Covid-19 lây lan, đếm tiền mỏi tay nhờ những sản phẩm chẳng giống ai
Đây là loạt sản phẩm độc nhất vô nhị được tạo ra từ cảm hứng mùa dịch.
Dịch COVID-19 gây ảnh hướng đến mọi mặt cuộc sống, đặc biệt là với ngành dịch vụ. Thế nhưng, với những ý tưởng độc đáo từ chính dịch bệnh này, nhiều nhà hàng trên thế giới đã tìm cách biến quãng thời gian khó khăn trở thành cơ hội, đồng thời lan toả những thông điệp ý nghĩa tới cộng đồng.
Tại Việt Nam, một tiệm bánh đã sáng tạo ra những chiếc hamburger độc đáo với tạo hình mô phỏng hình dạng của virus Corona chủng mới.
Những chiếc bánh được làm theo quy trình thông thường, nhưng chi tiết khác biệt chính là những chiếc gai cùng vỏ bánh màu xanh được làm từ nước ép rau ngót.
Chiếc hamburger này đã thu hút được sự chú ý ở cả Việt Nam lẫn quốc tế. Các hãng truyền thông nổi tiếng thế giới đã giới thiệu ý tưởng này như một sáng tạo thú vị và đầy lạc quan của người Việt.
Ngoài bán bánh thành phẩm, cửa hàng này còn bán nguyên liệu sẵn để khách có thể tự làm và sáng tạo ở nhà. Giá cho mỗi chiếc hamburger mang hình virus corona là 85.000 đồng.
Video đang HOT
Một thợ làm bánh tại Pháp cũng “bắt kịp xu hướng” khi thiết kế những chiếc bánh chocolate mang hình virus corona chủng mới.
Những chiếc bánh chocolate mang hình virus corona chủng mới được phủ một lớp vỏ bằng chocolate sữa cùng những hạt hạnh nhân màu đỏ.
Chủ nhân của ý tưởng này là một thợ làm bánh có tên Jean-Francois Pré – chủ 1 tiệm bánh tại Landivisiau, Pháp. Pré chia sẻ với báo chí Pháp rằng, ý tưởng sáng tạo này được ông nghĩ ra khi lo lắng về sự bùng phát của dịch Covid.
Những chiếc bánh chocolate hình virus corona chủng mới được Pré xem như cách xua tan bầu không khí căng thẳng trong mùa dịch.
Một tiệm bánh ngọt ở Ấn Độ đã làm dậy sóng dư luận khi tung ra thị trường các sản phẩm mới có hình virus corona. Trên tường của tiệm bánh dán đầy các khẩu hiệu chống lại mầm bệnh chết người với nội dung: “Chúng ta sẽ chén virus corona”.
Tại Đức, khi nhìn thấy sự thiếu hụt hàng hoá ở siêu thị, một cửa hàng đã nghĩ ra ý tưởng hài hước nhằm cổ vũ tinh thần cho mọi người: tạo ra những chiếc bánh có hình… cuộn giấy vệ sinh. Mỗi ngày, cửa hàng bán được hơn 200 chiếc bánh và đảm bảo công việc của những người thợ làm bánh trong thời gian dịch COVID-19.
Một quán bar tại nước Nga đã sáng chế ra một loại cocktail đặc biệt mang tên virus Corona. Loại nước uống này được phục vụ với 2 ống tiêm y tế, 1 ống màu xanh lá cây tượng trưng cho virus Sars-CoV-2, ống màu đỏ tượng trưng cho thuốc giải.
Cuộc khủng hoảng giấy vệ sinh trong đại dịch COVID-19 đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều ý tưởng sáng tạo. Doanh nghiệp gia đình Sabine Perzy có trụ sở tại Vienna, Áo đã sản xuất hàng loạt quả cầu tuyết với mô hình cuộn giấy vệ sinh nhỏ đặt ở bên trong. Những mô hình cuộn giấy vệ sinh này được sản xuất bằng 5 máy in 3D với số lượng 20 cuộn/ngày.
Các đầu bếp làm bánh ngọt cũng luôn bắt kịp mọi xu hướng với bánh kem virus corona và bánh kem khẩu trang.
Hình ảnh nồi lẩu corona cũng được chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến nhiều người vô cùng thích thú. Nồi lẩu đơn giản chỉ có ít nấm kim châm trộn chung với thịt băm viên, nhưng lại “thích mắt” hơn hẳn vì mang hình dạng của loại virus nguy hiểm nhất thế giới hiện tại rồi.
Một chủ tiệm bánh ngọt tại Đức đã sử dụng kỹ năng điêu luyện để tạo hình bánh kẹo theo hình dáng của… virus corona, nước khử trùng và khẩu trang. Không chỉ để kích thích vị giác và trí tò mò của khách hàng, đây còn là một phần nỗ lực của tiệm bánh nhằm duy trì công việc kinh doanh giữa mùa dịch đầy khó khăn.
