Công bố Quyết định thành lập Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị
Ngày 19/11, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định số 765/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc thành lập Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị.
Đến dự lễ công bố, về phía Trung ương có đồng chí Bùi Kim Giang – Phó Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ – Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; đồng chí Lương Văn Vui – Phó chủ tịch Hiệp hội các trường Cao đẳng – Trung cấp kinh tế kỹ thuật Việt Nam.
Về phía địa phương, có đồng chí Hoàng Nam – Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan.
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; trong đó đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ đạo:
“Sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở và linh hoạt đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động; bảo đảm quy mô, cơ cấu và hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, chuẩn hóa, hiện đại hóa, có phân tầng chất lượng….; Sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng; giải thể các trường trung cấp, cao đẳng hoạt động không hiệu quả. Về cơ bản, trên địa bàn cấp tỉnh chỉ còn một đầu mối đào tạo nghề công lập…”;
Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Quảng Trị trực thuộc UBND tỉnh có trụ sở chính tại số 179 đường Lý Thường Kiệt- Đông Hà- Quảng Trị và 02 địa điểm đào tạo khác ngoài trụ sở chính (tại Thôn Trúc Lâm, xã Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị và tại Số 18 Lê Lợi, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.); với tổng diện tích đất: 195.473 m2. Trong đó: Diện tích xây dựng: 137.738 m2 ; tổng kinh phí đầu tư tính tại thời điểm xây dựng là 113.633 triệu đồng.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên gồm 70 người; là cơ sở đào tạo đa ngành nghề và bậc học; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo các nghề đào tạo ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp gồm: Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo thường xuyên các ngành nghề đào tạo của nhà trường.
Trong đó: (1) Trình độ cao đẳng 08 ngành nghề đào tạo: Điện Công nghiệp; Công nghệ Ô tô; Công nghệ Hàn; Chăn nuôi – Thú y; Trồng trọt và bảo vệ thực vật…;
(2) Trình độ Trung cấp 14 ngành nghề đào tao: Vận hành máy thi công nền; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Cắt gọt kim loại; Kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; Kỹ thuật chế biến món ăn; Chăn nuôi- Thú y; Kế toán doanh nghiệp…vv. Dự kiến Quy mô đào tạo từ 300-400 học sinh, sinh viên/ năm (bao gồm cả liên kết đào tạo).
Tại buổi lễ, UBND tỉnh đã trao Quyết đinh bổ nhiệm Hiệu trưởng đối với ông Lê Thiên Vinh và Phó Hiệu trưởng Lê Văn Thông Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị.
Trao Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng và Hiệu phó Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị
Phát biểu nhận nhiệm vụ tại buổi lễ, Nhà giáo Lê Thiên Vinh-Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật Quảng Trị đã gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tin tưởng giao phó trọng trách này.
Bằng kinh nghiệm giảng dạy và làm công tác quản lý tại Trường Trung cấp nông nghiệp và PTNT, cùng với sự nhiệt huyết, yêu nghề cùng với truyền thống đoàn kết mà 02 trường trung cấp trước đây, Nhà giáo Lê Thiên Vinh hứa sẽ cùng với tập thể giáo viên và học sinh nhà trường xây dựng một ngôi trường chất lượng, chuẩn mực, thực hiện có hiệu quả những vấn đề đã đặt ra trong Đề án thành lập trường, trước mắt cần kiện toàn cơ cấu tổ chức nhà trường; Xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp với các yêu cầu của thị trường lao động trong nước và khu vực.
