Công dụng tuyệt vời của hạt sen
Không chỉ là món ăn vui miệng, hạt sen còn là một vị thuốc quý trong điều trị nhiều loại bệnh và là thần dược trong làm đẹp của chị em, theo Livestrong.
Hạt sen có nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. SHUTTERSTOCK
Chữa mất ngủ
Trong dân gian, có nhiều cách để điều trị chứng mất ngủ, trong đó dùng hạt sen để uống hoặc ăn là bài thuốc vô cùng hữu hiệu. Hạt sen có thành phần glucozit và chất kiềm giúp an thần, dễ ngủ. Hơn nữa, nếu ăn hạt sen vào buổi tối sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất insulin, từ đó khiến cơ thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
Ngoài hạt sen, tâm (tim) sen cũng chữa mất ngủ rất hiệu quả. Đó là dùng tim sen pha trà uống.
Theo Đông y, hạt sen có vị ngọt, tính bình, giúp an thần hiệu quả. Đặc biệt, một vài nghiên cứu cho thấy trong hạt sen có nhiều protit, gluxit, các vitamin nhóm B, C nên có tác dụng lớn trong điều trị chứng đau đầu, nhất là căn bệnh đau nửa đầu.
Bổ bổ cho bà bầu và thai nhi
Video đang HOT
Đối với các thai phụ thì hạt sen thực sự là loại hạt “thần kì”. 100g sen tươi cung cấp tới 162g calo, 30g gluxit, 9,5g protit và hàng loạt các vitamin nhóm A, C,… giúp an thai, ngăn ngừa sảy thai; đồng thời giúp kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó, khi mang thai, các mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm này để thai nhi được phát triển toàn diện.
Do chứa nhiều gluxit, lipit, canxi, photpho và các vitamin nên hạt sen có tác dụng tẩy da chết hiệu quả và lưu thông khí huyết giúp da trắng hồng. Trong hạt sen còn chứa một loại enzyme có tên L-isoaspartyl methyltransferase giúp phục hồi những tổn thương dưới da, giúp da khỏe, đẹp.
Bên cạnh đó, hạt sen lại thanh nhiệt rất tốt nên nếu dùng thường xuyên sẽ ngăn ngừa được mụn nhọt rất hiệu quả.
Sau khi sinh, nhiều sản phụ gặp phải tình trạng thiếu máu, suy nhược, xanh xao. Và hạt sen không chỉ là món ăn cung cấp nhiều dưỡng chất giúp bồi bổ sức khỏe cho sản phụ mà còn chống mất máu rất hiệu quả.
Bị tiêu chảy kéo dài cơ thể sẽ suy nhược. Có một bài thuốc trị tiêu chảy mãn tính từ hạt sen đó là dùng hạt sen sấy khô cùng gạo tẻ rang vàng, tán bột, trộn đều và ăn lúc đói sẽ trị được chứng tiêu chảy.
Phát biểu trên trang Livestrong, một số nhà khoa học nói rằng, hạt sen chứa enzyme L-isoaspartyl methyltransferase nên có tác dụng chống lão hóa, giúp cải tạo các protein bị hỏng. Vì lí do này, nhiều công ty mỹ phẩm đang tìm cách đưa chiết xuất từ hạt sen vào hỗn hợp chống lão hóa.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Dùng hạt sen sai cách nguy hại khôn lường
Hạt sen có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh, nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ gây phản tác dụng đối với sức khỏe.
Sen là cây thuốc quý, có tác dụng chữa bệnh ở các bộ phận của cây. Hạt sen có vị ngọt tính bình, kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, kém ăn, không có nhiều tác dụng chữa mất ngủ. Thậm chí nếu dùng không đúng cách sẽ không mang lại hiệu quả.
Không dùng hạt sen cho người mắc bệnh tim mạch
Hạt sen không dùng cho những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid, vì tâm sen có chứa độc tính, muốn sử dụng làm thuốc trước tiên phải khử độc rồi mới dùng. Có thể khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài.
Cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài. Vì vậy những người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen nhất thiết phải bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.
Hạt sen không có nhiều tác dụng chữa mất ngủ.
Không dùng hạt sen để chữa mất ngủ
Nhiều người hay lầm tưởng, hạt sen là loại thực phẩm tốt để chữa mất ngủ. Thực tế, hạt sen không có nhiều tác dụng chữa mất ngủ.
Trong hạt sen gồm hai thành phần là hạt và tâm sen. Búp trong hạt sen được gọi là tâm sen mới là thành phần có tác dụng chữa mất ngủ. Do đó, khi sử dụng hạt sen mà đã bỏ đi tâm sen thì sẽ không có tác dụng chữa mất ngủ. Chỉ nên dùng riêng tâm sen để chữa đau đầu, mất ngủ sẽ tốt hơn.
Không nên dùng hạt sen khi rối loạn tiêu hóa
Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ - kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa.
Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều, hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.
Trộn hạt sen để nấu cháo cho trẻ
Hạt sen không có nhiều ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, thậm chí còn làm trẻ khó tiêu hoá. Nguyên nhân là hệ thống tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm vì còn quá non nớt không thể hấp thụ được các chất, ngược lại, có thể gây dị ứng và mẩn đỏ. Do đó, không nên trộn các loại hạt sen để nấu cháo cho bé vì sẽ gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu và biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Theo Thúy Nga / VTC News
11 loại thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ Có nhiều lý do khác nhau ảnh hưởng đến trí nhớ của con người trong đó phải kể đến chế độ ăn uống. Vậy, ăn gì để có thể làm tăng khả năng ghi nhớ? 1. Não lợn: Theo thuyết "dĩ tạng bổ tạng" (lấy tạng bổ tạng) của Y học cổ truyền, não lợn vị ngọt, tính bình, có công dụng ích...