Công nhận GS, PGS: Cuộc đua đầy may rủi
Nhiều chuyên gia nhìn nhận, ‘cái dở nhất’ của chuyện xét công nhận giáo sư, phó giáo sư ở VN là vàng thau lẫn lộn nên công chúng nhìn vào không biết ‘đâu thật đâu dỏm’, khiến việc xét công nhận tiêu chuẩn này trở thành một cuộc đua đầy may rủi.
ảnh minh họa
Như Báo đã có bài phản ánh, 1.226 là con số ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm nay, bằng gần đúng số lượng của hai năm 2016 và 2015 cộng lại. Lý giải hiện tượng này với báo giới, GS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh GS nhắc tới Quyết định 174 (quy định tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, được ban hành từ năm 2008) và ví von đợt xét năm nay như “chuyến tàu chót mang số hiệu 174″, từ đó nảy sinh tâm lý mong muốn được lên “chuyến tàu” này của nhiều ứng viên.
Trao đổi với PV, nhiều cán bộ, giảng viên các trường ĐH cho biết đúng là có tâm lý đó.
Tức tốc chạy nước rút
PGS Lê Minh Quý, Viện Cơ khí – Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nói: “Tuy nhà nước không có văn bản chính thức nào nói rằng đợt xét năm nay là đợt cuối xét theo Quyết định 174 nhưng anh em trong trường cũng kháo nhau về việc sang năm có thể phải làm theo quy định mới”. Theo PGS Quý, khó có thể nói quy định mới sẽ khó hơn quy định hiện nay, mà quy định nào cũng sẽ khó với người này nhưng dễ với người kia. “Ví dụ quy định mới có thể có lợi với những người nhiều bài báo ISI mà chính vẫn những người ấy lại sẽ gặp bất lợi nếu nộp hồ sơ xét năm nay”, PGS Quý nói.
PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng thông tin: “Người ta cho rằng năm tới nếu thực hiện quy định mới thì yêu cầu tiêu chuẩn PGS sẽ cao hơn nên nhiều thầy tức tốc chạy nước rút”. Ai cũng vội vàng đến mức theo ông, có một trường hợp làm hồ sơ GS mà thiếu hẳn 2 tiêu chuẩn cứng rất quan trọng là viết sách và nghiên cứu sinh. Đã vậy hồ sơ còn rất sơ sài nên đã bị loại ngay từ cấp cơ sở.
Theo nhiều cán bộ giảng dạy các trường ĐH, những năm trước đây, thường các ứng viên chỉ nộp hồ sơ khi đã đủ sự tự tin, nghĩa là họ tự tính toán được điểm hồ sơ của mình đã đạt mức khá so với các tiêu chuẩn trong quy định của nhà nước. Còn năm nay, vì tâm lý chạy đua với đợt cuối, nhiều người điểm hồ sơ chỉ mới đạt ngang sàn cũng mạnh dạn đăng ký. Đăng ký xong, có người “chạy”, có người phó mặc cho may – rủi.
Tiêu cực tùy từng ngành !
Video đang HOT
Một chuyên gia ngành luật nêu ý kiến: “Hội đồng chức danh GS nhà nước chỉ công bố tên các ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn mà không hề công khai lý lịch khoa học của các vị này, nên xã hội muốn giám sát cũng khó. Chẳng hạn mấy hôm nay tôi nghe mọi người cứ bàn tán việc một giảng viên bảo vệ tiến sĩ được 2 năm, trong khi quy định là phải từ 3 năm trở lên, mà giờ đã thấy tên trong danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn PGS”.