Bảo đảm an toàn sản phẩm thịt tại Hà Nội: Tăng cơ sở giết mổ tập trung, siết điểm nhỏ lẻ
Tại Hà Nội, các ngành chức năng mới kiểm soát được hơn 60% sản phẩm thịt mổ ở các cơ sở công nghiệp, bán công nghiệp; số còn lại được cung cấp bởi các điểm mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư, chưa được kiểm soát.
Trong bối cảnh dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái phát thì việc kiểm soát nguồn thực phẩm này hết sức quan trọng...
Gần 40% sản phẩm thịt chưa được kiểm soát
Theo thông tin mới nhất từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 749 cơ sở, điểm mổ gia súc, gia cầm, trong đó có 7 cơ sở mổ công nghiệp; 46 cơ sở mổ bán công nghiệp; còn lại là 696 cơ sở mổ nhỏ lẻ, thủ công.
Hiện, mỗi ngày các ngành chức năng mới kiểm soát khoảng 650 tấn thịt gia súc, gia cầm, đáp ứng hơn 60% nhu cầu tiêu thụ. Phần còn lại được cung cấp bởi các điểm, hộ mổ thủ công, nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư.
Thực tế, do đặc thù của hoạt động mổ gia súc, gia cầm chủ yếu diễn ra vào ban đêm, trong khi lực lượng cán bộ thú y mỏng nên gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát các điểm mổ nhỏ lẻ. Hơn nữa, hoạt động mổ nhỏ lẻ, thủ công hầu hết không có địa điểm cố định mà nằm rải rác trong các khu dân cư của các huyện, thị xã.
Còn nhiều hộ mổ thủ công, nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Hồng Thái - Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Đông Anh cho biết, hiện trên địa bàn huyện có 10 cơ sở mổ gia súc, gia cầm thì mới có 1 cơ sở mổ công nghiệp, còn lại đều là quy mô nhỏ lẻ trong khu dân cư, không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Đây là nguồn lây lan dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm...
Còn trên địa bàn huyện Thạch Thất, theo ông Nguyễn Duy Đáng - Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện cho hay, hiện có 10 cơ sở mổ được cấp giấy phép hoạt động, trong khi có tới 60 cơ sở mổ nhỏ lẻ không được cấp phép, do không bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y. Đặc biệt, với cơ sở mổ nhỏ lẻ (2-10 con/ngày), các chủ lò mổ thường mua lợn trực tiếp của các hộ chăn nuôi nên gây không ít khó khăn cho đơn vị trong việc xác định nguồn gốc sản phẩm...
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, do ý thức của một số hộ làm nghề mổ gia súc, gia cầm còn hạn chế, không muốn vào các khu mổ tập trung. Trong khi đó, các cơ sở mổ công nghiệp không có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, thiếu hệ thống phân phối sản phẩm và hỗ trợ của khâu chế biến sau mổ, chi phí mổ cao nên giảm tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán còn chiếm đa số, thiếu cơ sở mổ tập trung là nguyên nhân chính cho sự tồn tại của phương thức mổ nhỏ lẻ, thậm chí mổ tại hộ chăn nuôi. Ông Sơn cũng biết thêm, thời gian tới, Chi cục sẽ tăng cường phối hợp với lực lượng công an, quản lý thị trường kiểm tra việc chấp hành các quy định về kiểm dịch để kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm.
Để tháo gỡ khó khăn, từng bước kiểm soát hoạt động mổ gia súc, gia cầm, theo Phó Giám đốc Sở NNPTNT Nguyễn Huy Đăng, ngành nông nghiệp Hà Nội cần tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ hình thành các cơ sở mổ tập trung trên địa bàn.
"Các địa phương cần ưu tiên bố trí quỹ đất sạch cho việc triển khai xây dựng các cơ sở mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn theo quy hoạch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm; có lộ trình và giải pháp đưa các điểm, hộ mổ nhỏ lẻ, không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và gây ô nhiễm môi trường vào các cơ sở mổ tập trung đã được thành phố quy hoạch" - ông Đăng nhấn mạnh.
Loạt combo thìa đũa bằng gỗ "siêu xinh" có giá chưa tới 50.000 đồng/bộ Với kiểu dáng đơn giản nhưng lịch sự, trang nhã thì những thiết kế thìa dĩa đũa gỗ kiểu Hàn này sẽ giúp hộp cơm trưa của bạn xinh xắn hơn trong mắt đồng nghiệp. Thời gian gần đây, những đồ dùng gia đình bằng gỗ dần trở nên phổ biến hơn trong mỗi bữa ăn. Từ đũa, muống, vá, sạn đến bát...