Công nghệ sẽ thay đổi phong cách mua sắm của người tiêu dùng
Sự thay đổi về công nghệ và kinh tế đang từng bước cải thiện trải nghiệm mua sắm khi ngày càng chú trọng vào sự gắn kết với người tiêu dùng.
Nhiều nhà bán lẻ đang đẩy mạnh sử dụng công nghệ để lôi kéo người tiêu dùng cả qua hình thức mua sắm trực tuyến hay tại cửa hàng. Theo tổ chức nghiên cứu thị trường Euromonitor International, 83% hàng hóa trên toàn cầu được dự báo sẽ vẫn được mua tại các cửa hàng trong năm 2022, dù cho những thay đổi về công nghệ và kinh tế đang làm nhiều cửa hàng phải đóng cửa. Dưới đây là một vài công nghệ được kỳ vọng sẽ làm thay đổi cách mua sắm tại các cửa hàng vào năm 2020.
Kể từ khi Amazon công bố dự án “công nghệ mua sắm tiên tiến nhất trên thế giới” một năm trước đây, các nhà bán lẻ đã không ngừng hỏi thăm các công ty công nghệ để tìm hiểu phương pháp tạo ra một cửa hàng không cần nhân viên. Sự ra đời của mã vạch không hỗ trợ tính năng gắn thẻ item-level của thời đại vạn vật kết nối (IoT) và các thuật toán thông minh hơn được mở ra bằng trí tuệ nhân tạo đã biến điều này trở thành có thể.
Với Amazon Go, người dùng chỉ việc bước vào cửa hàng, lấy đồ mình cần và đi ra mà không cần phải tính tiền. Điểm đặc biệt của Amazon Go là khách hàng có thể vào đây, lựa chọn những thứ muốn mua và sau đó rời đi mà không cần phải thanh toán tại quầy như những siêu thị hay cửa hàng bán lẻ khác. Amazon sử dụng hệ thống cảm biến và giám sát bằng máy tính để nhận biết những thứ mà người dùng đã lấy ra khỏi cửa hàng. Tổng số tiền các mặt hàng khách đã mua tại cửa hàng sau đó sẽ được trừ vào tiền trên tài khoản Amazon của người dùng ngay khi họ bước ra khỏi cửa hàng.
Mới đây, tại Trung Quốc, WeChat, Tập đoàn cửa hàng tự phục vụ EasyGo và các đối tác khác cũng đã chung vốn kinh doanh mở một cửa hàng tự phục vụ đầu tiên ở thành phố Thượng Hải, miền Đông nước này. Mô hình hoạt động của cửa hàng này cũng gần tương tự như Amazon Go, đó là khách mua hàng chỉ cần quét mã QR bằng ứng dụng WeChat trên điện thoại di động của họ để vào cửa hàng. Các thiết bị cảm ứng ở lối ra sẽ phát hiện những lựa chọn của khách hàng và tự động tính tiền trong “ví WeChat” (số tiền khách hàng nạp trong ứng dụng) khi khách hàng đi qua “cửa thanh toán.”
Giám đốc phụ trách hoạt động thanh khoản của WeChat, Bai Zhenjie, cho hay trong tương lai, công nghệ nhận dạng khuôn mặt và hình ảnh nhiều khả năng sẽ được lắp đặt tại cửa hàng này. Khách mua hàng chỉ mất 0,1 giây để thanh toán hoá đơn mua hàng
Các hãng công nghệ như Intel và IBM cũng đang cung cấp một bộ công nghệ để tạo ra các cửa hàng không có nhân viên như vậy.
