“Cổng địa ngục” rực cháy suốt hơn 40 năm từ thời Liên Xô
Miệng hố bốc cháy suốt gần nửa thế kỷ, không có dấu hiệu ngừng nghỉ, đã thu hút sự chú ý đặc biệt của khách du lịch và những người ưa mạo hiểm.
Theo Daily Star, ngọn lửa bùng lên từ dưới đất trong một hiện tượng kỳ lạ mà người dân địa phương gọi là cánh cổng dẫn đến thế giới dưới lòng đất.
Hiện chưa có cách giải thích xác đáng nào khiến cho một miệng hố rộng ngang sân bóng đá, sâu 20 mét lại có thể rực cháy suốt gần nửa thế kỷ qua.
Khách du lịch và những người hiếu kỳ đổ dồn đến “ cổng địa ngục” ở trung tâm sa mạc Karakum, Turkmenistan trong những năm qua.
“Cổng địa ngục” rực cháy suốt hơn 40 năm trên sa mạc.
Du khách người Úc Elliott Davies, nổi tiếng với chuyến đi đến Triều Tiên, mới đây đã chia sẻ những trải nghiệm của mình khi đến “cổng địa ngục”.
“Hố sâu có sức nóng khủng khiếp. Thời tiết nắng gắt vào buổi chiều càng khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Một cơn gió mạnh khiến tôi phải bỏ chạy đến ngọn đồi gần đó”, Davies chia sẻ.
Davies nói thêm: “Hãy tưởng tượng sức nóng khủng khiếp khi bạn mở lò nướng, ngoại trừ việc nóng hơn như thế gấp nhiều lần và nó bao trùm toàn bộ cơ thể bạn mà không có cách nào thoát ra được”.
“Cánh cổng địa ngục” được cho là đã xuất hiện từ thời Liên Xô, trong một thảm họa khi khoan sâu dò tìm khí gas.
Video đang HOT
Ngọn lửa rực cháy chưa có dấu hiệu ngừng nghỉ.
Trong quá trình khoan, mặt đất phía trên hang động này đã sụp xuống và nuốt trọn toàn bộ số thiết bị của các nhà địa chất Liên Xô.
Lo sợ các loại khí độc dưới lỗ hổng sẽ thoát ra, các nhà địa chất quyết định đốt nó với hy vọng ngọn lửa sẽ tắt trong một vài ngày. Nhưng kể từ đó, ngọn lửa chưa có dấu hiệu ngừng cháy.
Davies nói: “Đứng gần miệng hố không phải là điều đáng sợ, khí methane không độc hại nhưng nó hút hết oxy, khiến cho những du khách đến gần cảm thấy khó thở và rời khỏi khu vực trong tình trạng chóng mặt, nhức đầu”.
Vào ban đêm, “cổng địa ngục” soi sáng cả sa mạc với ngọn lửa đáng sợ.
Theo Danviet
Chiến dịch Cuồng phong - canh bạc tử thần của Hitler
Hitler đặt cược vào cuộc chiến để chiếm Moscow, nhưng bất lợi trong khâu tiếp tế và thời tiết khắc nghiệt khiến Đức hứng chịu thất bại với nhiều hệ lụy về sau.
Lực lượng Đức tấn công Moscow. Ảnh: Tumblr.
Ngày 22/6/1941, phát xít Đức phát động chiến dịch Barbarossa nhằm xâm lược Liên Xô. Các cuộc bao vây nối tiếp nhau khiến Hồng quân Liên Xô chịu thương vong tới 4 triệu quân. Đầu tháng 10, khi còn cách Moscow 321 km, Hitler phát động chiến dịch "Cuồng phong" để chiếm thủ đô Liên Xô, hy vọng sớm kết thúc chiến dịch mà không biết rằng đang đặt cược vào một canh bạc tử thần, theo National Interest.
Theo chuyên gia quân sự Michael Peck, Đức Đức triển khai hơn 3 triệu quân với mong muốn sớm kết thúc chiến tranh ở mặt trận phía Đông. Nhưng đến tháng 10/1941, họ đã hứng chịu hơn 500.000 thương vong, chiếm 15% lực lượng xâm lược Liên Xô.
Các đơn vị thiết giáp Đức ở sâu trong lãnh thổ Liên Xô phải bỏ lại một loạt xe tăng trong giao tranh và khoảng 40% xe tải quân sự vì chất lượng đường sá kém. Đường sắt là tuyến tiếp tế huyết mạch cho mặt trận phía Đông, nhưng khổ đường sắt Liên Xô lại rộng hơn đường sắt Đức, khiến tàu tiếp tế không thể di chuyển cho đến khi lực lượng công binh cải tạo lại những tuyến đường này.
Khâu hậu cần không đảm bảo khiến lính Đức trên chiến trường thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, đạn dược và đặc biệt là nhiên liệu cho xe tăng.
Hồng quân Liên Xô có lợi thế đóng quân ở gần các kho tiếp tế. Liên Xô liên tục bổ sung các sư đoàn mới ra tiền tuyến, dù các tân binh chưa được huấn luyện bài bản. Tình báo Đức trước đó chắc chắn Liên Xô sẽ sụp đổ, nhưng không thể hiểu nổi vì sao Hồng quân có thể kháng cự và không ngừng lớn mạnh.
Chiến dịch Cuồng phong được ví như trận đấm bốc giữa hai võ sĩ. Liên Xô có thể triển khai hơn 1 triệu quân và 1.000 xe tăng ở Moscow, phụ nữ và thanh niên thiếu niên cũng đào nhiều tuyến phòng thủ. Quân Đức huy động gần 2 triệu binh sĩ, hơn 1.000 xe tăng, 500 máy bay để tạo thế gọng kìm tiêu diệt lực lượng bảo vệ Moscow, sau đó tràn vào thành phố.
