Công an điều tra việc hàng trăm học sinh Hưng Yên không đến trường
Công an thị xã Mỹ Hào đang phối hợp với các ngành liên quan điều tra, làm rõ yếu tố tuyên truyền, tổ chức cho người dân thôn Hòa Đam, xã Hòa Phong, không cho con em đến trường.
Chiều 8/9, lãnh đạo Công an thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, cho biết đơn vị đang phối hợp với các ngành liên quan điều tra, làm rõ yếu tố tuyên truyền, tổ chức cho người dân thôn Hòa Đam, xã Hòa Phong, không cho con em là học sinh các cấp đến trường.
Chính quyền địa phương và ngành giáo dục đã tổ chức vận động, tuyên truyền để người dân hiểu việc không cho trẻ đến trường là ảnh hưởng đến tình hình học tập của các cháu. Tuy nhiên, do nhận thức sai lệch, họ vẫn cho con em nghỉ học để phản đối dự án Khu xử lý chất thải Hòa Phong, xã Hòa Phong.
Số học sinh không được đến trường có ngày lên tới hàng trăm em.
Lớp 1E , trường Tiểu học Hòa Phong sáng ngày 6/9 chỉ có 4 học sinh đi học. Ảnh: Báo Hưng Yên.
Theo thống kê của Phòng GD&ĐT thị xã Mỹ Hào, ngày 5/9 , trường Tiểu học Hòa Phong có 217 học sinh không tham gia lễ khai giảng, trong đó có 161 học sinh thôn Hòa Đam.
Trường THCS Hòa Phong có 112 học sinh không tham gia lễ khai giảng, trong đó có 95 em ở thôn Hòa Đam. Trường Mầm non Hòa Phong có 78 trẻ không tham gia lễ khai giảng, trong đó có 43 trẻ thôn Hòa Đam.
Video đang HOT
Trong ngày 6/9 , tại buổi học đầu tiên, trường Mầm non Hòa Phong có 55 trẻ không đến lớp, trong đó 41 trẻ ở thôn Hòa Đam. Trường Tiểu học Hòa Phong có 183 học sinh không đến lớp, trong đó có 162 học sinh thôn Hòa Đam. Trường THCS Hòa Phong có 87 học sinh không đến lớp, trong đó có 76 học sinh thôn Hòa Đam.
Trong ngày 7/9, trường Mầm non Hòa Phong có 64 trẻ không đến lớp, trong đó có 38 trẻ ở thôn Hòa Đam. Trường Tiểu học Hòa Phong có 178 học sinh không đến lớp, trong đó 161 học sinh thôn Hòa Đam.Trường THCS Hòa Phong có 35 học sinh không đến lớp, trong đó có 30 học sinh thôn Hòa Đam.
Người dân Hòa Đam đang cho con nghỉ học, bản thân thì dựng rạp phản đối. Ảnh: VietNamNet.
Thầy Nghiêm Văn Sang, Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Hòa Phong, cho biết việc nghỉ học sẽ làm cho học sinh thiếu hụt kiến thức, khó đạt được kết quả học tập tốt.
“Phụ huynh nên đưa con em trở lại trường học, không với bất cứ lý do gì để ảnh hưởng đến kết quả học tập trẻ”, thầy Sang đề nghị.
Đại diện lãnh đạo Thị ủy Mỹ Hào cho biết qua nắm bắt thực tế tại nhiều hộ gia đình, nhiều học sinh muốn được đi học nhưng bị phụ huynh ngăn cản với mục đích gây sức ép với chính quyền địa phương để dừng thực hiện nhà máy xử lý chất thải.
Lãnh đạo thị xã Mỹ Hào cho hay việc phản ứng với dự án khu xử lý chất thải Hòa Phong không liên quan đến việc học tập của trẻ em nhưng người lớn lại lấy trẻ em ra để gây sức ép. Hành vi này không những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm về đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam trong nuôi dạy con.