Video đang HOT
Trong khi đó, công nghệ còn cho phép các nhà bán lẻ kết hợp kỹ thuật số với thực tế để tăng cường sự tham gia của người tiêu dùng và tăng sự trung thành của thương hiệu. Với công nghệ tương tác thực tế ảo, trải nghiệm mua sắm trực tuyến của đã được nâng cao, khi người mua hàng không chỉ có thể xem hình, video về sản phẩm mà còn được trải nghiệm trong môi trường ảo các sản phẩm đang quan tâm: nhìn, ngắm, dùng thử từ nhiều góc khác nhau. Một ưu điểm khác của việc dùng công nghệ tương tác thực tế ảo trong mua sắm trực tuyến là người dùng có thể giả lập việc dùng sản phẩm đó theo sở thích.
ModiFace, một trong số những ứng dụng di động tương tác thực tế ảo được nhiều nhãn hiệu làm đẹp sử dụng, gần đây đã cho ra mắt một loại gương tương tác thực tế ảo. Gương này, tăng cường theo dõi khuôn mặt và video 3D, cho phép người tiêu dùng trải nghiệm các kiểu trang điểm khác nhau tại cửa hàng.
Mặc dù nhiều nhà bán lẻ đã áp dụng công nghệ này qua mua sắm trực tuyến, song một số nhà bán lẻ khác bây giờ mới đang bắt đầu sử dụng công nghệ này để tạo ra nhiều trải nghiệm thú vị tại cửa hàng.
Trong thời đại mà mọi người bán mọi thứ, bản thân các nhà bán lẻ phải năng động hơn để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ. Chính công nghệ sẽ là chìa khóa để hỗ trợ họ tạo ra những phương cách mới, có ý nghĩa để người tiêu dùng tương tác với thương hiệu.
Theo vtv.vn
Mua sắm trực tuyến và rủi ro an ninh
Xu hướng mua sắm trực tuyến trong nhóm người tiêu dùng, nhất là đối với giới trẻ sống ở các thành thị ngày càng tăng cao.
Kênh bán hàng này đang trở nên sôi động hơn khi có thêm nhiều gương mặt mới cũng như các ông lớn nước ngoài quan tâm mà đặc biệt là sự tham gia tích cực của các nhà bán lẻ truyền thống. Sự ra đời của hàng loạt các website thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Adayroi... việc mua sắm online đã trở thành xu hướng chung của toàn cầu.
Đi đôi với việc thuận tiện trong việc trao đổi, buôn bán là những rủi ro tiềm ẩn mà người tiêu dùng cần phải thận trọng khi mua sắm trực tuyến bởi rủi ro tiềm ẩn về an ninh mạng. internet cũng là một nơi lý tưởng cho những kẻ tấn công, tạo nhiều cơ hội cho chúng truy cập vào thông tin cá nhân và tài chính của khách hàng. Những kẻ tấn công là những người đánh cắp thông tin và sử dụng thông tin đó nhắm mục đích đánh cắp tiền của chúng ta bằng cách mua hàng hoặc bán thông tin đó cho một tổ chức khác.
Các hình thức tấn công người dùng mua hàng trực tuyến
Kẻ xấu thường sử 3 hình thứ sau để chiếm đoạt tài sản của những người mua hàng online.
_ Tạo nên các website và tin nhắn email, đường dẫn lừa đảo: Không giống như cách mua sắm truyền thống là bạn biết được thực chất các cửa hàng này như thế nào, ở đâu và có các mặt hàng gì? Những kẻ tấn công có thể tạo ra những website lừa đảo giống như những website hợp pháp hay những email được gửi từ những nguồn tin cậy. Các hoạt động từ thiện xã hội cũng bị lợi dụng và bị bóp méo theo cách này, đặc biệt sau những thảm họa thiên nhiên hoặc những mùa nghỉ lễ. Những kẻ tấn công tạo những website và email độc hại nhằm thuyết phục bạn cung cấp thông tin cá nhân và tài chính.
_Nhắm vào những máy tính/tài khảon không an toàn: Nếu bạn không thực hiện các bước bảo mật để bảo vệ máy tính/tài khoản của bạn khỏi virus và những mã độc khác, thì kẻ tấn công có thể sẽ xâm nhập vào máy tính và toàn bộ thông tin của bạn trong đó. Một điều vô cùng quan trọng đối với các nhà cung cấp là cần phải bảo vệ hệ thống máy tính của mình để ngăn chặn kẻ tấn công khỏi việc xâm nhập vào cơ sở dữ liệu của khách hàng.
