Covid-19 tái bùng phát, nàng công sở lao đao vì sai lầm tài chính nhiều người trẻ mắc
Cuộc sống này luôn có những điều bất ngờ xảy ra cả mặt tích cực và tiêu cực.
Chúng ta không thể đoán định được điều gì sẽ đến với mình ngày mai. Quỹ dự phòng khẩn cấp sẽ giúp giảm bớt những khó khăn, giúp bạn trang trải cuộc sống khi không may thất nghiệp, gặp vấn đề về sức khỏe,…
Từng làm trong một công ty chuyên về lĩnh vực logistic, cô nàng H.N.A (26 tuổi, Hà Nội) trong những dòng tâm sự dưới đây nhận mình là người may mắn khi thời gian trước tình hình kinh doanh của công ty không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, do mâu thuẫn với cấp trên nên tháng 6 vừa rồi, cô nàng quyết định rời công ty và tìm cho mình một “chân trời mới”.
Chân ướt chân ráo vừa vào công ty mới được một thời gian, còn chưa qua thử việc thì Việt Nam có ca dương tính với COVID-19 sau 99 ngày “sạch lưới”. Bấy giờ H.N.A mới giật mình lo lắng khi nghĩ về con đường phía trước của mình.
“Chán quá các chị em ạ. Ở đây có ai cãi nhau một trận với vị sếp khó chịu rồi hiên ngang nghỉ việc như em không.
Chuyện là trước đây em làm cho một bên chuyên về logistic. Đợt dịch hồi tháng 3, 4 vừa rồi may mắn công ty em kinh doanh không bị ảnh hưởng nhiều nên lương thưởng vẫn duy trì như thường dù nhân viên làm việc ở nhà. Thế nhưng sau đó em nảy sinh mâu thuẫn với một bà sếp rồi quyết làm căng một vụ trước khi đi.
Cứ nghĩ rằng mọi chuyện sẽ ổn thôi, kiểu gì chẳng kiếm được việc nhưng hóa ra mọi thứ không đơn giản như vậy. Em mãi mới tìm được công ty này, chân ướt chân ráo vào còn chưa xong thời gian thử việc thì nhói lòng nghe tin Việt Nam có ca dương tính. Bên em lại làm về dịch vụ nhà hàng, khách sạn. Dịch thế này coi như xác định luôn, sáng nay em đã nghe kháo nhau về việc cắt nhân sự cứng thì mơ gì đến việc giữ lại thử việc như em.
Nghĩ đến cảnh tương lai thất nghiệp rồi một đống thứ tiền trọ, điện nước, tiền ăn mà buồn lòng. 26 tuổi và 0 đồng tiết kiệm trong tay. Em phải làm sao đây?”.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Tâm sự của cô nàng sau khi chia sẻ đã nhận được sự quan tâm của khá đông người đọc. Nhiều người cũng bình luận chia sẻ về sự khó khăn trong công việc của mình.
“Mình vừa mở hàng kinh doanh được vài ngày thì có tin dịch. Buồn lắm và giờ chỉ mong dịch nhanh chóng được kiểm soát”.
“Công ty em trước đây vẫn giữ lại 100% nhân sự nhưng giảm 30% lương. Khó khăn chung mà, trách sao được”.
Bên cạnh những bình luận trải lòng, nhiều người không khỏi thắc mắc về việc cô nàng đã 26 tuổi, đi làm 4 năm nhưng không có lấy một đồng dự phòng.
“Mình vẫn thắc mắc là sao bạn đi làm 4 năm, chẳng lẽ không có lấy một đồng dự phòng? Ít nhất sau đợt dịch vừa rồi, bạn phải ngẫm ra nhiều điều rồi chứ?”.
“26 tuổi mà vẫn ngô nghê vậy nhỉ. Mà cũng khó trách được vì mình thấy khá đông bạn trẻ không có khái niệm về quỹ dự phòng”.
Quỹ dự phòng khẩn cấp sẽ giúp giảm bớt những khó khăn, giúp bạn trang trải cuộc sống khi không may thất nghiệp, gặp vấn đề về sức khỏe,…
Sai lầm mà cô nàng công sở này cũng như khá nhiều người mắc phải chính là không xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp. Vì sao chúng ta cần có khoản này? Vì cuộc sống này luôn có những điều bất ngờ xảy ra cả mặt tích cực và tiêu cực. Chúng ta không thể đoán định được điều gì sẽ đến với mình ngày mai. Quỹ dự phòng khẩn cấp sẽ giúp giảm bớt những khó khăn, giúp bạn trang trải cuộc sống khi không may thất nghiệp, gặp vấn đề về sức khỏe,…
Vậy nên xây dựng quỹ dự phòng với con số bao nhiêu là đủ? Không có con số nào chính xác để đúng với tất cả mọi người vì điều này còn phụ thuộc vào hoàn cảnh của bạn, khả năng tài chính, mức độ ổn định của công việc, sức khỏe… Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, bạn nên lập quỹ dự phòng khẩn cấp tương đương khoản sinh hoạt phí trong khoảng 3-6 tháng. Đây sẽ là phạm vi an toàn để bạn không gặp khó khăn khi gặp phải những rủi ro.
