Công nhân đường sắt không có việc làm, cán bộ “tíu tít” chơi golf
“Chơi golf là quyền của mọi người, nhưng không thể chấp nhận được việc cán bộ đi chơi golf trong khi công nhân đang không có việc làm, thu nhập của người lao động thấp” – Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Trong một cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã thẳng thắn phê bình cán bộ ngành đường sắt trong việc chơi golf. Tuy không nêu đích danh tên cán bộ nhưng Bộ trưởng Đinh La Thăng đã cảnh cáo chung toàn ngành này về trách nhiệm công việc và lương tâm con người.
Bộ trưởng Đinh La Thăng (ảnh: Việt Hưng)
Với sự cảnh cáo này, chưa vội bàn tới quyết định cấm cán bộ ngành giao thông chơi golf của Bộ trưởng Thăng đưa ra trong năm đầu nhậm chức (golf là môn thể thao đắt tiền và rất mất thời gian – PV), điều đáng nói đối với ngành đường sắt là ở thực tế ngành này đang trong thực trạng lạc hậu về công tác bán vé thủ công, dịch vụ trên tàu còn nghèo nàn, đắt đỏ, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, yếu kém, tàu thường chậm giờ.
Thậm chí, cuối năm 2013, do không kham nổi nên ngành đường sắt đã có kế hoạch cắt 5 đôi tàu chợ (tàu dành cho người nghèo) để tránh thua lỗ 900 tỷ đồng/năm, tuy nhiên kế hoạch này không được Bộ trưởng Đinh La Thăng chấp thuận. Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Trần Ngọc Thành – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẳng định sẽ từ chức nếu trong năm 2014 đường sắt không thực sự đổi mới.
Trong tình hình trì trệ của ngành đường sắt, người đừng đầu ngành giao thông đã có nhiều lo ngại và đưa ra những hướng giải quyết trước mắt, lâu dài, trong đó đặc biệt tập trung vào việc tái cơ cấu và coi đó là sự sống còn của ngành đường sắt. Bộ trưởng Thăng yêu cầu ngành đường sắt trước tiên phải tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn của các dự án, đừng để người dân nghĩ đến đường sắt là nghĩ đến một hình ảnh trì trệ.
Bộ trưởng Đinh La Thăng còn đưa ra so sánh để cho thấy sự cấp bách trong hoạt động kinh doanh của ngành đường sắt và hàng không, khi mà toàn ngành đường sắt đạt doanh thu hơn 11,3 nghìn tỷ đồng/năm 2013 nên lương của gần 40.000 nhân viên ngành đang ở mức rất thấp, còn ngành hàng không mang lại doanh thu tới hơn 70.000 tỷ đồng trong năm 2013 nên lương trung bình tháng của nhân viên ngành hàng không cao gấp 2 lần ngành đường sắt. Đường sắt Việt Nam dường như không nghĩ mình là doanh nghiệp kinh doanh mà đang nghĩ mình là Bộ Đường sắt, quản lý Nhà nước về đường sắt hay gì đó nên rất chậm thay đổi.
Đường sắt đang trong tình trạng trì trệ, nhưng cán bộ ngành này lại thảnh thơi đi chơi golf
Video đang HOT
“Trong khi ngành đang khó khăn như thế nhưng tôi lại nhận được báo cáo là cán bộ ngành đường sắt đi chơi golf nhiều hơn cả ngành hàng không. Chơi golf là quyền của mọi người, bản thân môn golf cũng không có gì xấu, nhưng khi công nhân đang không có việc làm và thu nhập thấp thì người cán bộ phải có trách nhiệm nâng cao đời sống người lao động chứ không thể bỏ đó mà dành thời gian đi chơi golf là không thể chấp nhận được” – Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định.
Vị Bộ trưởng này cũng cho rằng, cần phải truy trách nhiệm của người đứng đầu, truy trách nhiệm cán bộ đi chơi golf để công việc trì trệ.
“Làm gì cũng phải gắn bó với công việc của mình, phải có lương tâm con người, phải có trách nhiệm với người lao động. Muốn xây dựng một quy trình làm việc hiện đại nhất, khoa học nhất phải xuất phát từ trái tim, từ lương tâm và trách nhiệm” – Bộ trưởng Đinh La Thăng nói rõ.
