Con vào đại học: Nợ chồng nợ, vay chồng vay
Khi năm học mới 2013-2014 bắt đầu cũng là lúc các bậc phụ huynh chạy ngược chạy xuôi lo tiền đóng học cho con.
Chật vật vay tiền đóng học cho con
Chị Nguyễn Thị Thoa, năm nay 44 tuổi, nhà ở huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội, than thở về khoản tiền đóng học đầu năm của cậu con trai tên Công, hiện là sinh viên năm thứ 4 ĐH Xây dựng (Hà Nội).
Chị cho biết, dù đã chuẩn bị từ hai tháng trước nhưng khi nghe con trai thông báo số tiền học phí đầu năm lên tới gần 4 triệu đồng chị như rụng rời chân tay vì không biết lấy tiền đâu ra cho con đóng học.
Cũng bởi gia đình chị ở quê chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng và mảnh vườn trồng rau trước nhà. Trước đây, chị đi làm thuê ở các xưởng mộc được trả 100.000 đồng/ngày. Còn chồng thì đi đánh cá ngoài đồng mang ra chợ bán nên cuộc sống cũng không đến nỗi quá chật vật.
Tuy nhiên, từ năm 2012 ,việc làm ở các xưởng mộc lúc có lúc không, khiến gia đình chị lâm vào cảnh túng bấn, nhất là vào thời điểm đầu năm học như hiện nay.
Nhiều phụ huynh chấp nhận ly hương lên thành phố kiếm tiền nuôi con ăn học.
Để có tiền cho con đóng học chị đã phải chạy vạy, vay mượn khắp anh trên em dưới mới đủ gần 4 triệu đồng. Chị tâm sự rằng, lúc đưa tiền cho con chị chỉ biết dặn con lên thành phố học hành cho chăm chỉ, chi tiêu tiết kiệm vì bố mẹ ở quê kinh tế rất khó khăn.
Rất may, cậu con trai biết thương bố mẹ nên vừa đi học vừa đi làm thuê để đỡ đần bố mẹ khoản tiền sinh hoạt phí hàng tháng. Chị nói rằng dù nhà nghèo nhưng vẫn muốn cho các con ăn học đàng hoàng để thoát khỏi cảnh “chân lấm tay bùn”.
Video đang HOT
Chị hồ hởi khoe, trong đợt thi đại học, cao đẳng năm nay, cô con gái út nhà chị đã đỗ vào trường ĐH Lao động Xã hội với số điểm cao. Cả con trai và con gái đều học đại học là niềm vui nhưng cũng là nỗi lo lớn của gia đình chị.
Vừa lo xong tiền học phí cho cậu con trai, thì nhận được giấy báo nhập học của cô con gái với số tiền đóng góp đầu năm hơn 3 triệu đồng.
Vậy là gia đình chị lại thêm một lần nữa đau đầu vì khoản tiền đóng học cho con. Anh em họ hàng chị đã vay hết lượt cả, giờ chỉ còn biết cách trông chờ vào số tiền của nhà nước cho sinh viên vay vốn trong những năm học đại học.
Tương tự như hoàn cảnh nhà chị Thoa, gia đình anh Nguyễn Văn Thanh năm nay 55 tuổi, nhà ở huyện Phú Xuyên, TP.Hà Nội cũng đang chóng mặt với khoản tiền học đầu năm của hai đứa con.
Một cô con gái đang học ĐH Thương Mại năm thứ 4, một cậu con trai năm nay thi đỗ ĐH Thành Tây. Đầu năm học gia đình anh phải lo gần tám triệu tiền đóng góp đầu năm và sinh hoạt phí cho hai con.
Anh tâm sự: “Cứ mỗi lần các cháu về nhà xin tiền đóng học là vợ chồng tôi lại toát mồ hôi. Tiền học phí tăng, tiền sinh hoạt ở thành phố thì đắt đỏ. Chúng tôi ở quê nai lưng ra làm mà vẫn không đủ nên đành phải vay mượn khắp nơi để lo tiền trọ học cho con”.
