Con gái đệ đơn ly hôn chồng, bố ruột tung bằng chứng cô ta ngoại tình, sát cánh cùng con rể đòi tài sản
Quyết định cùng con rể giành lại tài sản, ông đưa ra các bằng chứng con gái vượt quá giới hạn với một đối tác kinh doanh.
Trước khi về làm chủ nhiệm một phân xưởng nhà nước ở Cáp Nhĩ Tân, ông Từ Vi Dân từng làm trong quân đội. Con gái ông, Từ Lê, cũng làm giám đốc một công ty vật liệu xây dựng ở thành phố này. Ngược lại, chồng của cô Vương Hậu Thành lại chỉ là nhân viên trong công ty tư nhân. Tuy nhiên, vì trung thực và hiếu thảo nên anh Vương được bố vợ rất quý.
“Lúc vợ tôi ốm nằm viện 2 năm, đều do con rể chạy trước sau chăm sóc. Còn con gái tôi, ngoài việc đến bệnh viện đưa tiền thì không bao giờ tới, luôn viện lý do công việc. Nếu không có con rể, chắc vợ tôi cũng không sống đến bây giờ. Điều tôi buồn là con gái không biết quý trọng hạnh phúc gia đình mình”, ông chia sẻ với Sina.
Chênh lệch thu nhập khiến hôn nhân gia đình Vương Hậu Thành tan vỡ. Ảnh minh hoạ
Lấy lý do là không hợp, tháng 8/2017, Từ Lê đệ đơn ly hôn chồng. Ông Từ nhiều lần gọi điện thuyết phục nhưng con gái không nghe. Bất lực, ông tìm đến công ty. Tại đây, ông phát hiện con gái mình đang đi cùng xe với người đàn ông lạ, khiến ông tức mà phát bệnh phải nhập viện.
Sau đó, Từ Lê không ngừng làm khó, nên Vương Hậu Thành quyết định ly hôn. Nhưng lúc phân chia tài sản, Từ Lê yêu cầu phân chia ngôi nhà 40m2 cho Vương Hậu Thành, còn ngôi nhà 120m2 thuộc về mình và con trai 14 tuổi cũng do mình nuôi. Ngoài ra, họ có hơn 2 triệu tiền tiết kiệm, nhưng người vợ chỉ chia 300.000 tệ cho chồng.
Bức xúc trước cách làm của con gái, ông Từ quyết định cùng con rể giành lại tài sản bằng việc đưa ra các bằng chứng con gái lấp liếm và tự ý chuyển đổi vị trí tài sản và việc vượt quá giới hạn với một đối tác kinh doanh. Ông cũng ủng hộ con rể giành quyền nuôi con.
Theo luật sư của Vương Hậu Thành, sau đó Từ Lê đã tìm đến anh và đề xuất hòa giải, đồng ý con trai do chồng nuôi và một số nhượng bộ trong thủ tục phân chia tài sản.
4 vấn đề hay gặp khi vợ hoặc chồng làm nhiều tiền hơn
Video đang HOT
1. Người thu nhập cao hơn nắm ưu thế trong gia đình
Nhiều cặp vợ chồng mắc phải sai lầm khi nghĩ rằng bất cứ ai làm ra nhiều tiền hơn thì có quyền quyết định. Người có thu nhập cao hơn sẽ nghĩ mình thích làm gì thì làm, tự tin, nắm ưu thế, thậm chí thiếu tôn trọng người bạn đời của mình. Trong khi người có thu nhập thấp cảm thấy bị yếu thế và bất mãn khi lời nói, hành động không có trọng lượng.
Hãy dành thời gian để phân tích thu nhập của bạn đã tác động đến suy nghĩ của bạn như thế nào? Một khi nhận ra vấn đề, hãy cùng bàn luận với bạn đời một cách công bằng, trung thực.
Vì chuyện tiền nong mà có thể mối quan hệ vợ chồng bạn sẽ có nhiều căng thẳng, xung đột. Ảnh minh hoạ
2. Người có thu nhập cao phải cáng đáng mọi chi tiêu
Khi có sự khác biệt lớn trong tiền lương, người có thu nhập cao hơn có thể buộc phải mang gánh nặng chi trả cho tất cả các chi tiêu trong gia đình. Người có thu nhập thấp đôi khi nghĩ rằng mình không phải chịu trách nhiệm vì người kia đã làm ra nhiều tiền.
Nếu điều này tiếp tục, người có thu nhập cao hơn có thể cảm thấy bực bội về việc phải lao động vất vả và người có thu nhập thấp có thể cảm thấy vô dụng và thậm chí có suy nghĩ dựa dẫm.
Để ngăn chặn những bất mãn từ từ thấm vào cuộc sống vợ chồng, các bạn cần nói chuyện với nhau. Người có thu nhập thấp hơn cần phải ý thức được tránh nhiệm của mình với gia đình. Anh/cô ấy nên năng động hơn. Có thể đặt ra một khoản phải chi trong gia đình để cho người thu nhập thấp hơn quản lý và có động lực phấn đấu.
3. Người thu nhập thấp trả cho các khoản chi không quan trọng
Những người có thu nhập thấp có thể cảm thấy thu nhập của mình không đáng kể và xấu hổ vì sự đóng góp tài chính tối thiểu của mình. Cảm giác không hài lòng này có thể phóng đại hơn nữa nếu tiền lương chỉ đủ để đi chợ, mua bỉm sữa cho con hoặc thập chí chỉ đóng được các hóa đơn điện, nước của gia đình hàng tháng.