Được biết, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu đơn vị chuyên môn làm rõ hoạt động chơi golf của cán bộ ngành đường sắt, tùy theo mức độ của từng cá nhân, tập thể chơi golf làm ảnh hưởng đến công việc để có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định.
Năm 2013, toàn ngành đường sắt đạt doanh thu hơn 11,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm trước. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu về sản lượng lại đạt thấp hơn so với kế hoạch, tỷ lệ tầu đến đúng giờ thấp hơn năm 2012. Luồng hành khách cũng không tăng, mật độ đi rải đều trong các ngày nghỉ lễ, Tết; dịp hè khách đi đoạn ngắn tăng 15-20% nhưng đi đường dài lại giảm so với năm 2012.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Giả đại tá công an lừa chạy án, chạy việc
Dũng tự xưng là đại tá công tác tại Văn phòng Phía Nam Bộ Công an, con 1 Thứ trưởng Công an rồi đi lừa đảo các cá nhân phạm tội có nhu cầu chạy án, chạy việc cho những người muốn vào ngành công an.
Bắt siêu lừa
Ngày 28/1, Công an Tây Ninh cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh vừa có kết luận điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối đưa những thông tin giả có thể lo lót chạy án, chạy ngành, rồi chiếm đoạt tiền tiêu xài của 2 đối tượng Thái Văn Đức (59 tuổi, ngụ huyện Gò Dầu, Tây Ninh) và Nguyễn Hữu Dũng (43 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TPHCM). Cả 2 đối tượng này bị tố cáo và bị bắt từ tháng 9/2013.
Dũng và Đức tại cơ quan điều tra
Cụ thể, vào tháng 12/2012, Công an Gò Dầu (Tây Ninh) phát hiện và triệt phá đường dây cờ bạc dưới hình thức ghi số đề do Phạm Văn Lai, Võ Thị Thu Cúc tổ chức. Sau khi đường dây tổ chức đánh bạc này bị triệt phá, người thân của Lai và Cúc là Phụng, Ly đến gặp Đức để nhờ lo thủ tục cho các đối tượng trên được tại ngoại.
Trước đó, Đức nhậu cùng bạn bè và gặp Nguyễn Hữu Dũng, Dũng giới thiệu mình là đại tá đang làm việc ở Bộ Công an nên Đức điện thoại nhờ Dũng lo "chạy án" giùm vụ này. Dũng hứa lo được và ra giá 2.000 - 3.000 USD cho 1 người tại ngoại. Sau khi thỏa thuận, người nhà vợ chồng Lai, Cúc về nhà chuẩn bị tiền.
Để chứng tỏ mình là công an, Dũng điện thoại cho Đức và người nhà của Lai hẹn gặp nhau tại trụ sở làm việc của Bộ Công an. Khi mọi người đang trên đường đến thì Dũng điện thoại đổi địa điểm gặp ở sân bay Tân Sơn Nhất, vì Dũng bận đi đón tiếp đoàn cán bộ cấp cao. Khi gặp mặt, người nhà của Lai đưa cho Đức 130 triệu đồng nhờ đưa cho Dũng, Dũng kêu ghi đầy đủ tên họ người cần "chạy án".
Sau đó, Dũng nhiều lần vòi vĩnh người nhà của Lai đưa thêm tiền. Tổng cộng số tiền người nhà của Lai đã đưa cho Dũng lên đến 420 triệu đồng. Nhưng đến ngày hẹn thả người thì Dũng viện đủ mọi lý do để khất lần, khất lữa.
Đến giữa năm 2013, thấy tiền đã giao mà không thấy cơ quan chức năng cho Lai, Cúc tại ngoại nên người nhà của Lai điện thoại cho Dũng thì máy điện thoại tắt, mọi người chạy đến gặp ông Đức đòi lại số tiền trên thì ông tránh mặt.
Biết bị lừa nên ngày 3/7/2013, người nhà của Lai làm đơn tố cáo sự việc đến Công an huyện Gò Dầu. Công an Gò Dầu tiến hành điều tra xác minh và bắt Đức, Dũng vào ngày 2/9 và ngày 3/9. Tại cơ quan công an, hai đối tượng này chối cãi quanh co nhưng từ những chứng cứ thu được, chúng phải khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.
