Cộng đồng quốc tế lo ngại về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Gần đây, Trung Quốc liên tục yêu cầu các nước trong khu vực không được làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông, nhưng thực tế nguyên nhân gây bất ổn chính tại vùng biển này không phải quốc gia nào khác mà chính là Trung Quốc.

Cộng đồng quốc tế lo ngại về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 1

Trung Quốc vừa phô trương lực lượng…

Kể từ vài tháng nay, đặc biệt trong tháng 6 vừa qua, Biển Đông – nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với 4 nước ASEAN – không chỉ liên tục cuộn sóng dữ dội do những cơn bão theo mùa đổ về, mà còn trở nên nóng hơn bởi một số hành động ứng xử đơn phương của Trung Quốc.

Cụ thể, Trung Quốc không ít lần đẩy căng thẳng với Philippines ở vùng biển quanh bãi đá cạn Scarborough/Hoàng Nham lên mức đỉnh điểm, đồng thời liên tiếp có các hành động phô trương sức mạnh nhằm hù dọa các nước mà Bắc Kinh đang cố tình tranh chấp chủ quyền trên biển.

Đáng lưu ý nhất trong số này là việc mới đây, chính phủ Trung Quốc đã cho thành lập cơ quan quân sự ở nơi mà họ gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt một lữ đoàn tên lửa mới ở Quảng Đông và tổ chức diễn tập cho các tàu hải giám tại Biển Đông. Trong số các tàu tham gia diễn tập có tàu hải giám 83 hiện đại nhất của Trung Quốc và tàu 84, vừa mới được biên chế vào đội tàu hải giám quốc gia.

Theo nhật báo Đài Loan United Daily News số ra ngày 2/7, lữ đoàn tên lửa vừa mới được thành lập ở tỉnh Quảng Đông mang tên “Lữ đoàn tên lửa đạn đạo 827″. Trong số các tên lửa được đặt tại căn cứ của lữ đoàn này, không thể không kể đến các tên lửa Đông Phương – 21D và Đông Phương – 16.

Cộng đồng quốc tế lo ngại về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 2

Tên lửa Đông Phương -21D của Trung Quốc có khả năng t.iêu d.iệt các tàu sân bay Mỹ.

Đông Phương – 21D là tên lửa đạn đạo diệt chiến hạm, có tầm b.ắn từ 2.000 – 3.000 km, có thể b.ắn trúng mọi mục tiêu đang di chuyển với độ chính xác rất cao. Còn Đông Phương – 16 là tên lửa đạn đạo mới, có tầm b.ắn 1.200 km, xa hơn tầm b.ắn của các loại tên lửa đang được hướng về phía Đài Loan.

Theo nhận định của các nhà phân tích địa chính trị thế giới, tên lửa Đông Phương – 21D của Trung Quốc có đủ khả năng phá vỡ thế thượng phong của các hàng không mẫu hạm Mỹ, đặc biệt trong trường hợp nổ ra xung đột trên Biển Đông hoặc eo biển Đài Loan. Mục tiêu của Trung Quốc khi lập ra lữ đoàn này rõ ràng là để hù họa các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực.

Song song với việc thành lập Lữ đoàn 827, Trung Quốc cũng cho điều động một đội 4 tàu hải giám tới khu bãi đá trung tâm ở Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam để tiến hành các hoạt động quan sát gần trong môt nhiệm vụ mà Bắc Kinh loan báo là “tuần tra định kỳ trên Biển Đông”.

Cộng đồng quốc tế lo ngại về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 3

Tau hai giam Trung Quôc ngang ngược tuần tiễu trên Biển Đông.

Trong chuyến “tuần tra” này, các tàu hải giám Trung Quốc đã ngang nhiên phát đi các thông điệp vô lý bằng cả tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Việt khẳng định Trung Quốc có chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, bất chấp thực tế đây là hai vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam theo quy định của luật pháp quốc tế.