Nếu thời tiết tốt và nguồn tiếp tế hợp lý, quân đội phát xít Đức lúc đó có thể khuất phục bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Trong giai đoạn đầu của chiến dịch Cuồng phong, mọi thứ đều diễn ra đúng như kế hoạch, 4 quân đoàn Liên Xô hứng chịu thất bại nặng nề ở vùng Vyazma.
Tuy nhiên, tới đầu tháng 10, mùa đông lầy lội đặc trưng (Rasputitsa) của Liên Xô bắt đầu, biến chiến trường thành những bãi sình lầy khổng lồ. Các xe cơ giới bị ngập đến trục bánh, đòi hỏi binh sĩ phải dùng sức người kéo lên. Cả bộ binh và xe tiếp tế Đức đều không thể tiến lên trong điều kiện như vậy. Trong khi đó, Liên Xô tổ chức nhiều đợt phản công, khiến quân Đức thiệt hại nặng và kiệt sức.
Xe tăng T-34 Liên Xô cũng khiến lính Đức hoảng loạn và bất lực, bởi chúng có khả năng cơ động tốt trên đường lầy lội, trong khi các vũ khí chống tăng của Đức thường không thể xuyên thủng giáp của nó.
Đức ngừng tấn công để củng cố đội hình vào đầu tháng 11, khi thời tiết ngày càng lạnh hơn, khiến các vùng đầm lầy bị đóng băng. Mặt đất trở nên cứng, bớt lầy lội, giúp họ tiến công hiệu quả hơn. Đến cuối tháng 11, các đơn vị trinh sát Đức chỉ còn cách Moscow 19 km, gần đến mức có thể quan sát thấy các ngọn tháp của thành phố bằng ống nhòm.
Các mũi tấn công của Đức nhằm vào hướng Moscow. Ảnh: Weebly.
Đến đầu tháng 12/1941, nhiệt độ hạ thấp xuống -45 độ C. Dù lường trước được sự khắc nghiệt của mùa đông Liên Xô, khả năng tiếp tế hạn chế buộc Đức phải ưu tiên cung cấp nhiên liệu và đạn dược, bỏ qua áo rét cho binh lính. Họ tin rằng sẽ chiếm được Moscow trước khi mùa đông tới.
Đúng lúc này, Liên Xô điều động 18 sư đoàn tinh nhuệ từ Siberia về Moscow để bảo vệ thủ đô. Đây là lực lượng được huấn luyện bài bản, trang bị tốt, sẵn sàng hoạt động trong mùa đông khắc nghiệt.
Trong cuộc phản công ngày 5/12, các quân đoàn Liên Xô chọc thủng phòng tuyến quân Đức một cách dễ dàng. Vũ khí Đức bị đóng băng, binh lính cũng bị lạnh cóng, có người còn bị dính chặt vào vũ khí. Các binh sĩ Đức sống sót chỉ có thể bất lực đứng nhìn đối phương xuất hiện như những bóng ma trong sương mù và tuyết trắng.
Ở thời điểm quyết định cuộc chiến, một số tướng Đức muốn rút quân ra xa khỏi Moscow, nhưng Hitler lo sợ lui binh sẽ khiến binh sĩ hỗn loạn, giúp Hồng quân Liên Xô tiến gần đến cửa ngõ Đức. Bởi vậy, ông trùm phát xít ra lệnh cho binh sĩ giữ vững vị trí chiến đấu cho đến người cuối cùng theo phương thức phòng ngự co cụm.
Trong chiến dịch kéo dài từ ngày 2/10/1941 đến 7/1/1942, ước tính Đức chịu thương vong 248.000-400.000 quân, trong khi con số này của Liên Xô khoảng 650.000-1.280.000 người. Liên Xô sau đó tăng cường tiềm lực quân sự, bắt đầu xoay chuyển cục diện chiến trường bằng trận Stalingrad từ cuối năm 1942, làm phá sản chiến dịch Cuồng phong của Đức.
Một bãi sình lầy gần thủ đô Moscow. Ảnh: Wikipedia.
Chiến trường đẫm máu ở mặt trận phía Đông tiếp tục kéo dài đến năm 1945. Hitler đã thua trong canh bạc tử thần này khi không thể chiếm được Liên Xô trong chiến dịch Cuồng phong, bởi sau đó Mỹ và Anh đã mở mặt trận thứ hai bằng cuộc đổ bộ ở châu Âu.
Thất bại trong chiến dịch Cuồng phong để lại nhiều hệ lụy cho phát xít Đức. Mệnh lệnh không rút lui của Hitler đã khiến các tập đoàn quân Đức ở Stalingrad và Normandy phải cố thủ đến khi bị xóa sổ. Quân Đức chịu bất lợi liên tục trên chiến trường cho đến khi bị đánh bại hoàn toàn vào năm 1945.
Duy Sơn
Theo VNE
Chiến dịch xâm lược đẫm máu nhất mọi thời đại của Hitler Cuộc tấn công tổng lực vào Liên Xô khiến hàng chục triệu người thiệt mạng năm 1941 của phát xít Đức được xem là cuộc xâm lược ác liệt nhất trong lịch sử. Trận Stalingrad đánh dấu sự thất bại của quân Đức ở mặt trận phía Đông. Ảnh: Wikipedia. Sau khi đánh chiếm Pháp và nhận thấy việc tấn công Anh không...