Cõng em qua gian khó nhọc nhằn
‘Hiện em ấy đã có công ăn việc làm, biết tiết kiệm tiền nữa, mẹ và chị mừng lắm. Em rất thương chị và đỡ đần thêm cho gia đình’ – chị Trần Thị Xuân (chị gái Tuấn Anh) tự hào nhắc đến em trai.
Trần Tuấn Anh kể lại hành trình kể từ khi được tiếp sức đến trường năm 2015 – Video: HÀ THANH – HUỲNH VY
Không thể đi lại nhưng Tuấn Anh vẫn sáng tạo bằng đôi tay và khối óc của mình – Ảnh: H.THANH
9 năm đi học nhờ đôi vai, tấm lưng gầy guộc của chị gái, chàng trai khuyết tật đã ra trường, kiếm được công việc lập trình theo đúng chuyên ngành.
Rồi con trai đầu lòng của người chị mắc phải căn bệnh ung thư. Thương chị, mỗi ngày chàng trai hiền lành miệt mài lao động để sẻ bớt gánh nặng đang oằn trên vai chị.
Lập trình viên mê công nghệ
Mắc chứng rối loạn gene, Trần Tuấn Anh (ở xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) không thể đi lại hay tự làm được những việc vệ sinh cá nhân nhỏ nhặt nhất. Chiếc máy tính nơi căn phòng nhỏ đã mở ra cho Tuấn Anh một thế giới mới, giúp anh nuôi dưỡng đam mê công nghệ.
Cha mất vì ung thư, người mẹ sức khỏe yếu, trên hành trình chinh phục ước mơ của Tuấn Anh chẳng thể nào thiếu được hình dáng tấm lưng gầy guộc của chị gái. Suốt 4 năm ở giảng đường Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội), đôi chân của người chị không biết bao nhiêu lần run rẩy khi cõng em trai đến lớp theo đuổi học tập.
“Hiện em ấy đã có công ăn việc làm, biết tiết kiệm tiền nữa, mẹ và chị mừng lắm. Em rất thương chị và đỡ đần thêm cho gia đình” – chị Trần Thị Xuân (chị gái Tuấn Anh) tự hào nhắc đến em trai.
Căn phòng nhỏ nơi tầng 1 là không gian sáng tạo riêng của chàng trai trẻ. Mỗi ngày, Tuấn Anh miệt mài ngồi trước màn hình máy tính với công việc lập trình web cho một công ty của Nhật Bản. Được công ty tạo điều kiện cho làm việc tại nhà, nên dù đôi chân chẳng thể đi lại, Tuấn Anh vẫn có thể lao động bằng đôi tay, khối óc của mình, thỏa sức sáng tạo với công việc đúng chuyên ngành.
“Trước kia đi thực tập, tôi được chị Xuân chở đến chỗ làm, nhưng từ ngày gia đình xảy ra biến cố cháu Minh (con trai chị Xuân) bị ốm, tôi xin tạm nghỉ. May mắn được phía công ty tạo điều kiện, giúp đỡ để tôi tiếp tục công việc này. Giai đoạn đầu cũng khó khăn vì chưa nhiều kinh nghiệm, tôi phải lên mạng tự tìm hiểu kiến thức, nhờ các anh chị ở công ty hướng dẫn thêm, bây giờ thì đã thuần thục hơn trước”, Tuấn Anh chia sẻ.
Làm việc tại nhà, mức lương dù không cao so với mặt bằng chung của dân công nghệ nhưng trong nhà ai cũng mừng vì Tuấn Anh có được một công việc ổn định. Hễ nhắc đến con trai, bà Thịnh không giấu được xúc động. Giọt nước mắt của người mẹ nay xen lẫn niềm vui, niềm tự hào. “Không lo nữa, con đã kiếm được tiền, đã nuôi được mình rồi. Giờ chỉ mong sao con luôn khỏe mạnh” – bà Thịnh ước mong.
Ngoài công việc ở công ty, hiện nay Tuấn Anh còn nhận thêm công việc chỉnh sửa ảnh hỗ trợ anh chị chạy quảng cáo, bán hàng qua mạng kiếm thêm thu nhập.