Công an thị xã Mỹ Hào đang tập trung xác minh, làm rõ các đối tượng tổ chức việc ký cam kết không cho con em đi học để xử lý nghiêm theo quy định.
“Người dân phản đối nhà máy phải đấu tranh theo quy định của luật. Còn việc dùng tương lai, tâm lý và quyền đi học của con trẻ ra gây sức ép với chính quyền là việc làm sai lầm, cần phải lên án và xử lý nếu có dấu hiệu vi phạm”, một lãnh đạo thị xã Mỹ Hào khẳng định.
Lịch kiểm tra học kỳ I của học sinh TP.HCM sau khi đi học trực tiếp trở lại
Mới đây, Sở GD&ĐT TP.HCM đã quyết định điều chỉnh kế hoạch kiểm tra học kỳ I của học sinh.
Sau khi thống nhất về việc cho học sinh lớp 1, 9, 12 đi học trực tiếp, TP.HCM cũng đã điều chỉnh lịch kiểm tra học kỳ I năm học 2021-2022.
Theo đó, thời gian tổ chức kiểm tra học kỳ 1 sẽ được thực hiện từ ngày 10 - 22/1/2022. Đối với học sinh thuộc diện F0, cách ly, giãn cách xã hội, nhà trường xem xét cho thực hiện kiểm tra, đánh giá sau khi đã thực hiện các biện pháp dạy học, phụ đạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức phù hợp.
Còn về kế hoạch cho học sinh đi học lại, TP.HCM đã thống nhất phương án:
- Các trường sẽ thí điểm dạy học trực tiếp từ ngày 13/12 đối với lớp 1, 9, 12 trong 2 tuần. Từ tuần thứ 2 sẽ thí điểm đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
- Đối với huyện Cần Giờ, Trường mầm non Thạnh An, tiểu học Thạnh An, THCS - THPT Thạnh An học trực tiếp ở tất cả các khối lớp từ ngày 13/12.
Ảnh minh hoạ
UBND TP chỉ đạo từ ngày 27/12 sẽ tổ chức hội nghị sơ kết, rút kinh nghiệm 2 tuần thí điểm dạy học trực tiếp. Căn cứ kết quả này, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở y tế tham mưu UBND TP xem xét việc quyết định tiếp tục mở rộng dần đối tượng hoặc tổ chức dạy học trực tiếp toàn TP từ ngày 3/1/2022.
Cũng theo kế hoạch trên của UBND TP.HCM, nguyên tắc tổ chức cho học sinh đi học lại là: trường THPT hoạt động theo cấp độ dịch của TP.HCM, các cơ sở giáo dục còn lại hoạt động theo cấp độ dịch của TP. Thủ Đức hoặc quận, huyện nơi trường trú đóng.
Các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sẽ tổ chức dạy và học trực tiếp theo cấp độ dịch của thành phố. Trong đó, địa bàn cấp độ 1 và 2 được dạy học trực tiếp nếu đảm bảo các quy định an toàn phòng, chống dịch.
Ở địa bàn có cấp độ dịch 3 và 4, các cơ sở đào tạo tiếp tục dạy học trực tuyến hoặc kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến tùy theo phương án cụ thể được UBND TP.HCM chấp thuận.
Người tham gia dạy và học cần tiêm đủ liều vaccine Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh không quá 6 tháng. Riêng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đơn vị cần dạy và học, thực hành trực tiếp hết năm 2021 và Quý I năm 2022 đối với học sinh, sinh viên, học viên năm cuối để làm đồ án tốt nghiệp.
TP.HCM thí điểm cho học sinh trở lại trường: Phụ huynh người lo, người mừng Ngay khi UBND TP.HCM quyết định thí điểm cho học sinh các khối lớp 1, 9 và 12 được quay trở lại trường học trực tiếp từ ngày 13/12, phụ huynh và cả học sinh bày tỏ nhiều ý kiến khác nhau. Phụ huynh lo về phòng dịch Ngay khi biết thông tin học sinh sắp được đến trường học trực tiếp trở...