Cộng đồng quốc tế kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức để viện trợ nhân đạo ở Dải Gaza
Ngày 9/11, các nhà lãnh đạo trên thế giới cùng đại diện của nhiều tổ chức quốc tế một lần nữa kêu gọi ngừng bắn hoàn toàn và có hiệu lực ngay lập tức tại Dải Gaza, tái khẳng định đây là điều kiện tiên quyết cốt lõi để đảm bảo đưa viện trợ nhân đạo đến được với người dân ở khu vực vốn đang thiếu thốn nhu yếu phẩm thiết yếu.
Khói lửa bốc lên tại Dải Gaza sau vụ oanh tạc của Israel ngày 8/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu khai mạc hội nghị tại Paris bàn về viện trợ nhân đạo cho người dân ở Dải Gaza, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ tính mạng của dân thường trong cuộc xung đột này. Ông Macron khẳng định người dân cần được bảo vệ, cho rằng “điều đó hoàn toàn quan trọng và không có gì phải bàn cãi”. Tổng thống Macron một lần nữa kêu gọi tạm ngừng xung đột để hoạt động viện trợ nhân đạo có thể đến được với người dân ở Dải Gaza đang thiếu thốn.
Tham dự hội nghị nói trên, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp, ông Martin Griffiths cho rằng cuộc xung đột ở Dải Gaza hiện nay giống như đám cháy rừng có thể lan rộng trên khắp khu vực. Ông Griffiths bày tỏ quan ngại nếu tình hình ở Gaza tiếp tục diễn biến theo chiều hướng ngày càng trầm trọng.
Trong khi đó, Giám đốc Chương trình Cứu trợ Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Philippe Lazzarini bày tỏ quan ngại trước nguy cơ cuộc xung đột ở Dải Gaza có thể lan ra toàn khu vực. Ông Lazzarini cho rằng tình hình ở Bờ Tây đang giống như “nước sôi lửa bỏng”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết tiếp tục viện trợ nhân đạo cho người dân ở Dải Gaza.
Cũng tại hội nghị trên, Tổng thư ký Hội đồng Người tị nạn Na Uy (NRC), ông Jan Egeland cho rằng việc chấm dứt ngừng bắn ngay lập tức là điều hoàn toàn cần thiết. Ông Egeland nhấn mạnh: “Chúng ta không thể chờ đợi thêm một phút giây nào để có được lệnh ngừng bắn hoàn toàn cho hoạt động hỗ trợ nhân đạo”.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry phản đối mọi nỗ lực nhằm tìm cách di dời người dân Palestine khỏi Dải Gaza.
Tại hội nghị, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã kêu gọi các nước thúc đẩy các bên xung đột thực hiện một lệnh ngừng bắn có hiệu lực ngay lập tức, coi đây là điều kiện tiên quyết quan trọng để đảm bảo người dân ở Dải Gaza nhận được viện trợ nhân đạo mang tính bền vững và hiệu quả. Trước đó, chiều 8/11, các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực viện trợ nhân đạo, như Tổ chức Bác sĩ không biên giới, đã kêu gọi các bên xung đột ở Dải Gaza ngừng bắn ngay lập tức.
Các cuộc thảo luận tại hội nghị nói trên cũng bao gồm vấn đề hỗ trợ tài chính và những biện pháp khác nhằm giúp người dân ở Dải Gaza đang thiếu thốn nhu yếu phẩm.
Tổng thống Macron cho biết Pháp sẽ tăng viện trợ cho người dân Palestine từ mức 20 triệu euro (khoảng 21 triệu USD) lên 100 triệu euro trong năm 2023.
Trước đó, hôm 7/11, Chính phủ Đức thông báo sẽ cung cấp vốn hỗ trợ mới trị giá 20 triệu euro, ngoài khoản hỗ trợ trị giá 71 triệu euro mà Berlin trước đó đã đóng góp cho Chương trình Cứu trợ Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine.
Hội nghị ở Paris có sự tham gia của các quan chức và đại diện của các nước phương Tây và Arab, các tổ chức Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ. Hội nghị thảo luận nhiều biện pháp nhằm cung cấp viện trợ khẩn cấp cho dân thường ở Dải Gaza đang trong tình cảnh hết sức thiếu thốn và khó khăn về nhu yếu phẩm.