“Với mức lương hiện tại, cuộc sống ở quê cũng dần ổn định hơn. Mình có tiền mua sắm quần áo, đồ dùng cho bản thân. Trước đó mình không biết tiêu tiền đâu, giờ tự đặt mua hàng qua mạng, thích gì mình cũng mua được hết”, chàng trai trẻ cười vui.
Tiếp nghị lực cho sinh viên
Câu chuyện người chị gái ngày ngày chở em đến trường trong video tư liệu Tiếp sức đến trường 2015
Đã gần 7 năm trôi qua kể từ ngày được học bổng Tiếp sức đến trường tìm đến nhà, tiếp thêm sức mạnh cho tấm lưng gầy guộc của người chị gái, tiếp thêm động lực cho cậu tân sinh viên hiếu học ở vùng đất Vân Canh được đến trường, chàng trai trẻ vẫn không quên được ân tình ngày đó.
Nhớ lại những ngày đầu, Tuấn Anh nói nhờ số tiền học bổng tiếp sức, nhờ chiếc máy tính được nhà tài trợ hỗ trợ, anh có thêm điều kiện tài chính, công cụ học tập để theo đuổi việc học trong những năm tháng ở giảng đường đại học. Sau ngày nhận học bổng, Tuấn Anh còn để dành một khoản tiền để gửi tặng chị gái góp thêm mua chiếc xe máy mới thay cho chiếc xe cà tàng đã theo bước hành trình của hai chị em suốt nhiều năm qua.
Năm học đầu kết quả học tập chưa được tốt, nhưng đến những năm học sau Tuấn Anh đều cố gắng, nỗ lực đạt học lực giỏi. Ở trường, anh còn được miễn học phí, được nhận thêm học bổng dành cho người khuyết tật, nhờ đó giúp gia đình san sẻ phần nào nỗi lo về chi phí học tập.
“Với những tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn như chúng mình mới bước vào trường đại học gặp rất nhiều khó khăn, học bổng rất đáng quý để có thể chắp cánh cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn như mình có thêm nghị lực, bớt lo lắng phần nào vì những chi phí ban đầu” – Tuấn Anh bộc bạch.
Giờ đây về mảnh đất Vân Canh, hỏi thăm chàng trai khuyết tật đam mê công nghệ ai cũng tận tình chỉ dẫn tận nơi. Mới đây Tuấn Anh dành dụm gần 20 triệu đồng mua được một chiếc xe lăn điện để chủ động trong việc di chuyển.
Kể từ ngày có chiếc xe lăn, mẹ và chị không còn vất vả như ngày trước nữa, chỉ cần cõng anh từ căn phòng ra đến chiếc xe lăn. Có “người bạn mới”, Tuấn Anh có thể tự điều khiển theo ý thích, đi dạo quanh đường làng, gặp gỡ mọi người, bước ra ngoài khám phá cuộc sống.
“Mình mong muốn các bạn tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên khuyết tật hãy tự tin vào lựa chọn của mình. Đến trường đại học sẽ được bạn bè, thầy cô giúp đỡ, tạo điều kiện để chúng mình có thể hoàn thành ước mơ trên giảng đường đại học” – Trần Tuấn Anh bày tỏ.
Đồng hành cùng con trai
Ngày em trai cầm tấm bằng cử nhân, chưa kịp chung vui cùng em thì chị Xuân nhận tin như sét đánh ngang tai: Minh – con trai chị – mắc phải căn bệnh ung thư hạch. Khối u quái ác đã khiến đôi mắt của con mờ dần, cho đến nay không còn nhìn được thế giới xung quanh. Sau 4 năm chở em trai đến giảng đường, nay chị tiếp tục đồng hành cùng con trai trên hành trình 20km từ nhà đến Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu.
“Ngày đó bảo Tuấn Anh ‘khi em ra trường là chị nhàn rồi’, nhưng số mình vậy rồi, biết làm sao” – người mẹ trẻ giãi bày.
Đều đặn mỗi sáng chị xin tranh thủ đi làm thêm công việc dọn vệ sinh, còn lại chị dành toàn thời gian để toàn tâm toàn ý chăm lo, hướng dẫn con học tập. Trong mùa dịch, việc học trực tuyến càng khó khăn hơn cho các bạn khiếm thị nhưng người mẹ trẻ tin tưởng có mẹ luôn ở bên sẽ giúp con vượt thắng được khó khăn, bệnh tật.