_ Chặn thông tin từ một giao dịch không an toàn: Nếu một nhà cung cấp không sử dụng mã hóa, kẻ tấn công có thể chặn thông tin của bạn khi nó đang được truyền đi.
Cách thức bảo vệ bản thân khỏi rủi ro mua hàng trực tuyến
_ Sử dụng các phần mềm bảo mật như: phần mềm diệt virus, tường lửa, phần mềm chống gián điệp. Hãy chắc chắn rằng phiên bản phần mềm diệt virus luôn được cập nhật. Phần mềm gián điệp ẩn trong các phần mềm cũng tạo cơ hội cho kẻ tấn công xâm nhập vào dữ liệu của bạn, vì vậy nên sử dụng một phần mềm chống gián điệp để quét máy tính của bạn và loại bỏ bất kỳ một file độc hại nào.
_ Giao dịch, mua bán với những nhà cung cấp đáng tin cậy trên thị trường. Trong nhiều trường hợp bạn cần phải xác minh tính hợp pháp và đáng tin cậy của các website bởi kẻ xấu thường sử dụng các website lừa đảo để lừa người dùng. Bạn cần phải khoanh vùng và ghi chú lại số điện thoại và địa chỉ của nhà cung cấp trong trường hợp có vấn đề gì xảy ra trong quá trình giao dịch.
_ Tận dụng những tính năng bảo mật: Sử dụng mật khẩu và những tính năng bảo mật khác như bảo mật 2 lớp để bảo vệ máy tính và dữ liệu của bạn khỏi những kẻ tấn công.
_ Kiểm tra các tùy chọn cài đặt phần mềm: Các chức năng cài đặt mặc định thường có sẵn ở hầu hết trong các phần mềm. Tuy nhiên những kẻ tấn công vẫn có thể lợi dụng các chức năng này để xâm nhập vào máy tính của bạn. Vậy nên, một điều vô cùng quan trọng là phải kiểm tra các tùy chọn cài đặt cho phần mềm kết nối với Internet và email, v.v). Áp dụng mức bảo mật cao nhất vẫn cho phép bạn sử dụng các chức năng bạn cần.
_ Kiểm tra những chính sách bảo mật: Trước khi cung cấp thông tin cá nhân hay thông tin tài chính, hãy kiểm tra chính sách bảo mật của website đó. Hãy chắc chắn rằng bạn biết được các thông tin của bạn được lưu trữ và sử dụng như thế nào.
_ Đảm bảo rằng thông tin của bạn đã được mã hóa và bạn phải cảnh giác với tất cả những email cung cấp thông tin
_ Giảm thiếu tối đa phương thức thanh toán trực tuyến khi mua sắm online
_ Kiểm tra hồ sơ mua hàng: Lưu giữ những thông tin mua hàng và các bản sao xác nhận của đơn vị bán hàng online, sau đó đối chiếu với ngân hàng. Nếu có sự sai khác, phải báo cáo ngay lập tức.
Mua hàng trực tuyến thực sự đem lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng đồng thời tiết kiệm được chi phí xã hội. Hãy là người tiêu dùng thông minh bằng cách tự bảo vệ mình trước những hiểm họa trực tuyến nhé.
Theo securitybox.vn
Đổi trả khi mua sắm trực tuyến: Làm sao lấy lòng người tiêu dùng? Theo khảo sát của Lazada gần đây với 469 người tiêu dùng mua hàng trực tuyến thì có đến 82% ý kiến chia sẻ sự nghi ngại về chất lượng của sản phẩm. Sự nghi ngại này càng tăng cao khi một số trang mua sắm hạn chế việc đổi trả hoặc áp dụng chính sách đổi trả giới hạn và tốn phí....