Công nghệ kinh doanh bằng cấp
Hoạt động liên kết với các trường đại học nước ngoài nổi lên như một phong trào. Tâm lý sính ngoại được khai thác triệt để, cứ có tên của bất cứ trường nào ở Mỹ hoặc các nước khác là hút khách…
Thanh tra Chính phủ vừa phát hiện một vụ bê bối trong đào tạo và cấp bằng vào lọai lớn nhất từ trước đến nay, kiến nghị không công nhận 2.000 bằng cử nhân, thạc sĩ do đối tác nước ngoài liên kết với Trung tâm Công nghệ đào tạo và hệ thống việc làm ( ETC) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cấp và bằng thạc sĩ do Đại học Kinh tế cấp. Một vụ việc rúng động dư luận.
Hoạt động liên kết với các trường đại học nước ngoài nổi lên như một phong trào. Tâm lý sính ngoại được khai thác triệt để, cứ có tên của bất cứ trường nào ở Mỹ hoặc các nước khác là hút khách. Nhiều trường thuộc loại “vô danh tiểu tốt” ở các nước nhưng lại được đại học trong nước chọn làm đối tác. Công nghệ đào tạo trở thành công nghệ kinh doanh bằng cấp cực kỳ hiệu quả với hàng nghìn người theo học. Đối với người cần bằng cấp hơn kiến thức, thì việc học hành dễ dàng, không cần bảo vệ luận văn cũng có bằng thạc sĩ sẽ rất hấp dẫn, bởi vì chương trình này giải quyết đúng nhu cầu của họ.
Hậu quả của những sai phạm trong đào tạo của ETC là 2.000 người có thể không được cấp bằng cử nhân và thạc sĩ. Người học không thể biết được những khúc mắc đằng sau hoạt động liên kết của nhà trường nên họ không có lỗi. Với uy tín của Đại học Quốc gia Hà Nội, người học có thể tin cậy hoàn toàn vào tuyển sinh và đào tạo. Họ đóng tiền, theo học để kiếm tấm bằng.
Video đang HOT
Nếu bằng cấp không được công nhận thì thiệt hại này giải quyết như thế nào? ETC có thể trả lại tiền nhưng không thể trả lại thời gian cho họ.
Đối với các trường nằm ngoài hệ thống Đại học Quốc gia được Thanh tra Chính phủ nêu tên và chỉ ra sai phạm, các chuyên gia quản lý đại học cho rằng có trách nhiệm của Bộ GDĐT. Bởi vì, để thực hiện được một hợp đồng liên kết đào tạo với đối tác nước ngoài phải thông qua nhiều bước, trong đó dứt khoát phải trình lên Bộ GDĐT. Vậy tại sao các trường đại học đó dám tự tung tự tác, vi phạm các quy định nhưng bộ lại không biết, hoặc biết nhưng vì lý do gì khác mà không xử? Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ GDĐT làm gì để ra nông nỗi như vậy?
Một việc quan trọng khác, từ phát hiện sai phạm tại ETC thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, cho thấy lỗ hổng chết người trong quản lý chất lượng đại học và trên đại học. Cơ chế cho phép Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM có những quyền tự quyếtquá lớn và quá rộng, nhưng thiếu sự kiểm tra của bộ chuyên ngành, đã dẫn đến những bất cập và sai phạm quá rõ.
Phần lớn người học muốn có bằng cấp nhưng ít tốn công sức, đi học thật dễ dàng để trở thành ông nghè, ông cử. Nhưng nếu quản lý nhà nước tốt thì họ có muốn bỏ tiền mua bằng cũng không được. Nhưng ở đây, có quá nhiều cơ hội béo bở cho người kinh doanh bằng cấp vànhiều điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu sở hữu những tấm bằng đó.
Theo Lê Thanh Phong
Lao Động
Tại sao thi ĐH Kinh tế Luật điểm toán nhân 2?
Năm nay, trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG, TP.HCM áp dụng nhân đôi hệ số môn toán cho cả 3 khối A, A1, D1 với điều kiện tổng điểm 3 môn của thí sinh trên điểm sàn.
Câu hỏi: "Xin cho em hỏi từ một số nguồn tin không chính thức từ bạn bè em biết rằng, truờng đại học Kinh tế Luật thuộc đại học Quốc gia TP.HCM, năm nay tất cả các ngành đều điểm toán nhân 2. Điều này có đúng không ạ? Năm nay em định dự thi vào ngành Luật Kinh tế của truờng đại học Kinh tế Luật, nhưng điểm toán em chỉ khoảng đạt mức trung bình khá nên em cũng đang do dự với quyết định này?
Ngoài ra, năm nay truờng cũng có ngành mới là Luật Quốc tế, cho em hỏi ngành này có gì mới và đặc biệt gì hơn so với ngành Luật Kinh tế? Xin mọi người cho em lời khuyên" - thí sinh ở địa chỉ email eenagekind_boy...@yahoo.com.vn.
Trường ĐH Kinh tế Luật chưa có ngành Luật Quốc tế. (Ảnh minh họa).
Ban Tư vấn tuyển sinh ĐHQG TP.HCM: "Trường ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG, TP.HCM áp dụng nhân đôi hệ số môn toán cho cả 3 khối thi A, A1, D1 với điều kiện tổng điểm 3 môn của thí sinh phải từ điểm sàn trở lên. Đây là một lợi thế cho những bạn học giỏi môn toán. Nếu thật sự em thích và quyết tâm thi ngành này, em nên tập trung để học tốt hơn môn toán.
Năm 2012, trường ĐH Kinh tế Luật chưa có ngành Luật Quốc tế, chỉ tuyển sinh nhóm ngành luật kinh tế, đào tạo cử nhân luật nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo có phẩm chất đạo đức tốt.
Cử nhân ngành Luật thương mại quốc tế có thể làm việc tại các cơ quan, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các văn phòng tư vấn pháp luật, công ty luật Việt Nam và công ty luật nước ngoài, tòa án, viện kiểm sát, cơ quan tư pháp, cơ quan đại diện ngoại giao...
Theo danh mục mã ngành cấp 4 của Bộ GD&ĐT, em muốn đăng ký dự thi vào ngành này, ở mục 2 em phải ghi rõ mà ngành là D380107: ở mục "chuyên ngành trong hồ sơ đăng ký dự thi thí sinh ghi "Luật thương mại quốc tế" hoặc "Luật kinh doanh" hoặc "Luật tài chính - ngân hàng - chứng khoán" hoặc "Luật thương mại quốc tế".
BAN TƯ VẤN TUYỂN SINH
Theo Infonet
ĐH Đà Nẵng: Hơn 13.000 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 Ngày 16/2, Đại học Đà Nẵng công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh các bậc Đại học, Cao đẳng , Trung cấp là 13.720. Năm 2012, ĐH Đà Nẵng có hơn 13 nghìn chỉ tiêu tuyển sinh các bậc ĐH, CĐ và TCCN. Trong đó, bậc Đại học có 8.740 chỉ tiêu (CT); Cao đẳng: 2.790 CT...