửa điện tử cấp huyện, hệ thống thư điện tử… đã được phát triển trên nền mã nguồn mở.
Tính tới thời điểm này, đã có 46/63 địa phương đã triển khai cài đặt, đào tạo, sử dụng phần mềm nguồn mở, chủ yếu là tập trung đào tạo cán bộ chuyên trách về CNTT để tạo nguồn nhân lực hỗ trợ ứng dụng. Hiện tổng số lượt người được đào tạo đã lên tới hơn 7300 người.
Một số địa phương đã mạnh dạn bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương cho phần mềm nguồn mở, điển hình như Quảng Nam khi tỉnh này có tới 90% trang thông tin điện tử của Cơ quan Nhà nước trên nền nguồn mở, đồng thời triển khai phần mềm một cửa điện tử, trường học điện tử trên nền nguồn mở.
Một địa phương khác là Bắc Giang, theo ông Tuyên, cũng đang có tới 6 cơ quan nhà nước sử dụng trang thông tin điện tử xây dựng trên nền nguồn mở Joomla, và 2 huyện, 3 sở đang sử dụng phần mềm một cửa điện tử dựa trên nền nguồn mở Drupal.
Không chỉ các địa phương mà nhiều Bộ, ngành như Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước cũng đã triển khai phần mềm nguồn mở để phục vụ quản lý điều hành và cung cấp một số dịch vụ công.
“Hình thành nên những địa phương điểm về ứng dụng kiểu này sẽ góp phần tạo ra một cộng đồng phần mềm nguồn mở mạnh tại Việt Nam và tạo được thói quen cho người dân, cũng như công chức nhà nước sử dụng phần mềm nguồn mở”, ông Tuyên phân tích.
Tại Hội thảo, nhiều giải pháp để thúc đẩy PMNM trong cơ quan Nhà nước cũng đã được các chuyên gia tư vấn, đề xuất. Một trong số đó chính là việc xác định đúng hướng đi cho phần mềm nguồn mở tại Việt Nam, nên theo hướng ứng dụng máy trạm, máy chủ, ứng dụng nghiệp vụ chuyên ngành, nguồn mở nhúng trên thiết bị hay cả bốn hướng trên.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, việc sử dụng PMNM có nhiều ưu điểm rõ rệt như tiết kiệm được chi phí mua phần mềm nguồn đóng (thường là rất cao), hạn chế tình trạng sử dụng phần mềm lậu, vi phạm bản quyền phần mềm mà chất lượng giải pháp lại ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, PMNM sẽ khó thay thế được những phần mềm hoặc giải pháp có tính quá chuyên sâu, phức tạp.
Ông Tuyên cũng chỉ ra một thực tế là số lượng các doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ, cung cấp giải pháp PMNM hiện nay còn khá ít, mới có trên dưới 30 tổ chức. Đại đa số đều có quy mô nhỏ, tiềm lực hạn chế và sự liên kết với nhau còn thiếu chặt chẽ.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng cần ưu tiên bố trí kinh phí cho việc triển khai ứng dụng và phát triển PMNM từ cả ngân sách trung ương lẫn địa phương, hoàn thiện cơ chế tài chính cho PMNM để gỡ bỏ “nút thắt” tài chính cho xu hướng này. Ngoài ra, giải pháp công – tư kết hợp (PPP) cũng được nhiều người cho rằng sẽ giúp thúc đẩy phát triển và ứng dụng PMNM tại Việt Nam.
Theo vietbao
"Nhà hộ sinh ế, lỗi do bệnh viện phụ sản"
Bác sĩ các nhà hộ sinh tại Hà Nội cho rằng bệnh viện phụ sản đã quá "tham" kéo tất cả sản phụ đến dù quá tải còn lãnh đạo bệnh viện phàn nàn nhà hộ sinh không chịu hợp tác để trở thành vệ tinh.
Cán bộ một nhà hộ sinh cho rằng, các cơ sở tuyến dưới vắng khách một phần do hạn chế của cơ sở vật chất và trang thiết bị cấp cứu sản khoa. Tuy nhiên, nguyên nhân theo bà, cũng tại các bệnh viện tuyến trên sẵn sàng nhận tất cả sản phụ và tìm mọi cách kéo bệnh nhân về, dù không ngừng kêu quá tải.
