Công nghệ blockchain và cuộc chiến chống COVID-19
Nhà phát triển ứng dụng công nghệ chuỗi khối ( blockchain) Acoer đã phát triển công cụ trực quan hóa dữ liệu nhằm theo dõi dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19).
Người dân đeo khẩu trang đề phòng lây nhiễm virus corona chủng mới tại một nhà ga ở Bangkok, Thái Lan ngày 29/1/2020.
Công cụ này với tên gọi công cụ trực quan hóa dự liệu Hashlog, tương tác trong thời gian thực với công nghệ sổ cái phân tán Hedera Hashgraph.
Ứng dụng này cho phép các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và báo chí có thể hiểu được sự lây lan của chủng virus này và xu hướng lây lan theo thời gian thông qua hình ảnh được thể hiện trên bảng điều khiển Hashlog của Acoer.
Theo Chủ tịch điều hành Acoer, ông Jim Nasr, công cụ HashLog lấy dữ liệu từ trung tâm kiểm soát dịch bệnh và từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để có được các thông tin hữu ích. Người đứng đầu Acoer cho biết, HashLog cho phép trực quan hóa xu hướng phát triển của COVID-19 theo thời gian thực.
Điều này bao gồm con số tổng thể các ca nhiễm bệnh toàn cầu, tỷ lệ tỷ vong và tỷ lệ hồi phục trên số ca nhiễm (trong điều kiện có các dữ liệu đáng tin cậy), các ca nhiễm theo quốc gia cũng như các xu hướng phân tích trên Google về chủng virus này.
Ông Nasr chia sẻ HashLog đã thu hút sự quan tâm của các quan chức y tế công cộng trong chính quyền cấp liên bang và cấp bang của Mỹ cùng với truyền thông và các trung tâm chăm sóc sức khỏe. Ông cũng cho biết rằng hiện có một số đề nghị về việc sử dụng ứng dụng này trên phạm vi toàn cầu.
Video đang HOT
Mặc dù ứng dụng HashLog dường như có vẻ giống với các công cụ giám sát chủng loại virus theo thời gian thực, và bản đồ do Trung tâm Khoa học và Kiến trúc hệ thống thuộc đại học Johns Hopkins, người đứng đầu Acoer nhấn mạnh bảng điều khiển của công cụ này tiên tiến hơn tất cả các giải pháp khác, khi cho rằng dữ liệu không dễ hình dung hoặc trích xuất.
Theo ông, với Hashlog, mục tiêu của tập đoàn này là thu thập dữ liệu tự động. Công cụ này cung cấp cho các nhà nghiên cứu các bảng điều khiển tự động thay đổi khi các tiêu chí được chọn lọc đối với bất cứ thành phần đưa ra trong bảng điều khiển nào.
Điều thú vị là cả bản đồ giám sát dữ liệu của đại học Johns Hopkins và HashLog đều thể hiện những khu vực đặc biệt nơi có COVID-19 được báo cáo. Bản đồ trung tâm kiểm soát dịch bệnh chỉ hiển thị virus được báo cáo theo quốc gia. Tuy nhiên, loại bản đồ này lại yêu cầu những thông tin có chiều sâu hơn liên quan tới virus như báo cáo về các trường hợp lây nhiễm tại Mỹ cùng với các thông tin cho du khách và các chuyên gia y tế.
* Biện pháp theo dõi sự lây lan của COVID-19
HashLog hoạt động dựa trên sự tương tác trong thời gian thực với công nghệ sổ cái phân tán Hedera Hashgraph, là cơ sở dữ liệu được chia sẻ và đồng bộ hóa liên tục nhiều website, các tổ chức và chính quyền khu vực nhằm giúp theo dõi sự lan truyền của chủng virus này hiệu quả hơn.
Một lưu ý quan trọng là trong khi công nghệ chuỗi khối (blockchain) là một dạng công nghệ sổ cái phân tán, Hedera Hashgraph cho biết, công nghệ của họ kết hợp mọi dữ liệu liên quan tới COVID-19. Điều này giúp mang lại hiệu quả hơn so với các giải pháp dựa trên blockchain điển hình, trong đó nổi bật là công cụ này sẽ đóng vai trò là cơ sở dữ liệu chính có khả năng nhận được nhiều cập nhật trong thời gian thực gần nhất.