Theo kế hoạch, đội tàu này sẽ tuần tra trên hải trình dài hơn 2.400 hải lý (tương đương 4.500 km). Lực lượng hải giám được thành lập năm 1998, trực thuộc Cục Hải dương Trung Quốc.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hạ tuần tháng 6, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh còn cho biết quân đội nước này đã thiết lập chế độ tuần tra thông thường để “phòng ngừa chiến tranh trên vùng biển Trường Sa”, ám chỉ rằng các đội tuần tra này sẽ luôn được đặt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Video đang HOT

Không chỉ thế, Bộ Quốc phòng Trung Quốc còn đang nghiên cứu kế hoạch đặt cơ quan quân sự tại một đơn vị hành chính mới được gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Vĩnh Hưng. Đây là thành phố do Quốc vụ viện (Quốc hội) Trung Quốc vừa đơn phương thành lập với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Gần như cùng lúc, chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc thông báo thành lập 4 khu bảo tồn di sản dọc theo các dải đá ngầm ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trên lĩnh vực kinh tế, ngày 23/6, Trung Quốc đã “mượn tay” một tập đoàn kinh tế nhà nước là Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) ngang nhiên mời thầu quốc tế đến thăm dò và khai thác tại 9 lô dầu khí với tổng diện tích 160.000 km2 trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Cộng đồng quốc tế lo ngại về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 4

Bản đồ của Petro Vietnam cho thấy sự vô lý trong việc mời thầu quốc tế của CNOOC tại 9 lô dầu khí thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Bên cạnh việc mời thầu quốc tế nói trên, CNOOC cũng loan báo kế hoạch bắt đầu khoan thăm dò 3 giếng dầu ở vùng nước sâu trong năm nay bằng giàn khoan Hải dương Thạch du 981 mà Trung Quốc mới khai trương.

Với Nhật Bản, Trung Quốc cũng có những hành động gây hấn tương tự khi điều tới 5 tàu tuần duyên của Đài Loan hộ tống một tàu cá chở 9 nhà hoạt động tới vùng biển tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Một tàu tuần duyên của Đài Loan thậm chí còn đ.âm tróc sơn tàu tuần tra của Nhật Bản trong chuyến đi được thực hiện từ 7 giờ sáng đến trưa ngày 4/7.

… vừa lớn tiếng đòi các bên “không làm phức tạp” tình hình

Mặc dù liên tiếp có các hành động gây hấn tại Biển Đông như vậy, nhưng trong các cuộc họp báo gần đây, ngươi phat ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quôc Lưu Vi Dân lại không ít lần yêu cầu các nước trong khu vực như Philippines, Nhật Bản và Việt Nam, tránh làm leo thang tình hình và nên hành động “vì hòa bình, ổn định” tại Biển Đông.

Cộng đồng quốc tế lo ngại về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 5

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quôc Lưu Vi Dân, gương mặt quen thuộc trong các buổi họp báo gần đây của Trung Quốc.

“Trung Quốc luôn luôn phản đối các nước khác có hành động làm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”, ông Lưu Vi Dân phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ ở Bộ Ngoại giao Trung Quốc sáng 2/7.

Ông Lưu Vi Dân cung nhăc lai răng Trung Quôc kêu goi các nước hanh xư sao cho co lơi cho quan hê hai bên cung như hoa binh va ôn đinh ơ Biên Đông.

Trước đó, một loạt phương tiện thông tin đại chúng Trung Quốc cũng dồn dập tung ra những luận điệu “tung hứng” nhằm răn đe những nước láng giềng nhỏ hơn.

Ngày 26/6, tạp chí Pháp trị cuối tuần của Trung Quốc dẫn lời Phó Giáo sư Vĩ Dân thuôc Học viện quan hệ quốc tế của Đại học Bắc Kinh nói rằng “Trung Quốc cần phải lấy hành động đối hành động”, “lấy kiểm soát thực tế làm mục tiêu” và “lấy cọ sát làm biện pháp đối kháng” trong các vụ tranh chấp trên Biển Đông.

Cộng đồng quốc tế lo ngại về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 6

Báo chí Trung Quốc phụ họa với chính phủ trong vấn đề Biển Đông.

Cùng ngày, khi lên tiếng phụ họa với CNOOC, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng hành động trên của CNOOC là “hợp pháp, bình thường” (?)

Ngày 27/6, mạng Tin tức tài chính của Trung Quốc đăng bài xã luận theo kiểu “rót thêm dầu vào lửa” khi gọi các nước trong khu vực là “nhóm nước láng giềng gây sự” của Trung Quốc và cho rằng căng thẳng trong khu vực là một mối nguy hiện hữu.

Ngày 2/7, một tờ báo khác của Bắc Kinh đăng xã luận nói rằng “Trung Quốc nay đã tỏ ra chủ động hơn” và rằng “Bắc Kinh vẫn còn nhiều quân bài để tung ra trong vấn đề Biển Đông”.

