Công ty game nào giàu nhất thế giới?
Theo thống kê mới nhất, Tencent và Sony đang là hai hãng game có doanh thu lớn nhất trong năm 2014.
Ngành công nghiệp game ngày nay đã phát triển lên đên quy mô chẳng hề thua kém bất kì lĩnh vực giải trí nào, kéo theo đó là lợi nhuận khổng lồ mang về cho các hãng phát hành. Vậy cụ thể cái tên nào đang đứng đầu trên bảng xếp hạng những hãng phát hành “hốt bạc” nhiều nhất thị trường? Một nghiên cứu mới đây của công ty chuyên khảo sát thị trường Newzoo cho thấy Tencent đang chiếm vị trí thứ nhất.
Xếp thứ hai dưới người khổng lồ Trung Quốc là hãng game Nhật Bản Sony với doanh thu 6 tỉ USD trong năm 2014. Lần lượt các vị trí 3 4 5 là Microsoft, EA, Activision Blizzard – đều là những tên tuổi lâu đời trong làng giải trí điện tử. Đáng ngạc nhiên ở chỗ những vị trí tiếp theo lại thuộc về Apple, Google, thậm chí hai tập đoàn công nghệ còn xếp trên cả Nintendo và Ubisoft – Điều này phần nào cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thể loại game di dộng trong thời buổi hiện nay.
Sony đang có sự trở lại mạnh mẽ nhờ thành công của PS4.
Nguyên nhân mà Tencent bỏ xa nhiều đối thủ để chiếm vị trí thứ nhất được nhiều người cho là đến từ League of Legends – tựa game MOBA đang rất thịnh hành trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng với hàng chục triệu người chơi. Tencent là công ty sở hữu Riot Games – hãng phát triển League of Legends, một nửa Epic Games (studio nổi tiếng với Unreal Engine) cũng như là đơn vị phát hành rất nhiều tựa game online trong nước.
Dưới đây là chi tiết về doanh thu đến từ video game của 10 công ty trong năm 2013 và 2014.
Theo Gamek
Top 15 tựa game có nền đồ họa đẹp nhất 2014 (Phần 1)
Tạp chí tin tức nổi tiếng thế giới Time.com mới đây đã tiến hành một cuộc bình chọn những tựa game có nền tảng đồ họa đẹp nhất trong năm 2014. Dựa trên các tiêu chí cơ bản nhất như đổ bóng, vân phủ bề mặt, cách thiết kế môi trường, hình ảnh...
Video đang HOT
Call of Duty: Advanced Warfare
Phiên bản mới nhất trong dòng game nổi tiếng của Activision: Call of DutyAdvanced Warfare thực sự là một cuộc cách mạng về đồ họa. Sau 10 năm, game vẫn chỉ sử dụng một công nghệ engine cũ do Infinity Ward phát triển. Chỉ đến khi Sledgehammer Games chính thức tiếp nhận sản phẩm này, Call of Duty mới thực sự có một bộ mặt hoàn toàn khác.
Gần như tất cả đều được làm lại từ đầu, nền ánh sáng, hiệu ứng vật lý, cháy nổ, mức đổ bóng... Đặc biệt game có những màn CGI đẹp không tì vết. Một cú lột xác ngoạn mục của Call of Duty.
Far Cry 4
Nối tiếp những thành công đã từng làm được với Far Cry 3, Ubisoft tiếp tục cho ra phiên bản tiếp theo của dòng game survival nổi tiếng này, Far Cry 4. Tham vọng của Ubisoft là rất lớn khi quyết định đổi gió cho game thủ bằng bối cảnh trên sườn núi Himalaya nhưng chính điều đó cũng tạo ra rất nhiều thách thức trong quá trình xây dựng bối cảnh, tuy nhiên, Ubisoft đã không làm khán giả thật vọng.
Sử dụng nền engine Dunia Engine 2 (engine từng làm Far Cry 3) nhưng đã được sửa chữa rất nhiều để xây dựng Far Cry 4 là bước đi đúng đắn của Ubisoft. Cấu hình không đòi hỏi cao nhưng đồ họa chi tiết, rực rỡ và rất sống động. Himalaya chưa từng đẹp đến như vậy, từng nhành cây ngọn cỏ và nền ánh sáng thực sự tuyệt vời.
The Last of Us: Remastered
Bản thân The Last of Us vốn đã là một tựa game không chỉ có nội dung tốt mà còn sở hữu nền tảng đồ họa vượt trội nhưng chỉ khi Naughty Dog quyết định độ lại nền đồ họa của game bằng phiên bản Remastered trên nền PS4, game thủ mới được thấy được The Last of Up tuyệt đẹp như thế nào. Game gần như vắt kiệt sức mạnh của PS4 để tạo ra một bối cảnh tận thế thảm thương nhưng cũng tuyệt vời hơn bao giờ hết.
Alien: Isolation
Phim ảnh vốn đã dựng lên những quái vật Alien vô cùng kinh dị, nhưng trong thế giới game chỉ đến khi Alien: Isolation ra mắt, game thủ mới được chứng kiến giống loài ngoài trái đất này đáng sợ đến như thế nào. Không chỉ tạo ra một con quái vật "thật" nhất có thể, nhà sản xuất The Creative Assembly còn xây dựng một môi trường, một không gian chân thực âm u và đáng sợ cũng không kém.