Một cán bộ Trường ĐH Giao thông vận tải ở Hà Nội tâm sự: “Trường có hơn 30 ứng viên nộp hồ sơ, đều được hội đồng cơ sở cho qua hết. Lên ngành thì chỉ bị trượt 1 người. Đúng là khó tin rằng nền khoa học VN vươn vai một phát là thành Phù Đổng nhưng tôi nghĩ là do tâm lý ‘tháo khoán’ của các hội đồng nói chung thôi chứ không phải vì ứng viên năm nay ‘chạy’ nhiều hơn mọi năm. Với lại mức độ nghiêm túc còn tùy vào từng ngành. Chẳng hạn bạn trượt của trường tôi ở ngành điện – điện tử, mà ngành ấy cũng có tiếng là có hội đồng nghiêm túc. Nhưng so với các đồng nghiệp khác trong trường bạn ấy trượt ‘oan’. Về mặt chuyên môn bạn ấy thuộc diện khá, là một trong số ít ứng viên của trường có bài báo ISI”.
Trong khi đó, một thành viên hội đồng công nhận GS ngành công nghệ thông tin cho biết ngành này năm nay không một người nào đạt GS. Có 45 ứng viên PGS nhưng chỉ được 29 người. Trong đó có những người xét năm nay là năm thứ 3. Các ứng viên đã đạt ở hội đồng cơ sở nhưng lên đến hội đồng ngành thì bị loại hầu hết là do khâu tín nhiệm không đạt số phiếu quy định.
PGS Ngô Huy Cương, Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết ngành luật những năm trước quá nhiều lùm xùm trong việc xét GS, PGS thì năm nay có bao nhiêu ứng viên từ các cơ sở đề xuất đều được thông qua hết. “Vì thế mà một số người mất lòng tin, năm nay không nộp hồ sơ ứng cử nữa, tỏ ra nuối tiếc sau khi biết kết quả”, PGS Cương nhận xét. Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội có 4 ứng viên thì bị loại 1 người. Ứng viên bị loại không phải vì thiếu cơ sở cứng mà do thiếu số phiếu tín nhiệm.
Xung quanh những nghi vấn tiêu cực, nhiều chuyên gia đồng ý rằng “còn tùy từng ngành, hoặc tùy từng trường hợp”, chứ không nên nghĩ trường hợp nào cũng tiêu cực.
Thêm nửa năm mà hồ sơ tăng ồ ạt là phi lý
Theo PGS Ngô Huy Cương, giải thích của GS Trần Văn Nhung về lý do tại sao số người được xét PGS, GS năm nay tăng đột biến là không thỏa đáng, và hạ thấp giá trị của những ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn PGS, GS năm nay so với những năm trước.
PGS Cương phân tích: “Đã sinh ra quy định tiêu chuẩn PGS, GS nghĩa là cần có sự công bằng trong việc xét không chỉ giữa ứng viên này với ứng viên khác trong một lần xét mà phải giữa lần xét này với lần xét khác. Việc GS Nhung nói thế sẽ khiến dư luận hiểu rằng có một sự hạ thấp tiêu chuẩn trong đợt xét này, nên khiến nhiều người đạt hơn. Phát biểu này của GS Nhung giờ trở nên ầm ĩ trong giới và tôi cho rằng đây là một phát ngôn bất ổn. Còn nói rằng vì việc nộp hồ sơ xét kéo dài thêm nửa năm nên có nhiều ứng viên hơn đạt yêu cầu hơn là không thỏa đáng. Để đủ hồ sơ làm PGS, GS, một nhà khoa học cần có thời gian tích lũy nhiều năm trời, chứ nhờ được thêm nửa năm mà số lượng tăng ồ ạt là phi lý. Cho dù nhờ có nửa năm đó mà người ta kịp có công trình đủ để làm PGS, GS thì cũng cần phải xem lại chất lượng của các công trình đó”.
Theo TNO
Vì sao số lượng giáo sư, phó giáo sư năm 2017 tăng 60%?
Theo GS Trần Văn Nhung, số lượng giáo sư, phó giáo sư tăng do yếu tố khách quan, chất lượng vẫn được đảm bảo.
ảnh minh họa
Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên . Tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người, tăng gần 60% so với năm trước.