Giám đốc điều hành của Hedera Hashgraph, Mance Harmon, cho hay thông tin chăm sóc sức khỏe và y tế công là một lĩnh vực quan trọng mà các công nghệ sổ cái phân tán có thể đóng vai trò như một nguồn dữ liệu đáng tin cậy cho nhiều sử dụng.
Doanh nhân này khẳng định công nghệ sổ cái phân tán của Hedera Hashgraph đảm bảo không cho phép thông tin bị thao túng hoặc thay đổi khi mà sự kiện không được kiểm chứng. Ứng dụng Hashlog phát huy lợi thế của Hedera Hashgraph với tư cách là nền tảng tin cậy cho phép người dùng tìm hiểu thông tin theo thời gian thực liên quan đến COVID-19.
Ông lý giải cụ thể hơn về việc sử dụng chế độ phản chiếu chức năng của Hedera Hashgraph, cho phép bất kỳ người dùng nào muốn xem dữ liệu cơ bản về sự lây lan của chủng virus này thông qua việc sử dụng chế độ xem lại.
* Hỗ trợ nạn nhân của COVID-19
Công nghệ blockchain cũng đang được sử dụng để hỗ trợ hàng ngàn nạn nhân do virus ccorona gây ra. Đầu tháng Hai, tập đoàn Hyperchain đã ra mắt một nền tảng dựa trên blockchain đang được sử dụng để theo dõi các khoản quyên góp và cung cấp y tế được gửi đến các bệnh viện ở miền Trung Trung Quốc.
Ứng dụng Hyperchain, sử dụng blockchain nhằm đảm bảo các khoản đóng góp có thể theo dõi và không thay đổi, cung cấp cho các “mạnh thường quân” sự minh bạch trong theo dõi và xác định chính xác nơi những đóng góp của họ được sử dụng để chống lại COVID-19./.
Theo bnews
Ứng dụng công nghệ Blockchain cho đô thị thông minh
Ứng dụng công nghệ Blockchain (công nghệ chuỗi khối) để xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh (TTM) được xem là một trong những giải pháp quan trọng.
Công nghệ này có phạm vi ứng dụng rất rộng, bao trùm lên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, có thể giải quyết được những bất cập trong triển khai xây dựng TTM.
Theo các chuyên gia, TP Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, có sức thu hút và lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển, thành phố cũng phải đối mặt nhiều thách thức lớn, như gia tăng dân số nhanh làm quá tải hạ tầng đô thị, kéo theo các hệ lụy về ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, chất lượng phục vụ người dân chưa tốt, kinh tế phát triển chưa bền vững. Trong gần 5 năm trở lại đây, xu hướng xây dựng TTM đang tăng tốc rất nhanh trên toàn thế giới, bởi sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó có công nghệ Blockchain. Các công nghệ này làm thay đổi mạnh mẽ tất cả các lĩnh vực đời sống và có khả năng hỗ trợ ngày càng đắc lực hơn cho công tác dự báo, điều hành đô thị nếu thành phố ứng dụng công nghệ Blockchain vào công tác điều hành, quản lý TTM.
Các đại biểu tham quan sản phẩm ứng dụng công nghệ Blockchain trưng bày tại Hội nghị quốc tế "Công nghệ Blockchain cho đô thị thông minh".
Quyền Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh Lê Bích Loan chia sẻ: "Blockchain là một công nghệ mới, phát triển nhanh và đã mang đến cuộc cách mạng mới, xây dựng nền tảng công nghệ thông tin an toàn cho thành phố thông minh thông qua cung cấp các dịch vụ công tốt hơn và sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có, bao gồm hạ tầng vật chất và xã hội, chính phủ điện tử và công chứng, quản lý và vận hành đô thị, phát triển kinh tế - xã hội". Bà Lê Bích Loan cũng cho rằng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ Blockchain được xác định sẽ là công nghệ lõi trong các ứng dụng cho một TTM. Ứng dụng công nghệ này sẽ giúp các hoạt động được bảo đảm tính minh bạch, loại bỏ đơn vị trung gian, phi tập trung, tạo niềm tin, tăng độ bảo mật, dễ tiếp cận, tiết kiệm chi phí và tăng tốc độ giao dịch.