6 sai lầm trong quản lý tài chính các cặp vợ chồng trẻ cần "né"
Quản lý tài chính gia đình là kỹ năng cần có, nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng và tác động trực tiếp đến tương lai của cả gia đình.
1. Không có kế hoạch rõ ràng
Vì mới cưới nên các cặp vợ chồng thường có suy nghĩ thong thả, để chơi dần rồi tính, và thế là có đồng nào xào ngay đồng đó. Hệ quả tất yếu là năm đầu tiên chung sống, rất nhiều người không thể tiết kiệm được đồng nào. Đặc biệt, khi sắp lên chức bố mẹ nhiều người mới giật mình phát hiện quỹ dự phòng hoàn toàn trống rỗng, không có tài chính để lo lắng cho con.
Vì thế, ngay sau khi cưới cặp vợ chồng trẻ nên thiết lập nhanh kế hoạch tài chính, kiểm soát chi tiêu và lập mục tiêu cụ thể trong tương lai.
2. Không có quỹ dự phòng cho các sự cố rủi ro
Cuộc sống gia đình luôn có nhiều sự việc bất ngờ xảy đến, có thể là ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, sụt giảm thu nhập,... Những tình huống này sẽ khiến bạn phải chi tiêu một nguồn tiền phát sinh không hề nhỏ, đặc biệt khi gia đình có thêm thành viên mới.
Chính vì thế, lập quỹ dự phòng cho gia đình là điều cần thiết để đảm bảo có nguồn tài chính đối phó với những sự cố, rủi ro hay tình huống phát sinh đột xuất xảy ra.
3. Không thống nhất về thói quen và phương án chi tiêu
Nếu ngay từ ban đầu cả hai vợ chồng không thống nhất về thói quen và phương án chi tiêu, thì sẽ xảy ra trường hợp "ấm ức", "bực bội" với cách chi tiêu của người kia. Chị em cũng không thể tiết kiệm hiệu quả nếu chồng cứ vung tay quá trán.
Vì vậy, việc cần làm đầu tiên là hai vợ chồng cần thống nhất các khoản chi, các quỹ tiết kiệm gia đình. Ví dụ, nếu muốn tiết kiệm hai vợ chồng nên tạo mục tiêu và thống nhất phương án, từ đó thực hiện cùng nhau sẽ mang tới hiệu quả tốt nhất.
4. Không phân chia trách nhiệm tài chính giữa vợ và chồng
Sau ngày cưới, hai vợ chồng cần bàn bạc và định rõ các trách nhiệm tài chính. Có thể là số tiền cần đóng góp vào quỹ gia đình (phù hợp với thu nhập từng người); hoặc giả sử chồng chi trả các khoản tiền thuê nhà, tiền điện nước thì vợ sẽ là người chịu trách nhiệm tiền chợ, tiền tiết kiệm...
Nếu không phân chia trách nhiệm tài chính từ ban đầu, khi cần đến những khoản tiền lớn, vợ chồng thường sẽ hoàn toàn rơi vào cảnh bị động.
5. Không giáo dục con cái về giá trị của tiền bạc
Trẻ nhỏ cần được biết về giá trị của tiền bạc và cách thức tiết kiệm từ nhỏ. Tùy độ tuổi của con, bạn có thể biến việc này thành những trò chơi vui nhộn, sao cho bé tiếp thu được và hình thành các tính cách tiết kiệm ngay khi còn nhỏ. Điều này cũng giúp cho tài chính của gia đình và cuộc sống của con trong tương lai.
6. Không chuẩn bị nguồn tài chính đảm bảo cho việc học hành của con cái
Bạn cần bắt đầu xây dựng khoản tích lũy từ lúc mang thai hoặc khi con mới chào đời để đảm bảo cho con luôn có đủ điều kiện tối ưu duy trì việc học hành đến ít nhất 18 tuổi. Kế hoạch tài chính dài hạn dành cho việc học của con thực hiện càng sớm càng hữu ích, vì điều này sẽ giúp bạn bảo vệ con, bất kể cuộc sống xảy ra biến động như thế nào.
Nàng công sở tiết lộ 3 điều khó chịu ai cũng gặp ở văn phòng và những đồ vật giúp bạn xử lý ngon ơ Không chỉ riêng chuyện "cung đấu" giữa các phòng ban, chốn văn phòng còn có nhiều điều gây ức chế khiến nàng công sở phải đau đầu tìm cách "dung hòa" mỗi ngày. Nhiều người thường mô tả môi trường làm việc nơi công sở là chốn thiên đường, vừa có điều hòa mát lạnh, điện nước "free" lại không phải đội nắng,...