Bán gà, vịt lấy tiền cho con đóng học
Để có tiền cho cô con gái tên Nguyễn Thị Liên hoàn thành 4 năm học ở HV Báo chí và Tuyên truyền, chị Nguyễn Thị Lạc ở huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã vay vốn ngân hàng với số tiền nợ lên tới gần 20 triệu đồng.
Chị buồn rầu cho biết, cô con gái vừa học xong HV Báo chí và Tuyên truyền, hiện vẫn chưa xin được việc làm. Tiền nợ ngân hàng cũ vay cho con đi học vẫn chưa trả được thì chị đã tính vay đợt mới để lo cho cô con gái út vừa thi đỗ vào CĐ Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội.
Chị nói rằng, số tiền đóng góp đầu năm thật sự là một gánh nặng đối với một gia đình thuần nông như gia đình chị. Để có tiền đóng học cho con, gia đình chị lâm vào cảnh nợ chồng nợ, nợ cũ chưa trả được đã quàng thêm món nợ mới.
Ngày nhập học của con ngày càng đến gần trong khi trong nhà không có tiền, trước mắt, chị đành bán gà, vịt và đi vay mượn thêm để có tiền cho con đóng học.
Theo Đắc Chuyên/Infonet
Biết bạn gái sắp mất, chàng trai vẫn quyết cưới
Biết người yêu không còn sống được bao lâu, Bảo Châu vẫn quyết định tổ chức lễ cưới mặc lời can ngăn của gia đình, bạn bè....
Chuyện tình như cổ tích của chàng trai Nguyễn Duy Bảo Châu (30 tuổi) và cô gái Hà được nhiều người làng trồng hoa Tiên Nộn (xã Phú Mậu, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) biết tới.
Hà mắc bệnh hiểm nghèo, bác sĩ tiên đoán không sống được lâu nữa. Châu vẫn quyết tâm tổ chức lễ cưới dù biết hạnh phúc rất ngắn ngủi. Một tuần sau đám cưới, người vợ trẻ qua đời. Đến nay gần 4 năm kể từ khi Hà mất, không khí đượm buồn dường như vẫn phảng phất trong căn nhà nhỏ của Châu. Anh vẫn hàng ngày đi làm về nhà là ra mộ vợ trò chuyện, không chịu cưới vợ mới.
Chuyện tình của Châu và Hà chớm nở từ khi còn học phổ thông. Sau đó, đôi bạn trẻ bị xa cách khi không học cùng trường nhưng tình yêu của họ được vun đắp qua những cánh thư tay. Cả hai quyết định kết hôn. Lễ ăn hỏi được tổ chức nhưng niềm vui không kéo dài lâu. Trước lễ cưới, chị Hà cảm thấy sức khỏe giảm sút, khó nuốt thức ăn, có lúc nói lắp, có lúc khó thở.
"Bác sĩ chẩn đoán Hà mắc chứng nhược cơ, một căn bệnh hiểm nghèo, mọi thức ăn phải xay nhuyễn mới ăn được và bệnh này không thể sống lâu. Lúc đó, chân tay tôi bủn rủn, không đứng vững được nữa", anh Châu nhớ lại.
Anh Châu dường như không thể quên được hình ảnh của người vợ xấu số. Ảnh:Phúc Nguyễn
Châu không dám nói cho người yêu biết tình trạng bệnh vì sợ cô lo lắng thêm. Lặng lẽ giấu kín hai bên gia đình, anh quyết định xin nghỉ việc ở nhà máy để đưa Hà vào bệnh viện. Một thời gian sau, toàn bộ số tiền tích cóp trong thời gian đi làm của cả hai đã hết nên Châu phải vay mượn khắp nơi. Hàng ngày, anh còn phải đau đớn chứng kiến bệnh tật hành hạ người yêu.
