“Cơn sốt” nhà đất điên cuồng ở Mỹ đã hạ nhiệt?
Sau một năm mua bán điên cuồng và giá tăng ở mức hai con số, “cơn sốt” nhà đất tại Mỹ dường như đã lắng xuống.
Những ngôi nhà mới xây hiện không còn đáp ứng được nhu cầu của phần lớn người mua trên thị trường do giá quá đắt.
Doanh số bán nhà giảm xuống cho thấy cơn sốt nhà đất tại Mỹ đang hạ nhiệt (Ảnh: Getty).
Theo Cục Điều tra Dân số Mỹ, doanh số bán nhà mới trong tháng 6 của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ những ngày đầu tháng 4/2020 khi đại dịch Covid-19 bắt đầu hoành hành trên toàn cầu.
Doanh số bán nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình trong tháng 6 đã giảm xuống còn 676.000 căn, thấp hơn 6,6% so với mức 724.000 căn bán được trong tháng 5. Thậm chí, con số này còn thấp hơn 19,4% so với mức 839.000 căn bán được vào tháng 6 năm ngoái. Trong khi đó, các nhà phân tích kỳ vọng, doanh số bán nhà mới trong tháng 6 tăng ở mức 3,4%.
Giá trung bình một ngôi nhà mới xây trong tháng 6 chỉ tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù đó là mức tăng lớn trong lịch sử nhưng nó không là gì so với mức tăng hàng năm 15-20% trong những tháng trước đó.
Video đang HOT
Hầu hết những ngôi nhà rao bán trên thị trường đều thuộc phân khúc cao cấp bởi chi phí xây dựng tăng vọt khiến các nhà thầu không mặn mà với những căn nhà giá rẻ.
Cụ thể, gỗ xẻ mềm – một vật liệu xây dựng nhà ở chủ chốt ở Mỹ – đã tăng hơn 300% trong suốt thời kỳ đại dịch và dù hiện đã giảm đáng kể song vẫn cao hơn khoảng 75% so với mức trung bình trong năm 2019. Các sản phẩm gỗ xẻ khác vẫn ở mức cao.
Ông Peter Boockvar – Giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group – cho rằng đã có sự thiếu hụt về thiết bị đồ gia dụng, nhân công và các loại nhà giá rẻ. “Sự sụt giảm về doanh số bán nhà có thể là sự kết hợp của nhiều cú sốc và khả năng hoàn thiện nhà của các nhà thầu chậm lại do nhiều yếu tố đình hoãn”, ông nói.
Nhà kinh tế Matthew Speakman của Zillow cho rằng, nếu so sánh hàng năm thì doanh số trong những tháng tới còn thấp nữa bởi vào thời điểm năm ngoái, thị trường bắt đầu tăng mạnh và đạt mức cao chưa từng có kể từ trước cuộc đại suy thoái.
Mặc dù nhu cầu của thị trường vẫn mạnh nhưng do giá nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình vẫn tiếp tục tăng cao, nên phần lớn người mua khó có khả năng chi trả. Cùng với nguồn cung dư thừa lớn, tâm lý của các công ty xây dựng nhà ở cũng giảm xuống.
“Dựa trên phân tích về dữ liệu nhà ở độc quyền, chúng tôi nhận thấy thị trường đang có những dấu hiệu hạ nhiệt”, Nhà phân tích xây dựng nổi tiếng Ivy Zelman cho biết.
Giá vàng hôm nay 3/5 tiếp tục giảm
Giá vàng hôm nay (3/5) tiếp tục suy giảm do lợi suất trái phiếu tăng và giới đầu tư chờ đợi cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
6h sáng nay (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đang giao dịch ở ngưỡng 1.768 USD/ounce, giảm 01 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua.
Giá vàng thế giới
Giá vàng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ, đồng USD, sự phục hồi của thị trường tiền tệ.
Giá vàng giảm nhẹ.
Giá vàng giảm nhẹ 0,1% khi giơi đầu tư vân kiên nhân chờ đợi kết quả cuộc họp kéo dài hai ngày của Fed. Các nhà phân tích cho biết, thị trương sẽ theo dõi bất kỳ dấu hiệu nào từ Fed để xem ngân hàng này có nhìn nhận lạm phát sẽ được duy trì trong dài hạn hay không. Nếu điều đó được khẳng định và dự báo lạm phát sẽ tăng cao hơn, vàng có khả năng vượt mốc 1.800 USD/ounce.
Giá vàng trong nước
Giá vàng trong nước, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC khu vực Hà Nội ở mức: 55,15 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,65 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 50 nghìn đồng chiều mua vào so với phiên trước.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 55,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,67 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng SJC tại TP.HCM, chiều bán ra là 55,65 triệu đồng/lượng.
Kết thúc tháng 4, giá vàng trong nước tính vẫn cho thấy sức mạnh và đã tăng tới 1,2 triệu đồng/lượng.
Dự đoán giá vàng
Lý giải về đợt giảm giá vừa qua trên thị trường, Chuyên gia Stephen Innes, đối tác quản lý tại SPI Asset Management cho rằng, chuỗi dữ liệu kinh tế mạnh mẽ liên tiếp của Mỹ đang gây áp lực lên giá vàng, trong khi đó, giới đầu tư muốn chốt lời vào cuối tháng sau khi vàng leo dốc trong tháng qua.
Nhận định về thị trường và hướng đi của giá vàng trong tuần này, Nhà tư vấn nghiên cứu cao cấp về Nam Á tại Metals Focus - Harshal Barot nhận định, việc Fed lạc quan về sự phục hồi kinh tế có nghĩa là vàng sẽ khó bứt phá cao hơn. Bên cạnh đó, kinh tế Mỹ tăng trưởng cũng đồng nghĩa với việc lợi suất trái phiếu có xu hướng tăng, gây bất lợi cho vàng.
Giám đốc đầu tư tại công ty môi giơi tài chính Wolfpack Capital nhân định, vàng đã vượt qua một tuần đầy thách thức và không thể tìm thấy hướng đi do một số yếu tố chi phôi chính đang xung đột vơi nhau.
Đúng lúc đang bị "mắc kẹt" trong một phạm vi giao dịch, kim loại quý tiếp tục găp nhiêu thách thức trong việc tìm kiếm các yêu tô hô trơ, trong khi các yêu tô thị trương cơ bản cho thấy vàng đáng ra phải có mưc giá cao hơn.
Dân số Mỹ tăng chậm lại trong 10 năm qua Ngày 26/4, Cục Điều tra dân số Mỹ cho hay tốc độ tăng dân số của nước này trong giai đoạn 2010-2020 là 7,4% và đây là mức tăng chậm thứ hai trong lịch sử nước này. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại một khu chợ ở Washington, DC, Mỹ, ngày 21/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo số liệu chính thức,...