Hiện Trung Quốc đang có căng thẳng với một loạt nước trong khu vực. Với Philippines, đó là tranh chấp tại bãi đá cạn hình móng ngựa Scarborough/Hoàng Nham. Với Nhật Bản là quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, với Việt Nam là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Để giải quyết tranh cãi với Bắc Kinh về Scarborough/Hoàng Nham, Manila đã viện đến tất cả các kênh ngoại giao song phương, đồng thời yêu cầu đưa hồ sơ tranh chấp lên Tòa án quốc tế về Luật biển.

Tokyo thì khẳng định không có việc tranh chấp đối với quần đảo Senkaku thuộc chủ quyền của Nhật Bản.

Với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rõ ràng thuộc chủ quyền của Việt Nam, Quôc hôi Viêt Nam cũng đã thông qua Luât Biên tai khăng đinh chu quyên không thể tranh cãi đôi vơi hai quân đao này.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẵn sàng tiến hành các cuộc tuần tra chung với Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ, thiết lập các cơ chế thương lượng song phương về tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường biển trên cơ sở “thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản” do Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng Bí thư Nguyến Phú Trọng ký hồi tháng 10/2011.

Cộng đồng quốc tế lo ngại

Những động thái dồn dập của Trung Quốc trên cả mặt trận chính trị, ngoại giao, quân sự và kinh tế trong thời gian qua đã và đang làm cho cộng đồng quốc tế thực sự lo ngại về hòa bình, ổn định và an toàn vận tải hàng hải trên Biển Đông, một trong hai vùng biển nóng nhất hiện nay (cùng với eo biển Hormuz trên vịnh Péc-xích).

Cộng đồng quốc tế lo ngại về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 7

Báo chí nước ngoài quan ngại về tình hình tại Biển Đông.

Mạng Strafor của Mỹ ngày 29/6 đã vạch rõ tham vọng của Trung Quốc thông qua hành động gọi thầu quốc tế của SNOOC, một trong ba tập đoàn năng lượng nhà nước lớn nhất của Trung Quốc hiện nay.

Theo Strafor, SNOOC đóng vai trò chính trong tham vọng ở Biển Đông của Trung Quốc. CNOOC được dùng như một công cụ để “nắn gân” các nước. Nếu được thì cưỡng chiếm luôn khu vực được mời thầu. Nếu không được thì rút lui, đổ lỗi cho sáng kiến riêng của tập đoàn này chứ không phải chủ trương của nhà nước Trung Quốc.

Việc CNOOC tăng cường khả năng còn giúp Bắc Kinh triển khai chiến lược “khai thác chung” ở những vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng.

Xét bề ngoài, “khai thác chung” có vẻ như là một hoạt động mang tính hòa giải của Trung Quốc, nhưng thực chất đề nghị này mang hàm ý chiến lược khác. Thông qua việc các công ty Trung Quốc cung cấp công nghệ, vốn và xây dựng cơ sở hạ tầng trong các dự án khai thác chung, Bắc Kinh sẽ dần dần tiếp cận tới việc củng cố tuyên bố chủ quyền. Thậm chí khi cần bảo đảm an ninh cho các dự án khai thác chung, Trung Quốc chỉ cho phép các tàu hải quân của nước này được vào bảo vệ, chứ không phải tàu của những nước tham gia khai thác chung.

Cộng đồng quốc tế lo ngại về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông - Hình 8

Tranh chấp tại Biển Đông luôn gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế.

Cùng chung quan điểm, đài BBC (Anh) và RFI (Pháp) ngày 28/6 vạch rõ việc quân đội Trung Quốc thiết lập chế độ tuần tra định kỳ ở vùng biển tranh chấp, nghiên cứu đặt cơ sở quân sự tại nơi gọi là “thành phố mới lập Tam Sa” cho thấy Bắc Kinh đang tăng cường rõ rệt chính sách quân sự đối với Biển Đông.

Trước đó một ngày, RFI và tờ Thời báo Tài chính (Anh) nhận xét hành động của CNOOC chắc chắn đã được giới lãnh đạo cấp cao Bắc Kinh bật đèn xanh.

“Khi để cho CNOOC &’xung trận’, Trung Quốc có một mối lợi là hoàn toàn có thể duy trì được khả năng chối cãi (rằng họ không hề bật đèn xanh cho việc mời thầu) nếu như tình hình xấu đi. Quyết định mời thầu là bằng chứng cho thấy quyết tâm ngày càng lớn của Trung Quốc trong việc áp đặt các đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, bất chấp các cam kết trước đó là sẽ giải quyết tranh chấp bằng đàm phán hòa bình”, chuyên gia nghiên cứu thuộc Học viện Chatham House của Anh, ông Rod Wye nói.