Òa khóc khi được viết tiếp ước mơ...
Nức nở khi đón nhận số tiền quá lớn từ bạn đọc Báo Thanh Niên trao tặng, các em học sinh nghèo và mẹ của các em thổn thức 'từ bây giờ con có thể tự tin viết tiếp ước mơ đời mình'.
Ngày 28.10, Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi đã có một hành trình đặc biệt, đó là đến tận nhà, tận trường học để trao tận tay học bổng Nghị lực mùa thi - số tiền do bạn đọc đóng góp giúp các tân sinh viên - những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà báo từng đăng tải hồi tháng 6 và 7.2021. Dù TP.HCM vừa trải qua đợt dịch cam go nhưng số tiền bạn đọc đóng góp cho các học sinh trong chương trình này là lớn nhất từ trước đến nay.
Từ nay em sẽ không còn đơn độc nữa !
Hoàn cảnh gia đình vốn khó khăn, ba làm bảo vệ, mẹ nhặt ve chai kiếm sống qua ngày nên trong đợt dịch vừa qua, khó khăn lại thêm chồng chất khi cả gia đình Bành Ngọc Như Ý đều nhiễm Covid-19. Cô tân sinh viên Trường ĐH Sài Gòn đã từng khóc nghẹn kể với chúng tôi: "Cả nhà em ai cũng có các triệu chứng của Covid-19, nhưng không có tiền nên chỉ mua được một que test về test cho mình em và kết quả là dương tính. Em có liên hệ với bên phường và y tế nhưng đều không được, phải tự cách ly, điều trị tại nhà. Không có tiền, nên thấy ở đâu trên mạng đăng cho gì là em đều vào nhắn tin để xin. Rồi người ta cho rau, gạo, nhu yếu phẩm để sống qua ngày".
Ông Trịnh Văn Hào, Giám đốc marketing Tập đoàn Thiên Long (phải) và đại diện Báo Thanh Niên (giữa) trao học bổng cho tân sinh viên Phạm Hoàng Thùy Trang - NỮ VƯƠNG
Vì quá khổ, mặc dù đậu đại học nhưng Ý từng có ý định sẽ không theo học: "Nhà em kinh tế đã thiếu trước hụt sau, phải chạy ăn từng bữa nên đợt dịch vừa qua lại càng thêm khó khăn khi cả em và ba mẹ đều không đi làm được, nên em chẳng dám mơ đến giảng đường đại học. Nhưng em đã được rất nhiều bạn đọc thông qua bài viết trên Báo Thanh Niên gọi điện đến động viên và hỗ trợ tiền để em có thể tự tin nộp hồ sơ nhập học. Nay em còn được nhận thêm phần học bổng này, sẽ là hành trang để em viết tiếp ước mơ của đời mình".
Không cầm được nước mắt khi nhận được số tiền mà trong mơ mẹ con của Phạm Hoàng Thùy Trang (tân sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) cũng không dám mơ đến, Trang nghẹn ngào bày tỏ: "Em không nghĩ là mình sẽ được mọi người yêu thương và giúp đỡ nhiều đến vậy. Đây chính là niềm tin, là nguồn động lực để em tin rằng dù em có khó khăn, nghèo khổ thì vẫn luôn có sự quan tâm từ tất cả mọi người".
Cô Hoàng Thị Kim Ánh (mẹ Thùy Trang) tay run run cầm số tiền bạn đọc hỗ trợ, bật khóc chia sẻ với chúng tôi: "Tôi bị mù, chỉ trông nhờ vào việc đi chùa ai cho gì thì mừng cái đó. Nhìn thấy con ham học mà tôi thương quá chừng, đêm cứ nằm trằn trọc lo sợ không thể lo được cho con học đến cùng. Hôm nay nhận được sự hỗ trợ quá lớn như thế này, tôi biết ơn vô cùng".
Sống một mình, không cha không mẹ, Nguyễn Ngọc Trầm, cựu học sinh Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Q.6 (TP.HCM), phải tự bươn chải để vừa làm vừa lo việc học đến ngày hôm nay.
Suốt những năm qua, vì xót thương cho gia cảnh và tinh thần ham học của Trầm nên nhiều thầy cô giáo cũng quan tâm và giúp đỡ, nhưng chưa bao giờ cậu học trò hiếu học lại nhận được sự hỗ trợ nhiều như hôm nay.
