COVID-19 tới 6 giờ sáng 23/3: Thế giới trên 124 triệu ca bệnh; Vaccine AstraZeneca đạt hiệu quả cao
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 398.348 trường hợp mắc COVID-19 và 6.296 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã vượt mức 124,2 triệu ca bệnh, trong đó trên 2,7 triệu người không qua khỏi.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Paris, Pháp, ngày 20/3/2021. Ảnh: THX
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 23/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 124.178.914 ca, trong đó có 2.733.261 người tử vong.
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 100.129.921 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 21.315.732 ca và 90.814 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 22/3, thế giới có tới 106 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 96 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng trở lại.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Pháp, Nga và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước. Các làn sóng dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới và phát hiện các biến chủng mới của virus SARS-CoV-2. Hàng loạt nước đã đẩy nhanh chương trình vaccine.
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 556.872 ca tử vong trong tổng số 30.369.989 ca nhiễm. Tiếp đó là Brazil với 287.795 ca tử vong trong số 11.787.700 ca bệnh. Ấn Độ đứng thứ 3 với 159.451 ca tử vong trong số 11.520.268 bệnh nhân.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tangerang, Banten, Indonesia, ngày 13/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Tuy nhiên, xét về khu vực, hiện châu Âu là lục địa có số ca mắc COVID-19 cao nhất thế giới với 37.641.606 ca nhiễm virus, trong đó có 879.078 ca tử vong. Bắc Mỹ là khu vực xếp thứ hai với 35.102.226 ca mắc và 803.901 ca tử vong. Châu Á đứng thứ ba với 27.011.140 ca nhiễm virus và 416.896 ca tử vong. Đứng thứ tư là Nam Mỹ với 20.018.966 ca nhiễm và và 518.169 ca tử vong.
Mặc dù đứng đầu thế giới về số ca mắc COVID-19, ngày 22/3, Ủy viên châu Âu về thị trường nội địa Thierry Breton nhận định Liên minh châu Âu (EU) có khả năng đạt được miễn dịch cộng đồng vào tháng 7 tới. Ông Breton nhấn mạnh cách thức duy nhất để đánh bại đại dịch COVID-19 là tiêm vaccine và mặt hàng này đang được chuyển tới thị trường EU.
Đánh giá trên được đưa ra trong bối cảnh một số nước EU đã tái áp đặt các biện pháp hạn chế để kiểm soát dịch COVID-19. Cuộc chiến chống làn sóng lây nhiễm thứ ba của EU đã trở nên phức tạp sau khi một số nước tạm dừng sử dụng vaccine của AstraZeneca do lo ngại về độ an toàn. Hiện phần lớn các nước châu Âu đã nối lại việc sử dụng vaccine của AstraZeneca sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đánh giá sản phẩm này là “an toàn và hiệu quả”. Tuy nhiên, AstraZeneca mới chỉ bàn giao 30% trong tổng số 90 triệu liều vaccine mà hãng cam kết phân phối cho EU trong quý đầu.
Trong khi đó, Brazil cũng nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm phòng COVID-19. Theo đó, Brazil đã bỏ quy định buộc các chính quyền địa phương phải giữ lại một nửa số vaccine nhận được để tiêm phòng mũi 2, nhằm đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng và kiểm soát số ca nhiễm đang tăng nhanh tại nước này.
Bộ trưởng Y tế Brazil Eduardo Pazuello nêu rõ mục tiêu của chính sách trên là đảm bảo tiêm phòng ít nhất 1 mũi cho nhiều người nhất trong thời gian nhanh nhất có thể. Bộ trưởng Pazuello nhấn mạnh thông qua việc sử dụng toàn bộ số hàng vaccine hiện có, Brazil có thể tăng gấp đôi số liều sử dụng trong tuần này, qua đó bảo vệ thêm được nhiều người. Bộ Y tế khẳng định đã được các nhà cung cấp đảm bảo rằng sẽ có đủ vaccine để tiêm phòng mũi 2 theo đúng lịch.