Trao đổi với Báo chiều 2/2, GS Trần Văn Nhung - Tổng thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước - lý giải về sự tăng đột biến của số giáo sư, phó giáo sư trong năm 2017.
- Năm 2017, số người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tăng khoảng 60% so với năm trước. GS có thể lý giải về con số tăng đột biến này?
- Việc tăng giáo sư, phó giáo sư là lý do khách quan, trong khi đó chất lượng không thay đổi. Thậm chí, chất lượng có phần tăng lên.
Năm nay, thời hạn nộp hồ sơ kéo dài hơn 6 tháng so với năm trước. Nếu như hạn nộp hồ sơ ứng cử chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là ngày 5/11, thì năm 2016 là ngày 25/5, bởi chờ quy chế mới thay thế Quyết định 174 quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Thời hạn nộp hồ sơ dài hơn nên số ứng viên ứng cử chức danh giáo sư, phó giáo sư tăng tới 1.537 hồ sơ. Trong đó, 151 ứng viên giáo sư và hơn 1.300 ứng cử phó giáo sư.
Đồng thời, số lượng đăng ký đầu vào cũng cao hơn. Quá trình xem xét chất lượng được đảm bảo, không thay đổi so với các năm.
- Cụ thể, chất lượng của giáo sư, phó giáo sư năm nay thay đổi như thế nào so với các năm?
- Những con số tăng trưởng cho thấy chất lượng của giáo sư, phó giáo sư được đảm bảo. Số lượng công bố quốc tế, giảng viên trực tiếp giảng dạy, khả năng giao tiếp tiếng Anh tăng, số thành viên là nữ và nằm ngoài Hà Nội và TP.HCM đều nằm trong sự mong muốn.
Cụ thể, trình độ ngoại ngữ của các ứng viên tăng lên rõ rệt. Nhiều người đã được cử đi học nước ngoài theo Đề án 911 và có sự hợp tác với nước ngoài.
Số lượng giáo sư, phó giáo sư là nữ tăng lên 28%-29%, trong khi trước đây chỉ 25%. Số lượng bài báo quốc tế đăng trên tạp chí ISI/Scopus của ứng viên năm 2017 tăng. Cụ thể, ngành Vật lý có hơn 1.170 bài, ngành Hóa học - Công nghệ Thực phẩm là 1.020.
Một số ứng viên có nhiều bài báo quốc tế ISI/Scopus, chỉ số H cao (thước đo về năng suất làm việc, ảnh hưởng của công trình nghiên cứu đến cộng đồng khoa học quốc tế), hoặc có nhiều công trình được ứng dụng hiệu quả trong thực tế, đáng được biểu dương.
Đặc biệt, nhiều ứng viên đã được trao giải thưởng quốc tế uy tín vì thành tích nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Điển hình là Nguyễn Thế Hoàng (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) được giải thưởng A.v.Humboldt, APKO, J.N. Von Nussbaum của Đức; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Pháp...
- Lần xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư này, ông ấn tượng với trường hợp nào?
- Ứng viên giáo sư trẻ nhất năm 2017 là Phạm Hoàng Hiệp (Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), 35 tuổi, ngành Toán học. Đây là kỷ lục giáo sư trẻ nhất Việt Nam (năm 2016, giáo sư trẻ nhất là 37 tuổi).
Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất năm 2017 là Đỗ Đức Thuận (ĐH Bách khoa Hà Nội), 32 tuổi, ngành Toán học, đạt kỷ lục phó giáo sư trẻ nhất (người trẻ nhất năm 2016 là 28 tuổi).
Theo Zing
GS, PGS được phong tăng vọt trước thời điểm áp tiêu chuẩn mới Ngày 31/1 và 1/2 vừa qua, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã xét duyệt, bỏ phiếu tín nhiệm 1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Con số này tăng 1,74 lần so với năm 2016 và 2,35 lần so với năm 2015. Lễ phong tặng chức danh GS, PGS năm 2016. Năm...