Dù chất lượng nội dung của Alien: Isolation chưa thực sự được đánh giá cao nhưng cái khiến game thủ bị cuốn vào tựa game này chính là sức mạnh đồ họa: một sự chân thực đang sợ cứ như gamer chính là người đang dò dẫm trong cái không gian đầy chết chóc đó.
Assassin's Creed Unity
Sau khi ra mắt được vài ngày, ACU của Ubisoft đã hứng chịu không biết bao nhiêu chỉ trích về các lỗi trong game. Đặc biệt là vụ nói hớ của mình trước các fan của AMD. Tuy nhiên xét cho cùng, Unity vẫn xứng đáng là phiên bản có nền đồ họa đẹp nhất mà Assassin's Creed mang lại cho người chơi. Ubisoft gần như lật tung toàn bộ thiết kế của game, nhồi vào đó 1 hệ engine mới, kêu gọi những nhà thiết kế kiến trúc thậm chí có cả tư vấn từ các chuyên gia lịch sử để xây dựng lên một bối cảnh hoành tráng nhất từ trước đến giờ của Cách Mạng Pháp.
Game có thể cho xuất hiện cùng lúc 10000 NPC khác nhau trên cùng 1 khung hình. Mặt khác, nếu gamer có thể max settings và dạo chơi trong game 1 cách vô tư mà không lo bị drop FPS bạn sẽ thấy rằng Ubisoft đã cố gắng đến mức nào. Cảnh vật chi tiết tới từng góc cạnh, ánh sáng vàng chói xuyên qua từng nhành cây mái nhà... ACU thực sự tuyệt vời nếu như không bị một vài lỗi ngớ ngẩn làm hỏng cả tựa game.
Child of Light
Xây dựng trên nguồn cảm hứng và trí óc tuyệt vời của nhà làm phim Hayao Miyazaki và chuyên gia thiết kế Yoshitaka Amano. Game theo phong cách hoạt hình trong những mẩu truyện tranh từ chục năm trước và chứa đựng nhiều âm hưởng của Bắc Âu trải dài từ những vùng tăm tối, máy móc tới những cánh đồng hoa đẹp bất tận. Child of Light có một vẻ đẹp quyến rũ kì lạ nhờ vào nét vẽ và hiệu ứng ánh sáng rất tài tình của nhà phát triển Ubisoft.
Destiny
Activision quyết định chi một số tiền khổng lồ và nhiều nhất trong lịch sử ngành công nghiệp giải trí: 500 triệu đô để tạo dựng lên tựa game có 1 không 2, Destiny. Nhà phát triển Bungie cũng đã dồn mọi tấm huyết của mình vào đây kể từ khi dứt áo ra đi khỏi dự án Halo.
Destiny được xây dựng trên nền engine không được công bố chính thức của Bungie nhưng họ xác nhận đã mất ít nhất 2 năm để phát triển engine và trau chuốt nó. Thế giới kì ảo trong Destiny hiện ra tuyệt vời và mang lại cho gamer rất nhiều cảm xúc như đã từng làm với Halo. Những hành tinh sát nhau, những thành phố và khu vực hoang tàn, khu nhà máy và các mỏ nguyên liệu hoang phế, tất cả đều được dựng lên sống động nhất có thể.
Mario Kart 8
Sở hữu nền đồ họa dễ thương và nhất là không bao giờ cũ, Mario Kart 8 đã sớm chinh phục tất cả người dùng hệ máy Wii U. Game mang vẻ đẹp gợi nhớ về những năm 2000, đồng thời sử dụng các công nghệ mới để tạo ra nền đồ họa tiên tiến. Chính việc kết hợp giữa các cũ, cái biểu tượng và cái mới đã tạo ra một trong những tựa game đẹp nhất từng có trên Wii U.
Infamous Second Son
Seattle được chọn làm bối cảnh của tựa game này. Trước khi thực hiện đã có khá nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc có nên giữ nguyên mọi kiến trục thiết kế của thành phố này hay thay đổi toàn bộ. Nhưng cuối cùng để giữ nguyên những giá trị của Seattle trong suốt gần 100 năm qua mà vẫn có những nét đổi mới, đội ngũ thiết kế quyết định pha trộn 2 phương thức trên với nhau.
Kiến trúc của thành phố này được các nhà thiết kế của Sucker Punch đầu tư xây dựng từ rất lâu, đồng thời họ nêu ra rất nhiều ý tưởng để đội ngũ lập trình có thể thực hiện. Mặt khác, một trong những điểm đặc sắc của game là mức độ chi tiết của cảnh vật như rừng cây, mặt nước đều được xử lý tốt. Nét mặt trên nhân vật và cử động rất chuẩn mực. Infamous Second Son đã khiến không ít gamer trầm trồ về nền đồ họa thực sự ấn tượng.
Theo Game4v
Mỹ sẽ cải cách giáo dục bằng video game Trong tâm trạng vui vẻ việc tiếp thu luôn luôn dễ dàng hơn là bị bắt ép, vì vậy mà bộ giáo dục Mỹ muốn đưa game vào trong giảng dạy. Theo một nghiên cứu mới công bố của trường đại học bang Indiana, Mỹ thì phần lớn giới học sinh ngày nay dành thời gian chơi game nhiều ngang với việc đi...