Nhà giáo Lê Thiên Vinh – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật Quảng Trị phát biểu
Đặc biệt chú trọng công tác thực hành; Đào tạo tay nghề; Giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi ra trường; Phát triển các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao; Mở rộng các chương trình liên kết với các trường Đại học trong nước và khu vực; Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học; Thực hiện các đề tài ứng dụng công nghệ cao vào thực tiển sản xuất Công, Nông nghiệp tỉnh Quảng Trị…
Cậu học trò 9 tuổi viết ước mơ bằng đôi chân tật nguyền
Ba năm được đến lớp học là quãng thời gian đầy thử thách đối với cậu bé bị khuyết tật tứ chi Nguyễn Văn Minh Chí. Nhưng em đã dũng cảm vượt qua để luôn lạc quan, hòa đồng với bạn bè.
Câu chuyện về em Nguyễn Văn Minh Chí (SN 2011), học sinh lớp 3, Trường Tiểu học và THCS Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) nỗ lực vượt lên chính mình khiến nhiều người cảm động. Bằng đôi chân khuyết tật, em đang viết nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống.
Cậu học trò 9 tuổi viết ước mơ bằng đôi chân tật nguyền. (Thực hiện: Thanh Nhàn)
Được đến lớp học tập là niềm khát khao của Minh Chí
...và em đã hoàn thành ước mơ đến lớp của mình.
Không được may mắn như bạn bè cùng trang lứa, Minh Chí chào đời với sự bất hạnh, thiệt thòi vì bị liệt tứ chi. Mong cho con được phát triển bình thường, cha mẹ Chí đã tìm đủ mọi cách để chữa trị cho con.
Bản thân em Minh Chí cũng phải trải qua hàng chục đợt phẫu thuật, chỉnh hình, với nhiều sự đau đớn, nhưng không mang lại kết quả như mong đợi.
Người thân của em Chí kể: Vừa chào đời được 3 ngày, Minh Chí được bác sĩ chỉ định phải phẫu thuật đôi chân và đôi tay. Rồi những lần phẫu thuật, chỉnh hình ở các bệnh viện lớn từ Bắc đến Nam diễn ra sau đó với hy vọng tìm cơ hội phục hồi sức khỏe cho em, đến nỗi gia đình không nhớ rõ là em đã phải trải qua bao nhiêu lần.
Đôi chân bị dị tật, em phải ngồi xe lăn.
Thế nhưng, tay, chân của em không cải thiện nhiều so với trước. Em vẫn không thể tự đi đứng trên đôi chân và cầm, nắm bằng đôi tay của mình.
Lên 3 tuổi, cậu bé Nguyễn Văn Minh Chí tập tành cầm bút viết nhưng đôi tay em không cách nào đưa được nét chữ. Thấu hiểu được nỗi lòng của con, anh Nguyễn Thanh Thủy và chị Nguyễn Thị Lan Hương đành giúp con thử viết bằng chân.
"Hai vợ chồng tập cho cháu viết từng nét chữ bằng chân trong khó nhọc. Gần 4 tuổi thì Minh Chí viết được những chữ cái đầu tiên", anh Thủy kể về điều mà mình không ngờ tới.
May mắn đến với Chí khi em được hỗ trợ phục hồi chức năng.
Điều may mắn đến với Minh Chí khi hàng tuần em được mẹ và các tình nguyện viên Tổ chức Y tế vì hòa bình (Medipeace) đến tận nhà tập phục hồi chức năng và các kỹ năng giúp cho tay, chân em hoạt động dần.
Từ đó, các cô, các chị của Tổ chức Medipeace và người mẹ đã đồng hành với em trong từng nét chữ được thực hiện bằng chân.
Tình yêu con chữ của Minh Chí lớn dần theo ngày tháng. Dưới đôi bàn chân èo uột, nhỏ bé của cậu, những con chữ vươn nhanh, tròn trịa, rõ nét hơn. Khoảng 2 năm sau đó, thấy các bạn tung tăng cắp sách đến trường, Chí đòi ba mẹ cho đi học.
Em Chí ngồi riêng để học tập.