Trong một lần quét dọn nhà cửa, bà Nguyễn Thị Thiệp, mẹ anh Châu, phát hiện tập giấy thanh toán viện phí, đơn thuốc tiền triệu. Khi biết con phải đi vay nợ hàng chục triệu đồng lo cho người yêu, bà Thiệp như người mất hồn. "Nước mắt tôi lúc đó cứ chảy ròng ròng khi biết được khoản tiền con mình vay nợ quá lớn, nhưng tôi cũng thương cho nó, vì quá yêu con Hà nên nó mới thế", bà Thiệp chia sẻ. Người mẹ thương con không dám nói lại với chồng.
Bố Châu tình cờ phát hiện chuyện con dâu tương lai bị mắc bệnh nan y khi tới thăm cô tại bệnh viện. Không muốn con phải khổ cả đời, bố Châu không cho con trai tổ chức hôn lễ.Tuy nhiên, con trai ông vẫn kiên quyết cưới người yêu, mặc cho bố và các anh em từ mặt. Người bố giận dữ bỏ ra ở riêng. Thương con, bà Thiệp đành một mình sang hỏi vợ cho Châu. "Vì con, tôi cũng làm liều với hy vọng con dâu sống được 2-3 năm. Không ngờ cưới nhau chưa được 3 ngày, Hà đã phải nhập viện", bà Thiệp nhớ lại.
Hơn một tuần sau ngày cưới, Hà mất. Căn nhà nhỏ không thể đặt vừa chiếc quan tài của con dâu nên bà Thiệp phải nhờ hàng xóm phá một phần bức tường trước nhà để có chỗ lo hậu sự.
Dù đã biết trước nhưng sự ra đi của vợ là cú sốc rất lớn với Châu. Anh như người mất hồn, chỉ khóc bên quan tài của vợ. "Mẹ con tôi đã tính bán một phần đất đang ở để lấy tiền chữa bệnh cho Hà nhưng thật không ngờ cô ấy ra đi nhanh quá", anh Châu nghẹn lời.
Đã gần 4 năm kể từ khi vợ mất, hầu như chiều nào Châu cũng ghé ra mộ vợ để trò chuyện cho vơi đi nỗi nhớ. "Trừ những lúc đi làm về quá muộn không thể ra với Hà được thì đành chịu. Ngày nào không ra mộ là tôi thấy thiếu thiếu cái gì đó và cảm giác khó chịu lắm", người chồng cho biết.
Bà Kim Thị Thương, mẹ ruột của Hà, cũng chiều chiều lặng lẽ đạp xe ra mộ con gái, ngồi nói chuyện với con như thể cô vẫn còn sống. Chạm mặt con rể ngồi bên mộ chị Hà, bà Thương xót xa đến rơi nước mắt khuyên: "Con lấy vợ khác đi, đừng ở vậy nữa mà khổ lắm con ơi".
Không muốn con cứ mãi đau khổ, bà Thiệp mang đốt tất cả bức ảnh của Châu và Hà chụp chung hôm cưới. "Biết đốt là có lỗi với con, nhưng tôi không biết phải làm sao để thằng Châu có thể quên đi vợ nó và bắt đầu một cuộc sống mới. Ngày nào, thấy nó xách xe chạy về phía cánh đồng là lòng tôi như thắt lại", người mẹ kể chuyện mà ứa nước mắt.
Cả làng ai cũng biết chuyện tình của cả hai. "Lòng chung thủy của Châu xưa nay hiếm có. Hạnh phúc ngắn ngủi của cả hai khiến cho ai nghe cũng cảm thấy mủi lòng", ông Nguyễn Xuân Hòa, trưởng thôn Tiên Nộn, chia sẻ.
Theo VNE
Nỗi lo trả nợ công Theo phê duyệt của Chính phủ, năm nay Việt Nam sẽ vay 367.000 tỉ đồng (17,5 tỉ USD), xấp xỉ 10% GDP và tăng gấp đôi so với năm 2013. Bảng ước tính nợ công trên The Economist - Ảnh: The Economis Số vay ngày càng lớn trong khi thu ngân sách (NS) ngày càng khó khăn không chỉ gây sức ép lên...