Như vậy, có thể thấy hầu hết báo giới nước ngoài đều nhận định cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông không chỉ châm ngòi cho những phản ứng mạnh mẽ của các nước liên quan, mà còn gây ra sự lo ngại sâu sắc của công luận về hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông nói riêng, Đông Nam Á, Đông Á và châu Á – Thái Bình Dương nói chung.

Suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ công châu Âu đang tác động mạnh tới Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Bắc Kinh phải cần đến nguồn năng lượng khổng lồ. Đây chính là điều thôi thúc Trung Quốc phải đẩy mạnh tham vọng đối với nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Đông. Tham vọng đó càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các thị trường dầu khí ở Trung Đông và châu Phi đang bị suy giảm mạnh do làn sóng chính biến tại Trung Đông – Bắc Phi và sự quan tâm trở lại ngày càng rõ rệt của Mỹ đối với lục địa đen.

Theo Dân Trí

'Philippines không nhờ máy bay Mỹ giám sát biển'

Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua bác tin ông muốn nhờ máy bay do thám Mỹ hỗ trợ hoạt động giám sát khu vực tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.

Philippines không nhờ máy bay Mỹ giám sát biển - Hình 1

Tổng thống Benigno Aquino của Philippines. Ảnh: AFP.

Phát biểu trước các phóng viên hôm qua, ông Aquino nói rằng Philippines có tàu và phi cơ để giám sát bãi cạn Scarborough, nơi đang có tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh. Theo nhà lãnh đạo Philippines, trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây ông chỉ đề cập tới khả năng Manila sẽ kêu gọi sự giúp đỡ của máy bay Mỹ khi thấy cần thiết, AFP đưa tin.

Giới phân tích nhận định những thông tin về việc Philippines nhờ máy bay do thám Mỹ giám sát bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham có thể khiến Trung Quốc lo ngại, bởi Bắc Kinh từng cảnh báo Manila không nên thực hiện những hành động gây hấn trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông giữa hai nước.

"Nếu các vị nghe lại nội dung của cuộc phỏng vấn, các vị sẽ thấy tôi nói rằng chúng tôi có thể yêu cầu Mỹ giúp. Mỹ và Philippines có hiệp ước phòng thủ chung. Vì thế tôi nghĩ tôi có thể yêu cầu họ hỗ trợ để tăng mức độ cảnh giác đối với tình hình trên Biển Đông", ông Aquino nói thêm.

Trong một diễn biến khác, chính phủ Philippines thông báo đã chính thức phản đối Trung Quốc lập thành phố Tam Sa để quản lý các đảo đang có tranh chấp trên Biển Đông. Raul Hernandez, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Philippines, khẳng định việc thành lập Tam Sa vi phạm tuyên bố chủ quyền của Manila đối với bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham và một số khu vực khác ở Biển Đông.

Quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Manila bắt đầu căng thẳng từ khi tàu tuần duyên Philippines phát hiện một số tàu cá Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham hôm 8/4. Soái hạm BRP Gregorio del Pilar của Philippines đã tới bãi cạn để bắt các ngư dân, song vấp phải sự ngăn cản của các tàu hải giám Trung Quốc.

Theo VNExpress

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Châu Âu dồn lực đối phó với đợt mưa lũ "trăm năm có một"
06:20:29 18/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Chuyên gia Đức ước tính thiệt hại kinh tế của Nga mỗi ngày do xung đột với Ukraine
18:09:00 17/09/2024
Công ty sản xuất máy nhắn tin đưa phản hồi bất ngờ sau vụ nổ hàng loạt tại Liban
14:52:50 18/09/2024
Fed mạnh tay trong lần giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm
06:00:03 19/09/2024
Thiệt hại lớn do cháy rừng lan rộng tại Bồ Đào Nha
15:09:21 18/09/2024
Bà Harris kêu gọi chấm dứt chiến tranh Gaza, nói không với việc Israel tái chiếm đóng
14:58:31 18/09/2024
Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024