"Dẫu chặng đường em đi từ nhỏ cho đến lớn đều phải tự làm, tự lo nhưng đến ngày hôm nay thật sự em hạnh phúc vô cùng. Nội mất, em những tưởng mình sẽ cô đơn trên cuộc đời này, nhưng không, vì em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và hỗ trợ của mọi người, em sẽ không còn đơn độc nữa", Trầm bày tỏ.
Nguyễn Ngọc Trầm chèo ghe từ miếu thờ sang bên này sông để nhận học bổng
"Tôi đã từng nghĩ tới việc cho con nghỉ học"
Con đường dẫn vào nhà nam sinh Nguyễn Minh Thường, ấp Xóm Chùa, xã Tân An Hội, H.Củ Chi, TP.HCM sau cơn mưa đầy sình lầy. Cậu học trò Trường THPT Củ Chi trưa quét dọn, tối làm thêm để kiếm tiền với niềm khao khát đi học từng đăng trên Báo Thanh Niên chạy ra đón chúng tôi với chiếc áo thun đã cũ. Thân hình nhỏ bé, khuôn mặt hốc hác, em rưng rưng: "Em và chị của em chưa từng nghĩ tới việc được bạn đọc Báo Thanh Niên yêu thương nhiều như thế. Số tiền hơn 104 triệu đồng ngoài sức tưởng tượng của hai chị em".
Còn chị Nguyễn Thị Diễm Kiều, 29 tuổi, chị gái, cũng là người nuôi nấng Thường bấy lâu xúc động cho hay, sau bài viết của Báo Thanh Niên về nghị lực của Thường, rất nhiều bạn đọc đã tới nhà, người tặng máy tính, người tặng gạo, tặng tiền, nhờ vậy hai chị em không bị đói trong những tháng giãn cách xã hội.
Cách nhà Thường không xa, ngôi nhà của em Võ Minh Phúc (đường 411 tổ 6A, ấp 3, xã Phước Vĩnh An, H.Củ Chi) sáng 28.10 chộn rộn hơn hẳn ngày thường. Đón chúng tôi là mẹ của Phúc, bà nội và em gái của em. Em gái bị thiểu năng, mẹ bị khuyết tật ở tay và chân, mắt kém, thời gian qua vừa thi tốt nghiệp THPT xong, Phúc đi làm thêm ở xưởng gỗ, đi theo xe chở hàng từ các tỉnh vào TP.HCM để kiếm tiền phụ với ba, nuôi mẹ nuôi em. Chàng trai kể: "Số tiền bạn đọc ủng hộ có ý nghĩa lớn với gia đình em trong lúc khó khăn này. Lớn hơn cả, đây là niềm động viên tinh thần, giúp em cảm thấy mình đang được cổ vũ, yêu thương".
Từ H.Củ Chi, xe của chúng tôi di chuyển tới Trường THPT Bình Chánh, xã Bình Chánh, H.Bình Chánh, TP.HCM giữa trưa nắng. Chị Lê Thị Bé Bảy òa khóc khi nghe đại diện Báo Thanh Niên công bố hơn 82 triệu đồng mà con gái chị là Lại Ngọc Anh Thư nhận được. Chị nghẹn ngào: "Tôi đã từng nghĩ tới việc cho con phải nghỉ học. Cuộc sống của 3 mẹ con vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn trong dịch Covid-19 do tôi không thể đi làm được. Ngày Thư biết tin thi đậu Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng là lúc cả 3 mẹ con đang là F0 phải cách ly trong nhà trọ, ăn mì gói qua ngày, không có cả tiền mua gạo. Bây giờ biết Thư được bạn đọc báo ủng hộ nhiều như thế này, con yên tâm đi học rồi, tôi mừng lắm, tôi không biết nói gì hơn ngoài sự biết ơn".
Học viện Quản lý giáo dục khai giảng trực tuyến kết hợp trực tiếp Sáng 27/10, Học viện Quản lý Giáo dục tổ chức khai giảng năm học 2021 - 2022 theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp. Học viện Quản lý Giáo dục tổ chức khai giảng năm học 2021 - 2022 theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS Phạm Quang Trung - Giám đốc Học...