"Nếu theo cơ chế trước đây, bệnh nhân phải khám chữa đúng tuyến hoặc nhà hộ sinh được trang bị phòng mổ và mời bác sĩ tuyến trên về mổ cấp cứu khi có trường hợp khẩn cấp, thì có thể khắc phục được tình trạng trên", bà bộc bạch.
Trao đổi với TS, một cán bộ Bệnh viện phụ sản Hà Nội giải thích, việc sản phụ và người nhà chuộng các bệnh viện chuyên khoa tuyến trên là tâm lý thông thường, dễ hiểu. "Ai cũng muốn đến nơi chất lượng tốt nhất, trong khi sinh đẻ là việc hệ trọng, mỗi gia đình lại sinh ít con", vị này nói.
Ông cũng thừa nhận: "Bệnh viện nào cũng muốn hút bệnh nhân, điều đó không chỉ liên quan đến vấn đề tài chính, mà còn thể hiện uy tín của mình. Chúng tôi luôn cố gắng mở rộng, làm mọi cách để đáp ứng cao nhất nhu cầu của người bệnh".
Sản phụ chờ sinh và người thân tại nhà hộ sinh A (Ngô Quyền, Hà Nội). Ảnh: Minh Thùy.
Đồng quan điểm này, một lãnh đạo Bệnh viện phụ sản Trung ương cũng cho rằng: "Rõ ràng, bác sĩ làm việc tại các cơ sở tuyến dưới cũng được đào tạo bài bản, nhưng như người thợ lâu không thực hành, tay nghề có thể mai một đi", ông nói.
Vị lãnh đạo này cũng nói rằng muốn xây dựng nhà hộ sinh các bệnh viện vệ tinh để giảm tải cũng có nhiều khó khăn bởi cơ chế còn nhiều trói buộc.
"Bản thân nhà hộ sinh có vẻ cũng không muốn hợp tác. Mấy năm trước, khi bắt đầu xây dựng cơ sở mới trong khuôn viên bệnh viện, chúng tôi muốn thuê một phần của một nhà hộ sinh trong hai năm nhưng họ không đồng ý, với lý do sợ tất cả bệnh nhân tới đây khám sẽ dồn lên khu vực của bệnh viện phụ sản và không ai còn vào nhà hộ sinh nữa", lãnh đạo Bệnh viện phụ sản Trung ương kể.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mộng Anh, Trưởng Nhà hộ sinh Ba Đình, đúng là tâm lý các bà bầu luôn lo lắng, lúc nào cũng sợ sẽ đẻ khó. "Hầu như ai đến khám thai cũng hỏi "ở đây có mổ được không" và khi biết không thì họ đi ngay, vì muốn tới bệnh viện tuyến trên cho chắc ăn, sợ sau phải chuyển viện".
Tuy nhiên, theo bác sĩ Anh, tỷ lệ các ca đẻ khó ở nhà hộ sinh không nhiều. Thực tế, tại các nhà hộ sinh ở Hà Nội hầu như không xảy ra các ca tai biến gây hậu quả, trừ những trường hợp bất khả kháng. "Chúng tôi bao giờ cũng rất coi trọng việc tiên lượng, theo dõi sát sao bệnh nhân, nếu thấy ca nào khó là cho chuyển viện ngay", bà Trưởng Nhà hộ sinh Ba Đình bày tỏ.
Không ít người từng tới khám và đẻ ở nhà hộ sinh thì thể hiện thái độ hài lòng, vẫn chọn nơi đây để vượt cạn lần hai.
Đến đăng ký sinh ở Nhà hộ sinh A (Ngô Quyền, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Nhu (Bồ Đề, Gia Lâm) cho biết, các em dâu của chị từng đẻ tại đây, ai cũng rất hài lòng vì được bác sĩ theo dõi sát sao, nữ hộ sinh hướng dẫn tận tình, chu đáo, chi phí lại rất rẻ, chỉ khoảng 500.000-700.000 đồng.
