Công dụng của cây chó đẻ
Tro ng Đông y, cây chó đẻ có vị ngọt, nhầy nhậy đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, tốn ứ, thông huyết mạch, điều kinh, thanh càn, hạ nhiệt… dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh đường tiết niệu, đường ruột, bệnh ngoài da.
Cây chó đẻ còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu. Tên Hán Việt khác như trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn).
Có hai loại: diệp hạ châu ngọt (phyllanthus urinaria L.) và diệp hạ châu đắng (phyllanthus amarus schum et thonn), cùng họ thầu dầu (euphorbiaceae). Cả 2 loại đều giàu dược tính nên ngay từ xa xưa, 2 loại này đã được dùng làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây (được cắt phần trên mặt đất của cây).
Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh của cây chó đẻ
- Chữa viêm gan B: Cây chó đẻ 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống ngày 1 thang.
Video đang HOT
- Chữa xơ gan cổ trướng: Cây chó đẻ sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 – 40 ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).
- Chữa suy gan: cây chó đẻ sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g. Sắc nước uống hằng ngày.
- Chữa viêm gan, vàng da, viêm thận đái đỏ hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ: Dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống.
- Trị nhọt : Dùng một nắm cây chó đẻ với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau.
- Chữa vết thương chảy máu: Dùng Chó đẻ răng cưa với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương (Bách gia trân tàng).
- Chữa sốt rét: Dùng cây chó đẻ 8g, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g, bình lang (hạt cau), ô mai, dây cóc mỗi vị 4g đem sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10g.
- Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm: Dùng cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả các vị thuốc trên phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần (y học dân gian Ấn Độ).
- Chữa mắt đau sưng đỏ, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột đi ngoài ra nước: Dùng cây chó đẻ răng cưa 40g, Mã đề 20g, Dành dành 12g sắc uống.
- Chữa lở loét, vết thương không liền miệng: Dùng lá chó đẻ răng cưa. lá thồm lồm, liều bằng nhau. inh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp (Bách gia trân tàng).
- Chữa trẻ em tưa lưỡi: Giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi (theo Dược liệu Việt Nam).
- Sản hậu ứ huyết: Dùng 8-16g cây khô sắc uống hằng ngày (theo Dược liệu Việt Nam).
Lưu ý tránh nhầm lẫn với cây chó đẻ là cây hy thiêm (siegesbeckia orientalis – thuộc họ cúc).
Theo VNE
Công dụng tuyệt vời từ hạt nho
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại ĐH Colorado được công bố trên tạp chí Nutrition and Cancer mở ra khả năng bào chế loại thuốc mới trị ung thư từ hoạt tính tổng hợp giống chất chiết xuất trong hạt nho được gọi là B2G2 - chất mới được nhóm nghiên cứu
TS Alpna Tyagi và TS Chapla đã dành hơn 10 năm để chứng minh hoạt tính chống ung thư của chất chiết xuất từ hạt nho qua kiểm soát ở phòng thí nghiệm. Những nghiên cứu trước đây đã cho thấy tính công hiệu chống ung thư của chất chiết xuất từ hạt nho nhưng cho tới gần đây, họ vẫn chưa xác định được thành phần cũng như hoạt tính sinh học nào đã tạo ra hiệu quả kháng tế bào ung thư.
Các nhà khoa học có thể tổng hợp chất chống ung thư chiết xuất từ hạt nho. Ảnh: PHYSORG
Chiết xuất từ hạt nho là tổng hợp phức tạp của nhiều polyphenol và mới đây, nhóm nghiên cứu đã chứng minh B2G2 là thành phần hoạt tính công hiệu nhất. Tuy nhiên, việc trích ly B2G2 từ hạt nho rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Do đó, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp B2G2 ở phòng thí nghiệm và đã thành công trong nỗ lực này. Họ tạo ra B2G2 có cơ chế hoạt động tương tự và mức độ công hiệu như B2G2 chiết xuất từ hạt nho. Thí nghiệm cho thấy B2G2 tổng hợp khiến tế bào ung thư tuyến tiền liệt chết giống như cơ chế gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis) nhưng không làm tổn hại tế bào lành.
TS Tyagi cho biết: "Trích ly và tổng hợp B2G2 là bước tiến quan trọng vì hiện chúng tôi có khả năng thực hiện nhiều thí nghiệm hơn nữa. Những công trình tiếp theo ở phòng thí nghiệm là tìm hiểu thêm cơ chế tác động của B2G2 để có thể thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng trong tương lai".
Theo VNE
Lá mơ và công dụng chữa bệnh không ngờ Nói đến lá mơ lông, người ta thường liên tưởng ngay đến thịt chó, lá mơ thường dùng như một loại rau sống ăn kèm với các loại rau khác. Tuy nhiên, lá mơ còn là một vị thuốc khá độc đáo. Lá mơ có nhiều công dụng chữa bệnh. Lá mơ, còn có các tên khác như: ngưu bì đống, khau tất...