Nhiều nạn nhân khác tố cáo
Sau khi bắt được Dũng, cơ quan điều tra đã thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Từ đó, nhiều nạn nhân khác của Dũng biết được thông tin và đến Công an Tây Ninh tố cáo.
Như vụ ông P.M.Công (57 tuổi, ngụ huyện Tân Châu, Tây Ninh) bị Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh tuyêt phạt 3 năm tù giam về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Không đồng ý với mức án đã tuyên, Công làm đơn kháng cáo lên Tòa án tối cao TPHCM. Trong thời gian chờ ra tòa, thông qua nhiều người quen, Công nhờ Dũng chạy án cho mình.
Dũng đồng ý và ra giá 1 năm án giam sang 1 năm án treo là 40 triệu đồng nên 3 năm tương đương 120 triệu đồng. Cuối tháng 10/2011, Công lên TPHCM gặp Dũng và đưa cho Dũng 60 triệu đồng tại 1 quán cà phê gần Văn phòng Phía Nam Bộ Công an. Khi gặp nhau, Dũng giới thiệu mình là đội trưởng đội Cảnh sát điều tra của Bộ Công an.
Đến đầu tháng 12/2011, Dũng tiếp tục đòi 60 triệu đồng chạy án còn lại. Do không đủ tiền, Công chỉ đưa cho Dũng 50 triệu đồng và hẹn 10 triệu còn lại sẽ đưa hết sau khi ra tòa. Sau đó, Công bị tòa án tuyêt phạt 2 năm tù giam. Sau khi chấp hành án phạt tù xong, Công biết mình bị lừa nên làm đơn tố cáo.
Gần đây nhất là vào tháng 5/2013, anh V.T.Được (45 tuổi, ngụ quận 12, TPHCM) có con ruột muốn thi tuyển vào ngành Công an nhưng không đủ điểm sơ tuyển nên không thể đăng ký dự thi. Qua nhiều người quen, Được nhờ Dũng chạy cho con mình vào ngành công an.
Khi xem tướng mạo con anh Được, Dũng ra giá 250 triệu đồng để con anh Được vào ngành. Thấy giá tiền quá cao nên anh Được không đồng ý và không nhờ Dũng giúp. Thấy con mồi không cắn câu, đến ngày 22/8/2013, Dũng điện thoại cho Được nói giảm giá tiền lo cho con xuống còn 120 triệu đồng, anh Được đồng ý và đưa trước cho Dũng 80 triệu đồng.
4 ngày sau đó, Dũng điện thoại cho anh Được nói là sẽ lo cho con Được qua ngành giao thông và đòi đưa thêm 70 triệu đồng. Được đồng ý. Cuối tháng 8/2013, anh Được đưa thêm cho Dũng 2 lần tổng cộng là 90 triệu đồng (1 lần 50 triệu đồng, 1 lần 40 triệu đồng).
Tưởng đã chắc ăn nên anh Được ở nhà chờ đợi. Đang đợi tin con mình được vào ngành công an thì anh Được đọc báo mới biết Dũng bị công an bắt nên viết đơn tố cáo.
Qua điều tra, lực cơ quan điều tra xác định Dũng đã tự nhận đang công tác trong lực lượng công an có quan hệ, quen biết rộng lo được cho các bị hại có liên quan đến pháp luật tạo lòng tin cho bị hại tin đó là thật nhằm chiếm đoạt tài sản. Chỉ riêng các vụ có nạn nhân tố cáo thì đã thấy đối tượng này lừa đảo tổng cộng là 650 triệu đồng, chưa kể nhiều vụ khác công an điều tra ra mà nạn nhân chưa tố cáo.
Theo Dantri
Bị vợ sát hại vì "tội"... chăm làm Được vợ rủ đi ăn liên hoan hội đồng niên, nhưng vì tiếc nồi rượu đang nấu dở nên ông Đặng Bá T (SN 1957, trú tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang) hẹn đi sau. Bức xúc, người vợ cầm một thanh gỗ trong bếp phang liên tiếp vào đầu của chồng khiến nạn nhân tử vong. Sau đám tang,...