Thương con, vợ chồng anh Thủy đến gặp Ban giám hiệu Trường Tiểu học Gio Việt, nay là Trường Tiểu học & THCS Gio Việt đề đạt nguyện vọng. Nghe chuyện của Chí, Ban giám hiệu đã đồng ý cho em cơ hội được đến trường. Từ đây, một cánh cửa mới mở ra đối với Minh Chí và cả gia đình.
Đến giờ, Nguyễn Văn Minh Chí vẫn nhớ cảm giác háo hức xen lẫn nỗi lo lắng trước ngày đến trường. Em băn khoăn không biết đi học sẽ thế nào, có ai chơi với mình không, làm sao để theo kịp các bạn...
Em luôn lắng nghe cô giáo giảng bài.
Thế nhưng, khi đặt chân đến lớp, nỗi lo lắng của em được xua tan khi thấy các bạn chào đón mình bằng những nụ cười thân thiện.
Chí chia sẻ: "Ngày đầu đến lớp giống như trong giấc mơ của cháu. Trước đó, ba đã cẩn thận đóng bộ bàn ghế riêng để cháu ngồi học. Cô giáo thu xếp cho cháu ngồi phía trước dãy bàn của các bạn, phía trong góc. Các bạn trong lớp đều thấy lạ nhưng ai cũng vui vẻ, nói cười với cháu".
Với đôi chân tật nguyền, em dần viết nên những nét chữ ngay ngắn hơn.
Cô Lê Thị Huyền Trang - giáo viên dạy Minh Chí ban đầu cũng băn khoăn, lo lắng việc làm sao Chí có thể thu nhận kiến thức, làm sao viết chữ khi tứ chi đều bị liệt. Tuy vậy, cô dần dần thay đổi cách nhìn nhận về học trò của mình.
Cô Trang nói rằng, Minh Chí là học sinh giàu nghị lực, em cũng có nhiều nỗ lực trong học tập, khả năng giao tiếp với các bạn khá tốt. Minh Chí luôn lạc quan, yêu đời, em luôn cố gắng vượt qua chính mình, vượt qua số phận để thực hiện tốt nhất những gì mình có thể.
Nhiều năm nay, ngoài sự chăm sóc của cha mẹ, Nguyễn Văn Minh Chí được sống trong vòng tay yêu thương của thầy cô, bạn bè. Tiếp xúc với em, ai cũng ấn tượng trước sự vui tươi, hòa đồng. Em luôn chủ động hòa vào các bạn để học tập, vui chơi.
Vì thế, mọi khoảng cách giữa Chí và mọi người được rút ngắn. Cũng nhờ vậy, mỗi ngày đến trường của Minh Chí thực sự là một ngày vui.
Minh Chí sống trong vòng tay yêu thương của bạn bè.
Minh Chí bày tỏ, ở trên lớp các bạn giúp đỡ em rất nhiều. Em ước mơ sau này mình được trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho tất cả mọi người, để ai cũng có sức khỏe tốt, được khỏe mạnh.
Trong suốt những năm học qua, Minh Chí luôn đạt học lực loại khá. Đó là những điều kỳ diệu được em viết nên bằng nghị lực của bản thân, dẫu cơ thể bị thiệt thòi, không được lành lặn.
Em Minh Chí luôn vui vẻ, hòa đồng với các bạn.
Đến hôm nay, em Minh Chí có thể tự điều khiển chiếc xe lăn đến trường, dưới sự giám sát của cha hoặc mẹ. Có được như thế là cả một quá trình đầy gian nan và thử thách đối với bản thân Minh Chí và gia đình em.
'Sọ dừa' đi học 9 năm sống trên đời là quãng thời gian cậu bé Nguyễn Văn Minh Chí vật lộn với cảnh tứ chi tật nguyền. Nhưng cậu đã sống, học tập để gieo niềm tin rằng kỳ tích sẽ đến như chú bé 'Sọ dừa' trong truyện cổ tích. Chí cùng ba say sưa học tập, vui đùa - THANH LỘC Từ khi sinh ra...