Tin đang nóng

Nhặt được phong bì ghi "ủng hộ bão lụt 20 triệu", người đàn ông nộp cho công an, mở ra thì ngỡ ngàng
07:02:40 19/09/2024
Ngày thôi nôi con trai, tôi c.hết điếng khi biết chồng n.goại t.ình nhờ vào phong bì của cô đồng nghiệp
05:14:34 19/09/2024
1 "Anh trai say Hi" gây bão khi công bố hình ảnh xấu xí 9 năm về trước
07:26:04 19/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù vào hôm nay
09:24:13 19/09/2024
Nam ca sĩ bỏ 2 căn nhà làm nhạc: "Tôi bị lừa gạt, mất t.iền rất nhiều, phải gánh nợ hộ người khác"
06:01:37 19/09/2024
Diện mạo gây bất ngờ của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn khi xuất hiện chớp nhoáng tại 1 bệnh viện
07:03:45 19/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Bị nói ngăn cản mẹ chồng sang Mỹ nhìn con trai lần cuối, một Hoa hậu nói gì?
06:13:48 19/09/2024

Tin mới nhất

Jordan: Chính phủ của Thủ tướng Jafar Hassan tuyên thệ nhậm chức

10:37:00 19/09/2024
Theo các quan chức và chính trị gia Jordan, chính phủ mới do Thủ tướng Jafar Hassan đứng đầu có nhiệm vụ đẩy nhanh tiến trình cải cách do Quỹ T.iền tệ Quốc tế (IMF) hậu thuẫn và thông qua các kế hoạch hiện đại hóa chính trị và kinh tế.

Máy nhắn tin là gì và bị kích nổ hàng loạt ở Lebanon như thế nào?

10:32:03 19/09/2024
Vụ nổ máy nhắn tin xảy ra vào thời điểm gia tăng lo ngại về căng thẳng giữa Israel và Hezbollah, hai bên đã tham gia vào cuộc chiến tranh xuyên biên giới kể từ khi xung đột ở Gaza nổ ra vào tháng 10 năm ngoái.

Phần Lan kêu gọi mở rộng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc

10:29:49 19/09/2024
Tổng thống Stubb cho biết ông muốn góp thêm tiếng nói vào việc kêu gọi cải cách Hội đồng Bảo an trong phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York vào tuần tới.

Ukraine sửa đổi ngân sách để tăng chi tiêu quốc phòng

10:27:09 19/09/2024
Các quan chức cho biết, những thay đổi về thuế dự kiến sẽ mang lại khoảng 58 tỷ hryvnia cho ngân sách trong năm nay và khoảng 137 tỷ vào năm tới.

Chuyến thăm Trung Đông 'nặng gánh' của Ngoại trưởng Mỹ

10:25:05 19/09/2024
Xung đột ở Gaza đã khiến Mỹ và các đối tác khu vực đã phải đau đầu tìm kiếm giải pháp dập tắt xung đột. Cộng thêm vụ nổ máy nhắn tin, chuyến thăm Trung Đông lần này của Ngoại trưởng Mỹ sẽ càng thêm nặng gánh.

Truy nguồn gốc các máy nhắn tin phát nổ hàng loạt tại Lebanon

10:23:10 19/09/2024
Ngay cả với các thiết bị hoặc máy quét". Khi một tin nhắn được mã hóa được gửi tới, 3.000 máy nhắn tin đã phát nổ, đồng thời kích hoạt chất nổ.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu công bố danh sách đề cử ủy viên châu Âu mới

10:20:44 19/09/2024
Tuần trước, Slovenia cũng đã đề cử một ứng cử viên mới cho ghế ủy viên Ủy ban châu Âu sau khi ứng cử viên ban đầu, Tomaz Vesel, rút lui. Ông Vesel đã có những bất đồng với bà von der Leyen về cách thức Ủy ban nên hoạt động.

Thông qua nghị quyết yêu cầu Israel rút khỏi các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng

09:00:11 19/09/2024
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dự kiến phát biểu trước Đại hội đồng LHQ vào ngày 26/9, cùng ngày phát biểu của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.

Lý do Israel chọn thời điểm này để kích nổ hàng loạt thiết bị của Hezbollah

08:58:24 19/09/2024
Israel có thể đã đ.ánh giá rằng nếu không hành động ngay lập tức, khả năng kích nổ các thiết bị này sẽ không còn. Do đó, Israel quyết định tấn công ngay, trước khi Hezbollah có thể tháo gỡ hoặc vô hiệu hóa các thiết bị này.