Nói về kết quả sau 18 tháng triển khai ề án "Xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành TTM giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025", Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Võ Thị Trung Trinh cho biết: "Thành phố đã tập trung triển khai, xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở; xây dựng Trung tâm điều hành TTM thành phố; xây dựng Trung tâm mô phỏng và dự báo kinh tế - xã hội thành phố; thành lập Trung tâm An toàn thông tin; triển khai xây dựng chính quyền điện tử. Trong đó, ứng dụng công nghệ Blockchain trong xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành TTM được xem là giải pháp cốt lõi trong thời gian tới".
Theo các chuyên gia, ứng dụng Blockchain trong cung cấp các dịch vụ công là công cụ hữu hiệu trong triển khai các dịch vụ công mang tính liên thông giữa nhiều cơ quan chức năng. Qua đó, giúp tránh được sự nhầm lẫn hay bỏ sót hồ sơ, tài liệu và bảo đảm tính minh bạch trong toàn chuỗi liên thông xử lý hồ sơ. ối với ứng dụng Blockchain trong quản lý điều hành đô thị, Blockchain sẽ trang bị hạ tầng IoT (in-tơ-nét vạn vật) rất mạnh cho một TTM, mở ra những khả năng nâng cao tính "thông minh" của công tác quản lý. Bên cạnh đó, ứng dụng Blockchain còn mang lại khả năng tự động hóa một số dịch vụ công. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của các khu đô thị và đô thị hóa, công nghệ Blockchain được chỉ ra như là một trong những cách để liên kết các loại công nghệ khác nhau và mở đường cho các loại hình "thông minh" khác như quản trị, an ninh, năng lượng, xây dựng và chăm sóc sức khỏe. Bà Võ Thị Trung Trinh cho biết thêm, dựa trên công nghệ Blockchain, thành phố sẽ sớm xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc này không chỉ mang lại uy tín cho những sản phẩm của thành phố cung cấp ra thị trường trong nước và quốc tế, mà quan trọng hơn còn là thước đo về trạng thái thực của các quy trình sản xuất tại từng đơn vị sản xuất cụ thể. Như thế, Blockchain không chỉ là phương tiện hỗ trợ sản xuất, kinh doanh mà cao hơn là công cụ giúp làm thay đổi tập quán canh tác, hướng tới các chuẩn mực quốc tế khi nước ta hội nhập ngày càng sâu với quốc tế.
Đặt vấn đề về quản trị TTM cho TP Hồ Chí Minh, TS Uy-li-am H. Nguyễn, Giám đốc điều hành, Nhà sáng lập Công ty Beowulf Blockchain chia sẻ: "Công nghệ Blockchain được xem như chìa khóa giải quyết hàng loạt vấn đề đang trỗi dậy trong xã hội. ể những giải pháp ứng dụng này đạt hiệu quả và bền vững, thành phố phải tạo ra được những nền tảng đột phá nhằm sản sinh ra một hệ sinh thái và các dịch vụ dựa trên công nghệ Blockchain. TP Hồ Chí Minh đang không ngừng phát triển. Việc tiếp thu và áp dụng những công nghệ tiên tiến thông qua khai thác dữ liệu và công nghệ, chắc chắn sẽ tạo ra hiệu quả rõ rệt, cải thiện tính bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Mới đây, Khu Công nghệ cao thành phố tổ chức Hội nghị quốc tế về "Công nghệ Blockchain cho TTM" nhằm hỗ trợ, xây dựng TP Hồ Chí Minh trở thành TTM. ồng thời, tăng cường sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài, chuyển giao công nghệ từ các viện, trường đại học trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ Blockchain vào các lĩnh vực đời sống. Tại hội nghị, Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao, thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố ký hợp tác với đơn vị CBA Ventures (Hàn Quốc) trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ Blockchain, đào tạo nguồn nhân lực quản lý và vận hành hệ thống ứng dụng công nghệ Blockchain, ươm tạo doanh nghiệp và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp về ứng dụng công nghệ Blockchain.
Theo nhân dân
Ứng dụng công nghệ Blockchain chống giả mạo hóa đơn điện tử Công nghệ Blockchain giúp lưu trữ tất cả những thay đổi liên quan đến hóa đơn dưới dạng các liên kết chuỗi khối không thể tác động, phá vỡ. Theo Công ty Misa, meInvoice.vn là phần mềm hóa đơn điện tử duy nhất tại Việt Nam ứng dụng công nghệ Blockchain, đảm bảo an toàn, bảo mật và chống làm giả hóa đơn....