Covid-19 tăng chóng mặt, WHO khuyến cáo châu Âu đóng cửa trở lại
Trước tình hình số ca Covid-19 tăng “chóng mặt”, WHO khuyến cáo các nước châu Âu cần mạnh tay, thậm chí phong tỏa toàn quốc để “chặt đứt” dây chuyền lây nhiễm.
Các bệnh viện ở thành phố Liege, Bỉ những ngày này đã gần như quá tải. Lượng bệnh nhân mắc Covid-19 nhập viện quá nhiều đã buộc nhà chức trách bệnh viện phải hủy các dịch vụ phẫu thuật “không cấp thiết” dành chỗ chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19.
Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, khoảng 1/4 nhân viên y tế bị phơi nhiễm Covid-19 dù không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, họ vẫn phải làm việc để tránh hệ thống y tế Bỉ sụp đổ trong vài ngày tới.
Còn tại Pháp, số người mắc Covid-19 tiếp tục ghi nhận những dấu mốc kỷ lục mới. Chỉ trong vòng 1 vài ngày qua, số ca mắc Covid-19 ở Pháp đã chuyển từ con số 45.000 người/ngày sang 52.000 người/ngày. Theo nhận định của ông Jean-Franois Delfraissy – người đứng đầu Ủy ban Khoa học – đơn vị tư vấn cho chính phủ Pháp về dịch Covid-19, Pháp có thể sẽ phải đối mặt với 100.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày, cao hơn gấp 2 lần so với con số thống kê chính thức.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Pháp RTL, ông Jean-Franois Delfraissy nói: “Chúng ta đang trong một tình huống khó khăn, thậm chí còn đầy nguy hiểm. Mỗi ngày ở Pháp giờ có hơn 50.000 ca mắc Covid-19 mới. Theo ước tính của chúng tôi, nước Pháp sẽ phải đối mặt với 100.000 ca lây nhiễm mới mỗi ngày, cao hơn 2 lần so với thống kê thực tế. Điều này có nghĩa là SARS-CoV-2 đang lan rộng ở Pháp với tốc độ nhanh chóng”.
Bỉ và Pháp chỉ là 2 trong nhiều ví dụ về tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến nghiêm trọng tại nhiều nước châu Âu lúc này. Do tác động của dịch Covid-19 tới cuộc sống của người dân và kinh tế quốc gia, không ít quốc gia châu Âu mới chỉ dừng lại ở các biện pháp kiểm soát dịch có hạn chế như triển khai lệnh giới nghiêm ban đêm, yêu cầu người dân đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, tăng cường giãn cách xã hội…
Trước tình hình dịch bệnh tại châu Âu, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các nước trong châu lục nên triển khai các biện pháp mạnh tay, thậm chí phong tỏa toàn quốc để “chặt đứt” chuỗi mắt xích lây nhiễm Covid-19.
Phát biểu tại cuộc họp báo diễn ra hôm qua (26/10), Giám đốc điều hành Chương trình Khẩn cấp về Y tế của Tổ chức Y tế Thế giới Michael Ryan nhấn mạnh: “Khu vực châu Âu đang là trung tâm của dịch Covid-19. Các nước châu Âu từng kiểm soát tốt dịch bệnh vào thời điểm mùa Xuân và mùa Hè vừa qua, với số ca lây nhiễm ở mức thấp và họ hoàn toàn có thể một lần nữa kiểm soát tốt dịch bệnh. Điều quan trọng lúc này là cách làm. Để ngăn ngừa dịch Covid-19 lan rộng tại châu Âu chúng ta cần tăng cường các biện pháp mạnh như hạn chế đi lại, yêu cầu người dân ở nhà hoặc thậm chí áp đặt phong tỏa trên toàn quốc”.
Với tốc độ lây lan như hiện nay, chỉ có hành động mạnh tay, châu Âu mới có thể kiểm soát được dịch bệnh như thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở châu lục này vào tháng 4 vừa qua. Đây cũng là thông điệp được Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tại cuộc họp báo./.
Đức, Pháp bỏ đàm phán cải cách WHO
Đức và Pháp bỏ đàm phán cải cách WHO vì thất vọng khi Mỹ tìm cách dẫn dắt chúng dù trước đó tuyên bố rút khỏi tổ chức.
"Không ai muốn bị lôi vào tiến trình cải cách với lộ trình hướng dẫn từ một quốc gia vừa mới tuyên bố rút khỏi WHO", một quan chức cấp cao châu Âu, người tham gia vào các cuộc đàm phán, cho biết hôm 7/8.
Các quan chức thạo tin nói thêm, chính phủ các nước châu Âu cũng chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về đại dịch Covid-19, song không quá kịch liệt như Mỹ. Việc Paris và Berlin rời cuộc đàm phán cải tổ WHO được cho là xuất phát từ những căng thẳng khi Washington nỗ lực chi phối các cuộc thảo luận.
Người phát ngôn cho chính phủ Đức, Pháp hiện từ chối bình luận thông tin. Tuy nhiên, Bộ Y tế Pháp cho biết Mỹ không nên dẫn dắt quá trình cải cách WHO sau khi tuyên bố rời khỏi tổ chức này.
Trụ sở WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, hôm 18/5. Ảnh: Reuters.
Các cuộc đàm phán về cải cách WHO bắt đầu khoảng 4 tháng trước. Đã có gần 20 cuộc điện đàm giữa các bộ trưởng y tế G7 cùng hàng chục cuộc gặp của các nhà ngoại giao và các quan chức khác.
Các quan chức Mỹ chưa tiết lộ Washington đã tìm kiếm những cải cách nào cho WHO. Tuy nhiên, một lộ trình cải cách do Washington đề xuất đã bị nhiều đồng minh cho là "chỉ trích thái quá" và một quan chức châu Âu tham gia đàm phán cũng mô tả nó là "thô lỗ".
Mỹ thông báo sẽ rời WHO vào ngày 6/7/2021. Nước này cũng cam kết thanh toán mọi khoản tiền đã cam kết trước ngày ấn định rời đi. Theo hồ sơ do WHO cung cấp, Mỹ còn nợ hơn 99 triệu USD tiền cam kết viện trợ.
Nhiều nước cũng phản đối quyết định rút khỏi WHO của Mỹ, cho rằng nó sẽ ảnh hưởng khả năng ứng phó Covid-19 của thế giới và tác động nghiêm trọng tới các nước đang phát triển vốn đang rất cần sự hỗ trợ quốc tế.
Nhiều ca nhiễm Covid-19 bí ẩn, mẹ bầu truyền virus cho bào thai Theo thống kê của Worldometers, số ca nhiễm virus corona trên toàn cầu ước tính đã lên tới hơn 13 triệu, tăng thêm một triệu chỉ trong 5 ngày. Đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn nửa triệu người trong vòng 6,5 tháng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, đại dịch sẽ nghiêm trọng hơn nếu các...