Bộ trưởng quốc phòng Israel tuyên bố chiến tranh đang bước vào giai đoạn mới

08:54:09 19/09/2024
Những bình luận đó được đưa ra khi các nguồn tin hiểu biết về vấn đề này cho biết quân đội Israel đã di chuyển Sư đoàn 98, bao gồm các đơn vị biệt kích và lính dù, từ Dải Gaza lên phía Bắc.

AL kêu gọi HĐBA phản ứng với các mối đe dọa an ninh ở Trung Đông

08:42:31 19/09/2024
Theo tuyên bố, ông Aboul-Gheit đã bày tỏ sự đoàn kết không lay chuyển của mình với Liban và chính phủ nước này trước cuộc tấn công được cho là hành động vi phạm chủ quyền và an ninh của đất nước.

9 người t.hiệt m.ạng do nổ hàng loạt bộ đàm tại Liban

08:40:02 19/09/2024
Một nguồn tin thân cận với Hezbollah tiết lộ, các bộ đàm được thành viên của nhóm này sử dụng đã phát nổ tại thành trì ở Beirut trong các đám tang của các thành viên nhóm t.hiệt m.ạng trong loạt vụ nổ hôm 17/9.

Có thể bạn quan tâm

Một nam diễn viên đáp trả khi đi từ thiện bị nói "đừng đem nước tới, ở đây không cần nước"

Sao việt

10:35:40 19/09/2024
Mới đây, diễn viên Lê Dương Bảo Lâm đã đăng tải một clip quay lại cảnh anh đi từ thiện, cứu trợ người dân chịu ảnh hưởng bão lụt tại Yên Bái.

Sao Hoa ngữ 19/9: Huỳnh Hiểu Minh tái hôn, Đường Yên đọ sắc Song Hye Kyo

Sao châu á

10:33:04 19/09/2024
Rộ tin Huỳnh Hiểu Minh đã đăng ký kết hôn với Diệp Kha; Đường Yên đứng chung khung hình với Song Hye Kyo tại buổi ra mắt bộ sưu tập xuân hè 2025 của Fendi.

12 thảo dược có tác dụng làm đẹp da

Làm đẹp

10:11:58 19/09/2024
Cỏ linh lăng chứa nhiều vitamin A và K, có tác dụng chống oxy hóa và giúp da, tóc, móng khỏe mạnh. Nó cũng chứa carotene, chất diệp lục và một số khoáng chất quan trọng giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da.

Nhân vật này đang "hớp hồn" cả một quốc gia, khiến cộng đồng Genshin Impact phải "đứng ngồi không yên"

Mọt game

10:05:21 19/09/2024
Vậy là cuối cùng, đại phiên bản thứ 5 của Genshin Impact cũng đã chuẩn bị được ra mắt sau thời gian dài chờ đợi. Khác với những phiên bản trước

Dùng kéo đ.âm bạn nhậu trọng thương vì xưng 'mày, tao'

Pháp luật

09:29:46 19/09/2024
Ngày 18/9, TAND tỉnh Gia Lai mở phiên xét xử sơ thẩm đối với Lê Thanh Hoàng (SN 1985, trú tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, Gia Lai) về tội G.iết n.gười .

4 mẫu chân váy tôn dáng nhất dành cho độ t.uổi ngoài 40

Thời trang

09:21:46 19/09/2024
Chân váy chữ A tiếp tục được yêu thích trong mùa thu năm nay. Mẫu chân váy này diện lên rất nhẹ nhàng, thoải mái. Với phom dáng xòe nhẹ, chân váy chữ A giúp che nhược điểm, tạo cảm giác chân thon dài hơn.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 36: Tình tứ với Thái, Pu sắp bị Bảo Anh xử lý

Phim việt

09:11:14 19/09/2024
Bảo Anh cho người theo dõi đã biết được Thái đang thân thiết với một cô gái - người đó chính là Pu. Pu sắp bị Bảo Anh xử lý?

Cảnh sắc yên bình tại vùng đảo 'biệt lập' giữa lòng hồ Trị An, được ví là 'viên ngọc xanh' của mảnh đất Đồng Nai

Du lịch

09:09:49 19/09/2024
Đảo Cao Minh nằm biệt lập giữa lòng hồ Trị An, đây chính là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng không gian tĩnh lặng, thư thái.

Quảng Trị: Truy xét tài xế tăng ga bỏ chạy, vứt t.huốc l.á lậu bên lề đường

Tin nổi bật

09:02:14 19/09/2024
Ngày 18/9, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa truy xét, làm rõ một vụ vận chuyển hàng cấm.