Cộng đồng Hồi giáo rạn nứt vì hội nghị thượng đỉnh tại Malaysia
Saudi Arabia và Pakistan đã tẩy chay Hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo tại Malaysia, với lập luận cho rằng hội nghị này được tổ chức sai mục đích.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn:Daily Pakistan)
Các nhà lãnh đạo từ nhiều quốc gia Hồi giáo, trong đó có Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Iran, đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo tại Malaysia, thảo luận cách thức giải quyết các vấn đề mà cộng đồng Hồi giáo trên toàn cầu đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, Saudi Arabia và nước đồng minh gần gũi Pakistan tẩy chay cuộc gặp này.
Video đang HOT
Tại một bữa tiệc tối chào đón khách mời ngày 18/12, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết hội nghị thượng đỉnh 4 ngày tại Kuala Lumpur sẽ “làm một điều gì đó” để cải thiện cuộc sống của người theo đạo Hồi và vượt qua tình trạng bài Hồi giáo hiện nay. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta cần tìm một cách để giải quyết những thiếu sót của mình, sự phụ thuộc của chúng ta vào những người không theo đạo Hồi để bảo vệ chính mình chống lại kẻ thù của Hồi giáo.”
Tuy nhiên, tới phút chót, Thủ tướng Pakistan Imran Khan, người cùng với Thủ tướng Mahathir và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan từng thúc đẩy hội nghị thượng đỉnh này, đã quyết định không tham gia sự kiện. Một số nguồn tin cho rằng ông Khan chịu sức ép của Riyadh. Saudi Arabia cho rằng hội nghị này không phải là diễn đàn về các vấn đề quan trọng của 1,75 tỷ tín đồ Hồi giáo trên thế giới.
Hãng thông tấn SPA của Saudi Arabia cho biết Quốc vương Salman đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Mahathir và tái khẳng định rằng các vấn đề nói trên nên được thảo luận thông qua Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) có trụ sở tại Jeddah (Saudi Arabia). Giới phân tích cho rằng Saudi Arabia lo ngại bị cô lập về ngoại giao trước các đối thủ trong khu vực như Iran, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ.
Về phần mình, cùng quan điểm với Saudi Arabia, Tổng Thư ký OIC Yousuf al-Othaimeen cho biết sự kiện tại Kuala Lumpur “đi ngược lại với các lợi ích của cộng đồng Hồi giáo” khi triệu tập họp bên ngoài sự bảo trợ của OIC. Ông thậm chí cho rằng hội nghị trên sẽ phá vỡ tình đoàn kết Hồi giáo.
Đáp lại, Văn phòng Thủ tướng Mahathir ra tuyên bố khẳng định không có ý định tạo ra một “khối mới như một số người chỉ trích đã bóng gió.” Tuyên bố cũng nhấn mạnh rằng hội nghị này “không phải là diễn đàn để thảo luận về tôn giáo hay các vấn đề tôn giáo, mà chỉ tập trung vào các vấn đề của cộng đồng người theo đạo Hồi”./.
Theo TTXVN/Vietnamplus.vn
Malaysia: Mỹ vi phạm Hiến chương LHQ khi trừng phạt Iran
Ngày 14/12, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nhận định các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Iran là vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và luật quốc tế.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad trong cuộc họp báo tại Putrajaya ngày 9/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại họp báo khi tham dự Diễn đàn Doha ở Qatar, Thủ tướng Mahathir nhấn mạnh Malaysia không ủng hộ việc Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương nhằm vào Iran. Ông nhấn mạnh Kualar Lumpur và các nước khác đã mất đi "một thị trường lớn" do các lệnh trừng phạt này. Theo nhà lãnh đạo Malaysia, chỉ có Liên hợp quốc mới có thể áp lệnh trừng phạt theo đúng như hiến chương của tổ chức này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iran kể từ tháng 5/2018 sau khi đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015, còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA). Dầu mỏ là nguồn sống của nền kinh tế Iran và chiếm đến 25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nước này, đóng góp 75% thu nhập công của Iran. Khi lượng dầu mỏ xuất khẩu giảm từ 2,45 triệu thùng/ngày xuống còn 260.000 thùng/ngày, nền kinh tế Iran đã rơi vào suy thoái trầm trọng.
Cùng ngày, hãng tin Yonhap cho biết Mỹ và Hàn Quốc đang đàm phán về việc Iran về vấn đề Seoul nối lại xuất khẩu hàng hóa nhân đạo sang nước CH Hồi giáo, sau khi các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn của Mỹ đã gần như đình chỉ các hoạt động thương mại như vậy.
Các giao dịch tài chính giữa Seoul và Tehran liên quan đến các chuyến hàng thực phẩm và y tế đã ngay lập tức bị đình trệ, sau khi Washington siết chặt trừng phạt đối với Ngân hàng Trung ương Iran (CBI) vào tháng 9 vừa qua. Truyền thông đưa tin Iran ngày 14/12 đã triệu Đại sứ Hàn Quốc tại Iran để phản đối, cũng như hối thúc Seoul nối lại hoạt động thương mại nhân đạo với nước này.
Theo các nguồn thạo tin, tuần trước, các quan chức thuộc Bộ Ngoại giao, Tài chính và Công nghiệp của Hàn Quốc đã tới thủ đô Washington để đàm phán với giới chức Mỹ về vấn đề này.
Tháng 4 vừa qua, Mỹ đã chấm dứt việc miễn trừng phạt cho Hàn Quốc và một số nước khác trong việc nhập khẩu dầu từ Iran. Kể từ thời điểm đó, các công ty Hàn Quốc đã gặp khó khăn trong việc bán dược phẩm, thiết bị y tế và các sản phẩm nhân đạo khác cho Iran thông qua hệ thống giao dịch song phương, sử dụng đồng nội tệ của Hàn Quốc.
CBI hiện có những tài khoản sử dụng đồng won tại các ngân hàng Woori Bank và Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc tại Seoul để thực hiện các giao dịch liên quan đến dầu nhập khẩu, hay những sản phẩm không trong danh mục hàng hóa bị cấm do lệnh trừng phạt.
Theo Đặng Ánh (TTXVN)
Nữ Thủ tướng xinh đẹp, trẻ nhất TG được người đồng cấp già nhất TG khuyên gì? Mahathir Mohamad, Thủ tướng già nhất thế giới, đã đưa ra những lời khuyên đặc biệt cho Sanna Marin, người vừa trở thành Thủ tướng trẻ nhất thế giới trong tuần này. Mahathir Mohamad, nhà lãnh đạo Malaysia và là Thủ tướng già nhất thế giới, có những lời khuyên dành cho tân Thủ tướng Phần Lan RT hôm 10/12 đưa tin, ông...