Video đang HOT
Nhân viên y tế và xe cứu thương được huy động để chuyển bệnh nhân COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia ngày 19/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng ngày, hãng dược phẩm CanSino Biologics Inc của Trung Quốc cho biết vaccine ngừa COVID-19 của hãng đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Hungary. Đây là vaccine thứ 2 của Trung Quốc được cấp phép tại quốc gia châu Âu này. Vaccine Convidecia là loại vaccine một liều và hiện đã được cấp phép sử dụng tại Trung Quốc, Pakistan và Mexico.
Liên quan đến việc bào chế vaccine chống lại các biến thể mới, hãng tin Prensa Latina (Cuba) ngày 21/3 cho biết nước này và Trung Quốc đã thỏa thuận hợp tác phát triển một loại vacicne mới mang tên Pan-Corona, có thể chống lại nhiều biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2. Dự án hợp tác này xuất phát từ đề nghị của Chính phủ Trung Quốc và hiện đã được Bộ Khoa học và Công nghệ Cuba thông qua.
Trung tâm Nghiên cứu Di truyền và Công nghệ sinh học Cuba (CIGB) Gerardo Guillén của CIGB cho biết, để phát triển vaccine Pan-Corona, các nhà khoa học sẽ dựa trên các mẫu virus tổng hợp được lưu trữ và không nhạy cảm với những biến đổi nhằm tạo ra những kháng thể, cùng những virus kích thích phản ứng của tế bào.
Cùng ngày, Nga thông báo loại vaccine mới hiệu quả với các biến thể của SARC-CoV-2. Theo các nhà khoa học Nga, EpiVacCorona, loại vaccine ngừa COVID-19 thứ hai của Nga hiệu quả với các biến thể của virus SARS-CoV-2. Vaccine EpiVacCorona, do Viện Công nghệ sinh học quốc gia Vector ở vùng Siberia sản xuất, được Nga đưa vào thử nghiệm hàng loạt từ tháng 11 năm ngoái.
Người dân chờ được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia ngày 10/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 22/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 15.073 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 57.287 người.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN chỉ có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Song trong 24 giờ qua, hải sản ăn òa. Trong 24 giờ qua, Indonesia là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á. Indonesia ghi nhận tới 5.744 ca COVID-19 và 161 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt 1.465.646 ca và 39.11 ca.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều nhất số các nước Đông Nam Á và số ca tử vong nhiều thứ 2 khu vực với 4 người thiệt mạng. Sau mấy tuần hạ nhiệt, Philippines lại đứng trước lo ngại sóng dịch tái phát khi số ca tử vong tăng cao mấy ngày gần đây. Philippines cũng đứng thứ 2 châu Á về số ca tử vong ngày 22/3.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 16/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Malaysia tình hình cũng ngày càng đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đang quay lại tấn công Malaysia khi nước này ghi nhận tới 1.116 ca bệnh mới, 5 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua. Malaysia là nước có số ca mắc COVID-19 trong ngày nhiều thứ 2 châu Á trong vòng 24 giờ, chỉ sau Indonesia.
Myanmar trong 24 giờ qua có 34 ca mắc mới COVID-19 (theo trang worldometers.info). Như vậy, hết ngày 22/3, Myanmar có tổng cộng 142.246 người nhiễm virus SARS-Cov-2, trong đó có 3.204 người không qua khỏi.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải tăng cường các biện pháp phòng chống để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lan diện rộng. Trong 24 giờ quan, Thái Lan ghi nhận 73 ca mắc mới.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 57.287 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 171 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.707.075 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.416.509 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có tới 10 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ có Brunei là những nước ASEAN không có thêm ca bệnh COVID-19 nào trong ngày 22/3.
Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca. PAP/TTXVN
Ngày 22/3, AstraZeneca thông báo vaccine của công ty này có hiệu quả 79% trong việc ngăn ngừa COVID-19 trong thử nghiệm giai đoạn 3 ở Mỹ mà không phát hiện mối lo ngại nào về vấn đề an toàn.
AstraZeneca cho biết vaccine, được phát triển với sự phối hợp của Đại học Oxford, cũng được chứng minh là có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa bệnh nặng lên và bệnh nhân phải nhập viện. AstraZeneca dự kiến sẽ trình kết quả này lên Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Trước đó, AstraZeneca đã tiêm vaccine cho 32.449 tình nguyện viên, trong đó có 141 trường hợp có triệu chứng COVID-19. Tất cả những người này đều được tiêm 2 liều cách nhau 4 tuần hoặc nhiều hơn 4 tuần và đều chứng minh là tăng tỷ lệ hiệu quả.
Các vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna yêu cầu hai liều, trong khi vaccine Johnson & Johnson yêu cầu một liều. Theo AstraZeneca, hiệu quả của vaccine tương đối đồng nhất giữa độ tuổi và chủng tộc. Vaccine của AstraZeneca cũng có thể được bảo quản trong nhiệt độ lạnh thông thường từ 36-46 độ F (tương đương từ 2-8 độ C).
Thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ có kết quả chậm hơn các khu vực khác do từng bị tạm dừng trong 7 tuần hồi mùa Thu năm ngoái. Các nhà khoa học nghi ngờ vaccine gây tác dụng phụ nghiêm trọng về thần kinh ở các tình nguyện viên, nhưng giới chuyên gia đã chứng minh điều này là không đúng.
Nhân viên y tế Nam Phi kiểm tra thân nhiệt trước khi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại bệnh viện ở Umlazi, phía Nam Durban ngày 18/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nam Phi đang đứng trước nguy cơ đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 thứ 3, trong mùa Đông bắt đầu từ tháng 6 tới với số ca nhiễm và tử vong không kém làn sóng thứ hai diễn ra từ tháng 11/2020 đến 2/2021.
Các chuyên gia cho biết mức độ gia tăng số ca nhiễm mới sẽ phụ thuộc vào tốc độ tiêm chủng vaccine, mức độ sẵn sàng của người dân trong tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội, nhất là trong các sự kiện quan trọng, dịp lễ hội và các biện pháp y tế công cộng khác cũng như mức độ xuất hiện các biến thể mới.
Làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 tại Nam Phi được đánh giá là do sự xuất hiện của biến thể SARS-CoV-2 có tên gọi là 501Y.V2 (hoặc B.1.351), khiến Chính phủ Nam Phi phải tăng mức độ phong tỏa toàn quốc từ mức 1 lên mức 3 (trong thang đánh giá 5 mức độ).
Theo đánh giá của các nhà khoa học, biến thể 501Y.V2 có khả năng lây lan cao hơn khoảng 50% so với các biến thể trước đó và hiện đã ghi nhận ở ít nhất 48 quốc gia. Giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Cape Town (Nam Phi) Marc Mendelson cho rằng cách duy nhất để giảm khả năng xuất hiện một biến thể khác có liên quan đến Nam Phi là giảm sự lây nhiễm và tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách nhanh chóng triển khai tiêm chủng.
Nam Phi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ giữa tháng 2 bằng vaccine Johnson & Johnson, với đối tượng hàng đầu là nhân viên y tế tuyến đầu. Đến nay, gần 183.000 trong tổng số khoảng 1,2 triệu nhân y tế đã được tiêm chủng, với dự kiến đến giữa tháng 4/2021 sẽ hoàn thành tiêm chủng cho toàn bộ số nhân viên y tế còn lại. Những đối tượng ưu tiên khác sẽ bắt đầu được tiêm chủng từ tháng 5 tới.
Càng lây nhiễm nhiều, nCoV càng sinh đột biến
Giới chuyên gia cho rằng sự kết hợp của tỷ lệ lây truyền cao và cộng đồng được miễn dịch một phần sẽ thúc đẩy nCoV biến đổi để thích nghi.