"Họ hàng nhà tôi cứ sinh nở là vào đây, chứ ngại chen chúc xếp hàng ở các bệnh viện phụ sản", chị Nhu nói.
Còn chị Tuyết, 46 tuổi, nhà ở phố Xã Đàn, ra đời tại Nhà hộ sinh A. Ngày nay các con của chị cũng được sinh ở nơi này. "Tôi vào bệnh viện sản khám mấy lần rồi, đợi chờ mòn mỏi, chen nhau, muốn nhanh hơn thì lại tốn tiền dịch vụ mà cũng chỉ được khám có vài phút, chẳng dám hỏi gì thêm bác sĩ", người phụ nữ nói.
Nựng nịu cô cháu gái vừa chào đời tại Nhà hộ sinh Đống Đa, bà Ngát (ngõ Đoàn Kết, Khâm Thiên) cũng bày tỏ: "Con gái, con dâu tôi đều sinh ở đây, rất tốt, phòng ốc rộng rãi, người nhà vào lúc nào cũng được".
Chị My, con dâu bà - nhân viên văn phòng tại một công ty thiết bị vệ sinh - ban đầu cũng không muốn vào nhà hộ sinh đẻ, vì "mọi người ở cơ quan đều vào bệnh viện lớn hết". Cuối cùng, chị lại chọn nhà hộ sinh sau vài lần khám tai.
"Đau đẻ, bác sĩ nhẹ nhàng dặn dò và bảo "cố chịu, đừng kêu la nhiều mà mất sức" rồi hướng dẫn cách thở, cách rặn. Sinh xong, chị y tá hỏi có lạnh không rồi lấy chăn đắp cho, sau đó còn pha cho mình một cốc sữa nóng, cảm động lắm", chị My chia sẻ.
Tại các diễn đàn phụ nữ trên mạng, những chủ đề chia sẻ kinh nghiệm sinh tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội thường dài cả trăm trang và được rất đông đảo chị em tham gia. Trong một vài toppic nhỏ, thành viên băn khoăn có nên sinh ở nhà hộ sinh thì nhận được nhiều lời bàn ra, như "nên cố một tí lên viện lớn đẻ cho yên tâm. Ở đó bác sĩ chuyên môn cao, xử trí nhanh nên đỡ lo" "giờ đẻ cũng chỉ 1-2 lần thôi, nếu không dư dả lắm thì cũng lên các bệnh viện phụ sản mà đẻ ở khu thường, chịu khó chật chội một tí".
Một giáo sư đầu ngành về sản phụ khoa đã nghỉ hưu cho rằng, từ trước tới nay, việc quản lý thai và đỡ đẻ tuyến cơ sở làm rất tốt. Những bà đỡ dày dặn kinh nghiệm có thể xử lý cả những ca sinh khó. Về sau, do cơ chế về y tế và tâm lý người bệnh, những cơ sở sản khoa tuyến dưới đang dần bị lãng quên.
Theo ông, hiện nay phụ nữ quan tâm tới sức khỏe nhiều hơn, việc chăm sóc thai kỳ cũng được chú ý, tuy nhiên nhiều người lại thực hiện chưa đúng cách khi chỉ chăm chăm đi siêu âm 4 chiều, siêu âm màu, chọn nơi sinh theo đám đông, quảng cáo...
"Siêu âm không phải là khám thai. Khám thai là quản lý sức khỏe của cả mẹ và bé, tiên lượng những trường hợp có thể xảy ra trong ca đẻ. Nếu làm tốt việc này thì sẽ hạn chế được rất nhiều tai biến sản khoa, mà không cần phải dồn tới các bệnh viện tuyến trên", ông nói.
Theo vietbao
Thúc đẩy ứng dụng Internet di động cho nông thôn Ngoài hạ tầng, thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức về ICT cũng như các dịch vụ Internet cho vùng nông thôn. Ảnh: Internet Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tăng cường mở rộng truy cập băng rộng tới nông thôn, nâng cao nhận thức về ICT và kỹ...