Thêm xe viện trợ đến Dải Gaza, LHQ khuyến cáo "cần nhiều hơn nữa"
Đoàn xe chở hàng viện trợ thứ hai đã vượt qua cửa khẩu biên giới Rafah và tiến vào Dải Gaza trong những nỗ lực mới nhất nhằm hạn chế khủng hoảng nhân đạo leo thang tại khu vực này, The Guardian ngày 22/10 (giờ địa phương) đưa tin.
Giám đốc viện trợ Liên hợp quốc (LHQ) Martin Griffiths cho biết, 14 xe tải đã vượt qua cửa khẩu biên giới Rafah mang theo hàng viện trợ do tổ chức Lưỡi liềm đỏ Ai Cập và LHQ cung cấp.
"Một tia hy vọng nhỏ bé khác dành cho hàng triệu người đang rất cần viện trợ nhân đạo. Nhưng họ cần nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Tôi đặc biệt biết ơn các nhân viên cứu trợ phía Palestine đã ngay lập tức hành động để dỡ hàng hóa bất chấp rủi ro. Những anh hùng thực sự. Họ cũng cần được bảo vệ", ông Martin Griffiths chia sẻ trên mạng xã hội X.
Trước đó, hôm 21/10, một đoàn 20 xe tải chở hàng viện trợ đã từ Ai Cập tới Dải Gaza sau gần hai tuần Israel tuyên bố phong tỏa hoàn toàn khu vực, đánh dấu đoàn xe viện trợ đầu tiên đi vào khu vực này kể từ khi giao tranh nổ ra ngày 7/10.
Người dân Palestine xếp hàng chờ nhận thực phẩm. Ảnh: Reuters
Các tổ chức nhân đạo quốc tế đã liên tục kêu gọi dòng viện trợ khẩn cấp và liên tục vào Dải Gaza để giảm nhẹ thảm họa nhân đạo của người dân Palestine ở vùng lãnh thổ này.
Rafah là cửa khẩu duy nhất vào Gaza không do Israel kiểm soát. Nhưng các cuộc không kích đã làm đường sá hư hỏng và ngăn cản xe chở hàng cứu trợ. LHQ ước tính, cần 100 xe tải chở hàng mỗi ngày mới có thể đáp ứng nhu cầu của người dân tại khu vực này.
Văn phòng nhân đạo LHQ ngày 22/10 cho biết, khối lượng viện trợ đến nay chỉ bằng 4% mức trung bình hàng ngày trước khi xảy ra chiến sự và chỉ bằng một phần nhỏ so với nhu cầu thực phẩm, nước, thuốc men và nhiên liệu dự trữ.
Vẫn cần nhiều hơn các chuyến hàng viện trợ nhận đạo đến Dải Gaza. Ảnh: AP
Cũng trong ngày 22/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về tình hình viện trợ. Nhà Trắng thông tin rằng, ông Biden và ông Netanyahu đã đồng ý rằng "dòng viện trợ quan trọng" sẽ tiếp tục đến Dải Gaza bất chấp các cuộc tấn công liên tục.
Trong khi đó, Reuters dẫn thống kê của cơ quan y tế Gaza cho biết, 266 người Palestine trong đó có 117 trẻ em đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel trong 24 giờ qua tại khu vực mà Israel đã "bao vây toàn diện" sau vụ các tay súng Hamas xâm nhập hàng loạt vào Israel ngày 7/10.
Tại nước láng giềng Syria, tên lửa của Israel đã tấn công các sân bay quốc tế Damascus và Aleppo vào sáng sớm 22/10, khiến cả hai sân bay này ngừng hoạt động và làm hai công nhân thiệt mạng, truyền thông nhà nước Syria đưa tin.
Dọc biên giới phía Bắc của Israel với Lebanon, nhóm Hezbollah đã đụng độ với lực lượng Israel trong sự leo thang bạo lực biên giới nguy hiểm nhất kể từ cuộc chiến Israel-Hezbollah năm 2006, Reuters nhận định.
Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh trong tuyên bố mới nhất đã kêu gọi cộng đồng quốc tế thành lập "một mặt trận thống nhất" để ngăn chặn các cuộc tấn công của Israel nhằm vào Dải Gaza và cho phép có thêm nhiều đoàn xe chở viện trợ được chuyển đến
WHO: Khoảng 160 nhân viên y tế đã tử vong khi làm nhiệm vụ tại Dải Gaza Ngày 7/11, người phát ngôn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Christian Lindmeier cho biết khoảng 160 nhân viên y tế đã thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ tại Dải Gaza và kêu gọi loại bỏ những hạn chế đối với hoạt động viện trợ y tế tại vùng lãnh thổ này. Hoạt động cứu hộ được triển khai sau cuộc...