Công thức làm đẹp từ đường
Đường giúp tẩy tế bào chết, mềm da, tẩy độc, tẩy lông và thậm chí giúp son môi lâu phai hơn.
Đường không chỉ dùng để pha chế, nấu ăn mà còn rất hữu dụng trong việc làm đẹp cho da mặt và cơ thể. Dưới đây là những công thức làm đẹp với đường mà bạn có thể thực hiện tại nhà, rất đơn giản và không mất thời gian.
1. Tẩy da chết
Thành phần:
chén đường
2 thìa kem hoặc sữa đặc
5 giọt tinh dầu cam
1 chén dầu jojoba hoặc hạnh nhân
Cách làm:
Trộn đường, dầu và kem với nhau. Sau khi hỗn hợp được trộn đều, cho thêm dầu cam. Xoa lên khắp cơ thể bắt đầu từ đôi chân ngược lên. Massage theo hướng vòng tròn và để như vậy trong 10-15 phút, sau đó tắm thật sạch.
Đường không chỉ dùng để pha chế, nấu ăn mà còn rất hữu dụng trong việc làm đẹp
cho da mặt và cơ thể.
2. Tẩy độc cho da
Thành phần:
chén đường
10 giọt tinh dầu chanh hoặc chén nước cốt chanh
1 chén dầu olive hoặc hạnh nhân
Cách làm:
Trộn tất cả các thành phần với nhau. Xoa lên khắp cơ thể bắt đầu từ chân ngược lên. Massage theo vòng tròn sau đó tắm sạch.
3. Tẩy lông
Video đang HOT
Thành phần:
10 thìa lớn đường kính (đường cát, đường hoa mai…)
Nước vắt từ nửa quả chanh (bỏ tép)
1 thìa nước.
Cách làm:
Quấy đều các thành phần trên rồi cho lên bếp, để lửa nhỏ và quấy đều cho đến khi có độ dính, chuyển màu nâu nhạt và có mùi thơm caramen. Quấy thêm khoảng 15 giây trên ngọn lửa nhỏ. Cách làm giống như ta quấy nước hàng và bỏ thêm nước cốt chanh.
Khi cảm thấy độ keo dính vừa đủ, nhắc ra để nguội bớt nhưng phải đủ ấm để nước đường không bị cứng lại. Dùng thìa gỗ quết lớp nước keo ấm này lên vùng “violon”. Đợi đến khi keo đường khô, bóc từng mảng đường ra. Khi bóc, nhớ theo chiều ngược lại với hướng lông mọc. Làn da sạch phẳng sẽ lộ ra sau lớp màng đường vừa tróc.
Những công thức làm đẹp với đường bạn có thể thực hiện tại nhà, rất đơn giản và không mất thời gian.
4. Làm mềm vết chai, sần
Trộn đường và kem dưỡng da vào nhau theo tỉ lệ 1:4, trộn đều lên và dùng như kem dưỡng da thông thường. Cho hỗn hợp lên khuỷu tay, gót chân, bàn tay và những vùng da có vết chai trên cơ thể. Dưới tác dụng của đường, làn da sẽ dần trở lại vẻ mềm mịn, trắng sáng.
5. Giúp son môi bền màu
Sau khi thoa son thỏi (lipstick), thoa một ít đường lên môi, để khoảng 30 giây, sau đó, liếm hết đường đi. Cuối cùng là lúc thoa son bóng (Lipgloss). Cách này giúp son môi lưu lại thật lâu, bạn gái sẽ cảm nhận độ căng mịn cũng như mềm mại của đôi môi.
Theo Vzone
Làm Văn nghị luận dựa theo công thức
Ngày trước, có một thầy mà tôi rất nể trọng đã dạy cho chúng tôi bí quyết làm văn dựa vào các công thức có sẵn. Nay xin trình bày sơ lược lại kinh nghiệm đó cho các bạn còn đang đi học tham khảo thêm, chắc chắn với các công thức này bạn không phải lo lắng đến việc không tìm ra ý tưởng viết văn nữa, mà bạn chỉ còn phải lo chọn lọc, sắp xếp các ý tưởng của mình tìm được.
Cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.
Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết luận:
1. Mở bài
Là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:
Gợi - Đưa - Báo: tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.
Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp/6 lối để giải quyết như sau:
Tương đồng/tương phản: đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.
Xuất xứ/đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng.
Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.
Nắm được "công thức" này, văn nghị luận sẽ không còn quá khó khăn với tụi mình nữa. (Ảnh minh họa)
2. Thân bài
Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đây để đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:
Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Đối với Chứng minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
Gì: Cái gì, là gì
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Do: do đâu
Nguyên: nguyên nhân
Hậu: hậu quả
Hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên, tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng.
2.2 Đối với Chứng minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa
Mặt: các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...)
Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..)
Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, mùa mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..)
Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ...)
2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức: Nào - Sao - Cảm
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân
Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài.
3. Kết bài
Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này:
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân
Như vậy trên đây là những kinh nghiệm cô đọng nhất về cách tìm ý cho bài văn dựa vào công thức, phương pháp này do thầy giáo dạy tôi năm cấp 2 hướng dẫn, ông đã áp dụng để giảng dạy học sinh từ những năm 60 của thế kỷ trước, tới nay vẫn còn hiệu quả.
Chúc các bạn học tốt với kinh nghiệm trên.
Chế tạo đèn lava theo công thức nước + dầu ăn Chính là loại đèn màu nhiều màu sắc có nước chảy liên tục giống như nham thạch núi lửa í! Trò này mà chơi trong đêm trung thu thì sẽ cực kì thú vị đấy! Chuẩn bị những nguyên liệu sau: - Chai nhựa (hoặc cốc, lọ, ống nghiệm...) - Dầu ăn - Nước - Phẩm màu - Viên C sủi (nên mua...