Bạn hãy cố gắng hướng đến các mục tiêu lớn, ví như đầu tư cho giáo dục con cái, một khoản tiết kiệm, hoặc góp sức cùng vợ/chồng mình cho những thứ lớn hơn như mua xe, đất, mua nhà…
Hai vợ chồng cũng cần nói chuyện với nhau. Nếu vợ/chồng cảm thấy tự ti về mức lương của mình, hãy động viên họ, bởi không nhất thiết mọi chi tiêu trong gia đình cứ phải cưa đôi 50/50, do tính chất công việc và mức lương của các bạn là khác nhau. Thêm vào đó người có thu nhập thấp có thể cố gắng hơn bằng cách bù đắp theo những cách khác ví như lo việc nhà, chăm con, lên các kế hoạch cho gia đình.
4. Người có thu nhập cao xao nhãng nhiệm vụ chăm sóc gia đình
Trong khi người thu thấp hơn luôn muốn cố gắng để bù đắp sự thua kém tài chính bằng cách chăm sóc gia đình, thì đa số người thu nhập cao lại bỏ bê nhiệm vụ chăm lo cho con cái, việc nhà.
Nếu chồng bạn trốn tránh trách nhiệm, cần nhẹ nhàng nhắc nhở, khuyến khích anh ấy làm ở một mức độ nào đó, ví như rửa bát, lau nhà, chơi cùng con, dạy con học… Tương tự như vậy, nếu bạn là người có thu nhập cao hơn, cố gắng không dành toàn bộ thời gian cho công việc. Bạn sẽ thấy chơi cùng con, giúp đỡ vợ việc nhà cũng có giá trị của nó.
Người vợ nhận "núi" tiền công sau 25 năm ở nhà nội trợ
Tòa án đã yêu cầu người chồng phải trả cho vợ cũ 5,1 tỷ đồng để bồi thường cho 25 năm người vợ ở nhà nội trợ.
Ảnh minh họa.
Mới đây, tòa án Tây Ban Nha đã ra lệnh cho một doanh nhân người Malaga trả cho vợ cũ 204.000 euro (5,1 tỷ đồng) để bồi thường cho những công việc nội trợ không được trả công trong suốt 25 năm họ kết hôn.
Được biết, người vợ đã dành 25 năm cuộc đời ở nhà nuôi dạy, chăm sóc 2 cô con gái, để chồng có thể yên tâm ra ngoài kiếm tiền. Cặp đôi kết hôn vào tháng 6/1995, lúc đó họ mới ngoài 20 tuổi. Sau khi kết hôn, họ đã ký vào giấy cam kết phân chia tài sản.
Trong thỏa thuận có ghi rằng, mỗi người sẽ sở hữu tài sản riêng dù đã kết hôn. Điều này hóa ra lại có lợi cho người chồng, anh đã bôn ba kinh doanh khắp nơi trong khi người vợ ở nhà nội trợ toàn thời gian.
Luật sư của người vợ đã nói trước tòa rằng: "Bà ấy là cái bóng của chồng mình, làm mọi việc phía sau chỉ để cho chồng chuyên tâm phát triển sự nghiệp. Bà ấy đã dành toàn bộ thời gian của mình tập trung cho gia đình, chưa bao giờ thuê người giúp việc".
Vì tính chất công việc của người chồng, gia đình liên tục chuyển tới sống các thành phố ở Malaga, Tây Ban Nha. Thế nhưng, người chồng lại từ chối trả tiền học phí cho cô con gái 16 tuổi của mình, điều này khiến cô phải ra ngoài tìm việc để trang trải học phí.
Người vợ quá chán nản trước những hành động vô lý của chồng mình nên đã đệ đơn ly hôn vào năm 2020. Vì trước đó 2 người đã ký vào thỏa thuận phân chia tài sản nên người chồng đã giữ lại hầu hết các tài sản có giá trị, trong khi người vợ chỉ có quyền sở hữu một nửa căn nhà mà họ đang ở.
Biết rằng chồng cũ có những tài sản giá trị cao như trang trại dầu ô liu sinh lời, xe hơi sang trọng và các bất động sản khác, trong khi mình lại trắng tay như vậy, cô không có gì chứng minh cho tất cả những công việc mà mình đã bỏ ra trong suốt 25 năm chung sống. Vì thế, cô quyết định kiện và đòi chồng cũ phải bồi thường cho mình vào tháng 12/2020.
Luật sư của người vợ nói: "Bà ấy cũng như nhiều phụ nữ khác, dành cả đời mình để chăm sóc chồng con, còn chồng có thời gian phát triển sự nghiệp của mình. Dù thời gian dành cho gia đình hay cho công việc thì đều có giá trị như nhau".
Sau 2 năm kiện tụng, một thẩm phán Malaga đã đồng ý với phán quyết người chồng phải bồi thường cho vợ cũ 204.000 euro cho công việc nội trợ không được trả lương suốt 25 năm qua.
Luật sư cho biết, đây là số tiền tương đương với mức lương cơ bản trong suốt 25 năm. Bản án cũng bao gồm 1.000 euro tiền cấp dưỡng hằng tháng cho 2 cô con gái và 500 euro tiền trợ cấp cho mẹ của họ. Khi nghe quyết định từ tòa án, người chồng có ý định kháng cáo.
Tôi ủng hộ ngay lập tức khi mẹ nói muốn ly hôn Bà nội giận dữ hỏi tại sao tôi không cản mẹ làm đơn ly hôn. Tôi chỉ đáp rằng, đó là quyết định đúng đắn của mẹ. Ảnh minh họa Kể từ lúc có trí nhớ và nhận thức được mọi thứ xung quanh, tôi vẫn luôn thắc mắc tại sao mẹ có thể chấp nhận sống với sự lạnh lẽo của bố...