Đây được coi là thời điểm bấp bênh và rủi ro nhất trong đại dịch. Dịch càng lan rộng, virus càng có cơ hội phát triển. Nhà dịch tễ học phân tử Emma Hodcroft, Đại học Bern, giải thích khi toàn bộ dân số không không có kháng thể, virus chưa chịu áp lực phải tiến hóa.
"Nhưng đến khi một phần cộng đồng được tiêm phòng hoặc miễn dịch với virus đang lưu hành, đây là thời điểm nguy hiểm", bà nói.
Biến thể mới cũng làm giảm hiệu quả vaccine và phương pháp điều trị, dẫn đến tái nhiễm ở người đã khỏi bệnh. Theo các nhà khoa học, chìa khóa để tránh tình trạng này là giãn cách xã hội và thực hiện những biện pháp giảm lây nhiễm, bên cạnh đẩy mạnh tiêm phòng.
Richard Lessells, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Nền tảng Đổi mới Nghiên cứu KwaZulu-Natal, cho biết: "Tiến hành cả hai điều này càng chậm, nguy cơ xuất hiện thêm biến thể càng lớn".
Khi lây truyền từ người sang người, virus tạo nhiều bản sao của chính nó và xảy ra sai sót nhỏ. Các lỗi như vậy được đưa vào mã di truyền. Một số đột biến không ảnh hưởng đến hoạt động của virus. Số khác, như trong biến thể Anh, Nam Phi và Brazil, làm tăng khả năng lây truyền hoặc trốn tránh hệ miễn dịch. Như vậy, càng lây nhiễm nhiều, nCoV càng sinh nhiều đột biến, khả năng cao các biến thể nguy hiểm hơn sẽ ở lại và chiếm ưu thế.
Nhân viên nhà tang lễ chôn cất một bệnh nhân tử vong do mắc Covid-19 tại Pretoria, Nam Phi. Ảnh: WSJ
Vineet Menachery, chuyên gia virus Đại học Y Texas, cho biết: "Mỗi đợt virus nhân lên là một cơ hội để nó kết hợp với đột biến mới. Nếu có ít người nhiễm và vòng tái tạo, đột biến được đưa vào cũng ít hơn".
Nếu Covid-19 lây lan không kiểm soát trong cộng đồng chỉ có miễn dịch một phần, biến thể sẽ giữ lại các đột biến có lợi, giúp nó tránh được kháng thể hoặc tế bào T. Hiện tượng này gọi là áp lực chọn lọc, giúp giải thích sự xuất hiện của một số biến thể phát sinh ngay từ đầu và tại sao các nhà khoa học Nam Phi báo cáo số ca tái nhiễm cao bất thường.
Nghiên cứu của tiến sĩ Richard Lessells và các đồng nghiệp cho thấy biến thể B.1.351 ban đầu lây lan nhanh nhất ở tỉnh Eastern Cape của Nam Phi, nơi nhiều người đã mắc và khỏi Covid-19. Công trình chỉ ra kháng thể từ bệnh nhân nhiễm nCoV trước đó kém hiệu quả hơn với B.1.351.
Theo một số chuyên gia, biến thể này có hơn 20 đột biến, một số đã phát triển trong cơ thể bệnh nhân trước khi lây lan sang những người khác. Nhiều nhà khoa học tin rằng tình trạng tương tự xảy ra ở Anh khi biến thể B.1.1.7 xuất hiện vào tháng 12.
Anh kéo dài lệnh phong tỏa đến ít nhất tháng 3 Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết nước này có thể chấm dứt lệnh phong tỏa từ ngày 8/3, cùng thời điểm trường học được phép mở cửa trở lại. "Chúng tôi hy vọng chúng ta sẽ an toàn khi bắt đầu mở cửa trở lại trường học từ thứ hai, ngày 8/3, cùng với việc các hạn chế kinh tế và xã...