COVID-19 khiến sinh viên ở nước hạnh phúc nhất thế giới trầm cảm ngày càng nhiều
Nghiên cứu mới ở Phần Lan về sức khỏe và tinh thần của sinh viên đại học cho thấy tỷ lệ lo âu, trầm cảm đang tăng một cách đáng báo động.
Theo đài Sputnik, trong số 6.000 sinh viên Phần Lan tham gia khảo sát sức khỏe và tinh thần của Cơ quan Y tế Công cộng THL và Viện Bảo hiểm Xã hội Kela, cứ ba người thì có một người gặp vấn đề về tâm thần. Trong đó, tỷ lệ ở nữ chiếm 40%.
Nghiên cứu còn phát hiện ra rằng sinh viên nữ có nguy cơ rối loạn ăn uống gấp ba lần sinh viên nam.
Giám đốc phát triển của THL, Suvi Parikka giải thích rằng tình trạng này là do khối lượng bài vở tăng trong thời đại dịch COVID-19, nhưng nhấn mạnh rằng căng thẳng tâm thần và triệu chứng lo âu, trầm cảm đã tăng từ trước đại dịch. Theo bà Parikka, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 có thể làm vấn đề thêm trầm trọng.
Video đang HOT
Bài vở tăng trong đại dịch có thể do các khó khăn nảy sinh khi học từ xa. Học từ xa cũng tạo ra cảm giác cô lập và cô đơn.
Khảo sát được thực hiện trong làn sóng đại dịch thứ ba ở Phần Lan vào mùa xuân năm 2021, khi nhiều sinh viên phải thu mình ở nhà. Điều này có nghĩa là phần lớn phải học tập một mình, cơ hội duy trì mạng lưới xã hội bị hạn chế đáng kể, các hoạt động phổ biến của sinh viên bị cấm hoặc hạn chế nhiều.
Ngoài ra, khảo sát cho thấy tình trạng này sẽ không sớm thay đổi mạnh. Cho dù sinh viên đã trở lại trường học một phần trong học kỳ mùa thu, nhưng Dịch vụ Y tế Sinh viên Phần Lan cho biết nhu cầu dịch vụ sức khỏe tâm thần của sinh viên đã vượt quá mức cả năm trước đây.
Theo bà Parikka, rõ ràng là chỉ riêng dịch vụ sức khỏe tâm thần và y tế sinh viên là không đủ để giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần của đối tượng này.
Tuy nhiên, khảo sát cho thấy tình trạng lo lắng, trầm cảm ít xảy ra với các sinh viên thường xuyên tập thể dục.
Dù tình trạng này nhưng Phần Lan vẫn đứng đầu danh sách quốc gia hạnh phúc nhất thế giới suốt 4 năm qua.
Mua một tấn gạo vì trầm cảm
Bà nội trợ 41 tuổi nghiện mua sắm sau khi con gái vào học nội trú, có lần mua 100 bao gạo 10 kg về tích trữ.
Bà Tôn, 41 tuổi, nghỉ làm việc ở nhà chăm sóc con gái từ khi cô bé chào đời. Tháng 9 năm ngoái, sau khi con vào học trường cấp ba nội trú, cuộc sống của người mẹ bỗng nhiên được "giải phóng".
"Tôi không cần phải đau đầu nghĩ sáng ăn gì, tối ăn gì cho đủ dinh dưỡng. Không cần bận rộn đưa đón con đi học. Không cần ngồi học cùng con mỗi tối. Đi mua sắm từ sáng đến tối cũng được. Tụ tập bạn bè nửa đêm về cũng không sao", bà Tôn kể hôm 11/11.
Người dân mua sắm trong một trung tâm thương mại ở tỉnh Hải Nam, Trung Quóc, hồi tháng 7. Ảnh: Chính quyền Hải Nam
Bà bắt đầu mua sắm nhiều hơn. Tháng đầu tiên sau khi con gái vào học nội trú, bà tiêu 40.000 NDT (6.300 USD), tháng thứ hai nhiều hơn và cứ thế, có tháng lên tới 150.000 - 200.000 NDT (31.200 USD). Trước đó, mỗi tháng bà chỉ tiêu 10.000 NDT (1.500 USD).
Bà mua nhiều nhất là mỹ phẩm, quần áo, đồ dùng hàng ngày. Cứ mỗi lần dừng trước quầy bán son là lại mua thêm vài thỏi. Có lần bà mua 100 bao gạo, mỗi bao nặng 10 kg. Bà muốn giấu chồng con nên đã cất chúng trong ba căn hộ mà gia đình để trống.
"Tôi biết mình đang ở trong tình trạng tồi tệ nhưng không kiểm soát nổi bản thân", bà nói, cho hay ngày nào cũng thấy lo lắng và trống rỗng. "Mỗi khi lo lắng, tôi chỉ còn cách đi mua sắm. Lúc mua tôi thấy vô cùng dễ chịu nhưng sau đó lại hối hận vì mua quá nhiều".
Tính tình bà cũng thay đổi, từ một người dịu dàng thành một người hay gắt gỏng, từ một người chăm chỉ sạch sẽ thành một người lười biếng. Chồng và con gái đưa bà Tôn tới khám ở khoa tâm thần, bệnh viện số một thành phố Ninh Ba.
Bác sĩ Hầu Ngôn Bân, phó khoa tâm thần, kết luận bà bị trầm cảm, nghiện mua sắm. Ông kê thuốc uống, đề nghị người nhà phối hợp điều trị, đồng thời yêu cầu bà Tôn giảm dần chi tiêu, ghi chép lịch sử mua bán, tìm hiểu các thú vui khác như thể dục thể thao. Bác sĩ cũng khuyên chồng bà Tôn quan tâm vợ hơn, tăng cường chuyện trò với vợ, khẳng định giá trị của vợ, biết ơn bà vì ở nhà chăm sóc gia đình.
Sau vài tháng điều trị, bà Tôn cho hay đã cai được bệnh nghiện mua sắm, mỗi tháng chỉ tiêu khoảng 20.000 NDT (3.100 USD). Bà cũng học bơi thành công, thậm chí còn đi học nhiếp ảnh cùng bạn.
Hơn 50 triệu người bị rối loạn trầm cảm vì COVID-19 năm 2020 Một nghiên cứu mới đây cho thấy dịch COVID-19 đã làm tăng gánh nặng đối với căn bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm tại trên 200 quốc gia vào năm ngoái. Ảnh minh hoạ - Getty Images Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa The Lancet ngày 8/10, tác động của COVID-19 đã làm tăng tỷ lệ người...