Công tố viên Thụy Điển tính thẩm vấn ông chủ Wikileaks tại Anh
Các công tố viên Thụy Điển muốn thẩm vấn người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, ở London về cáo buộc tấn công tình dục, sau nhiều lần yêu cầu ông rời khỏi nơi tị nạn ở Anh nhưng bất thành.
Julian Assange tại đại sứ quán Ecuador ở London tháng 12/2012. Ảnh: Reuters
Các công tố viên Thụy Điển hôm nay cho biết họ đã hỏi ý kiến Julian Assange, về việc thẩm vấn ông tại London, sau vài năm yêu cầu ông phải đến Stockholm để giải quyết cáo buộc tấn công tình dục hai phụ nữ năm 2010.
Assange bác bỏ cáo buộc này và từ chối đến Thụy Điển vì cho rằng Stockholm có thể trục xuất ông đến Mỹ, nơi ông có nguy cơ đối mặt với bản án từ 35-40 năm, sau khi WikiLeaks công khai nhiều tài liệu quân sự và ngoại giao mật của Mỹ.
Một trong những luật sư của Assange cho biết ông hoan nghênh yêu cầu này nhưng bày tỏ lo ngại rằng quá trình có thể mất nhiều thời gian, vì đề xuất của Thụy Điển cần sự đồng ý từ chính quyền Anh và Ecuador.
“Ông ấy đã mong muốn điều này trong 4 năm. Ông ấy chẳng muốn gì hơn ngoài cơ hội đưa ra lời kể về sự việc đã xảy ra để chứng minh mình vô tội”, luật sư của Assange, Per Samuelson nói với Reuters. Đại sứ quán Ecuador ở London hiện chưa đưa ra bình luận.
Video đang HOT
Assange, công dân Australia 43 tuổi, đồng sáng lập trang Wikileaks năm 2006. Ông không thể rời khỏi đại sứ quán Ecuador kể từ khi xin tị nạn tại đây từ năm 2012. Một tòa án phúc thẩm Thụy Điển cuối năm ngoái giữ nguyên lệnh bắt tạm giam Assange, nhưng cho rằng các công tố viên chưa làm hết sức để thẩm vấn ông.
Lý do chính cho sự thay đổi của các công tố viên sau nhiều lần yêu cầu Assange đến Thụy Điển không thành được cho là do luật pháp nước này giới hạn thời gian điều tra một số hành vi phạm tội. Trong trường hợp của ông Assange, các công tố viên chỉ có cơ hội thẩm vấn ông về một số cáo buộc cho đến tháng 8/2015, mặc dù họ có quyền điều tra các cáo buộc hiếp dâm nghiêm trọng nhất cho đến năm 2020.
Phương Vũ
Theo VNE
Trưởng công tố xinh đẹp của Crimea tiết lộ chuyện bị dọa giết
Trưởng công tố của Cộng hòa Crimea thuộc Nga cho hay các quan chức thực thi luật pháp của Ukraine đã đe dọa bỏ tù và thậm chí giết cô vì nắm giữ vị trí này, nhưng điều đó không khiến cô lo sợ.
Trưởng công tố Crimea Natalya Poklonskaya (Ảnh: RT)
"Các quan chức văn phòng tổng công tố Ukraine đã gọi cho tôi và đe dọa, nói rằng họ có thể tốn tôi vào tù, rằng sẽ giết tôi, sẽ tôi thành từng mảnh", Natalya Poklonskaya cho biết trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Tass nhân đánh dấu tròn 1 năm cô nhận nhiệm vụ.
Cơ quan lập pháp tối cao của Cộng hòa Crimea đã bổ nhiệm cô Poklonskaya làm trưởng công tố vào ngày 11/3/2014.
"Họ nói thẳng và ông úp mở rằng nếu tôi từ bỏ văn phòng công tố Crimea ngay tức thì, họ sẽ coi đó là một quyết định tự nguyện nhằm ngăn chặn các hành động tội phạm. Họ còn nói một chiếc xe tải chở một đội quân đang trên đường tới bắt tôi và họ có thể ném tôi vào tù".
"Tôi đáp lại rằng nhà ngồi tù còn hơn làm việc cho những kẻ phát xít", nữ công tố viên xinh đẹp nói.
Trong cuộc phỏng vấn, Poklonskaya cũng tiết lộ về các chi tiết không được công bố trước đó về việc bổ nhiệm cô vào vị trí trưởng công tố.
Poklonskaya cho hay cô đã nhận được đề nghị từ Thủ tướng Crimea khi đó là Sergey Aksyonov, người mới biết cô được vài ngày. Ban đầu, cơ quan lập pháp Crimea đã phê chuẩn một người khác cho vị trí trưởng công tố, nhưng người đàn ông đó lại từ chối đề nghị ở phút chót.
Khi ông Aksyonov nói rằng Poklonskaya cần đảm nhiệm vị trí trưởng công tố tại Crimea, cô nói cô có thể làm bất kỳ điều gì mà người dân cần ở cô.
"Tôi không sợ gì cả. Khi chuẩn bị nhận trọng trách to lớn, tôi đã quyết gạt bỏ mọi sự sợ hãi. Tôi muốn hoàn thành công việc và chỉ cảm thấy sợ hãi về sau. Chúng tôi cần nỗ lực để động viên mọi người và cho họ thấy rằng chúng ta đang ủng hộ lý do chính đáng", Poklonskaya nói.
Nữ nhân viên hành pháp 33 tuổi đã được bổ nhiệm làm quyền trưởng văn phòng công tố Crimea đúng vào thời điểm cơ quan này được thành lập theo yêu cầu của Tổng công tố Nga Yury Chaika. Poklonskaya nhậm chức tháng 5/2014.
Video về cuộc họp báo đầu tiên của Poklonskaya trên cương vị mới đã gây sốt trên mạng internet, thu hút hàng triệu người xem, nhờ vẻ đẹp của cô. Ngay sau đó, Poklonskaya trở thành một thần tượng trên mạng interntet, đặc biệt tại Nhật Bản, nơi những người ủng hộ đã gọi cô bằng biệt danh "Prosecutie".
Tuy nhiên, Poklonskaya cho biết cô không vui mừng với sự chú ý đó.
"Tôi là một luật sư, không phải một Pokemon hay thứ gì đó", Poklonskaya nói về sự nổi tiếng trên mạng.
Hồi tháng 12 năm ngoái, báo chí Nga đưa tin rằng dân quân Crimea đã phá vỡi một âm mưu nhằm vào Poklonskaya và các thành viên khác trong văn phòng của cô.
"Vài tháng trước, các thành viên của chúng tôi đã tìm thấy một túi chất nổ tại văn phòng công tố Crimea và vào tháng 11 là một chiếc phong bì chứa vật liệu nổ, được gửi qua đường bưu điện và gửi tới công tố viên", Sergey Turchanenko, chỉ huy lực lượng Dân quân nhân dân, cho biết với tờ Rossiyskaya Gazeta khi đó.
An Bình
Theo Dantri/RT
Ả Rập Xê Út chặt đầu một công dân Philippines Một công dân Philippines bị Ả Rập Xê Út trừng phạt bằng hình thức chặt đầu theo luật Hồi giáo của nước này vì đã sát hại ông chủ của mình. Lao động nước ngoài đang làm việc ở một công trình xây dựng tại thủ đô Riyadh - Ảnh: AFP Vụ chặt đầu đã được thực hiện hôm qua 9.3 tại thủ...