Còn chưa đầy 3 tháng, TPHCM làm thế nào để đạt các mục tiêu năm 2021?
HĐND TPHCM vừa thông qua 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong 3 tháng cuối năm mà UBND TPHCM cần tập trung thực hiện để đạt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2021.
Sáng 19/10, các đại biểu HĐND TPHCM tham dự buổi làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 3 của khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026. Sau hơn một ngày làm việc, những người đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của cử tri TPHCM đã xem xét, thảo luận và thông qua nhiều tờ trình về chính sách, đề xuất của chính quyền.
HĐND TPHCM cũng thông qua 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong 3 tháng cuối năm 2021 mà UBND thành phố cần tập trung thực hiện. Trong đó, mục tiêu đặt ra cho chính quyền thành phố là giữ vững, tiếp tục phát huy các kết quả đạt được trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, nền kinh tế.
Bên cạnh công tác phòng, chống dịch, TPHCM sẽ khẩn cấp triển khai các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Chiến lược phòng, chống Covid-19 giai đoạn mới
Trong 3 tháng cuối cùng của năm 2021, công tác phòng, chống dịch Covid-19 vẫn là mục tiêu tối quan trọng đối với địa bàn TPHCM. Cụ thể, thành phố sẽ ban hành kế hoạch chi tiết triển khai 11 chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế trong giai đoạn mới.
Các hoạt động trên địa bàn vẫn cần áp dụng nghiêm Chỉ thị 18 của UBND TPHCM về tăng cường kiểm soát, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội. TPHCM đặt mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết.
Kỳ họp thứ 3, HĐND TPHCM khóa X, bước vào phiên bế mạc sáng 19/10 (Ảnh: HMC).
Trong công tác điều trị, ngành y áp dụng mọi biện pháp để kéo giảm số bệnh nhân Covid-19 nhập viện, số ca tử vong xuống mức thấp nhất. Thành phố tiếp tục củng cố, tăng cường hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở.
Trong những ngày còn lại của năm 2021, TPHCM sẽ chủ động tiếp cận các nguồn vaccine, thuốc đặc trị Covid-19 cùng các loại trang, thiết bị, vật tư y tế. Đặc biệt, thành phố sẽ triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em ngay khi nhận được hướng dẫn của Bộ Y tế và có nguồn vaccine phù hợp.
Đối với việc xét nghiệm, toàn địa bàn sẽ nâng cao tính chủ động trong việc xác định cấp độ dịch. Thành phố sẽ tổ chức xét nghiệm tầm soát tất cả trường hợp có triệu chứng nghi ngờ, xét nghiệm giám sát trọng điểm ở khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người. Việc đánh giá cấp độ dịch sẽ được làm thường xuyên theo đơn vị hành chính và kiểm soát chặt F0 khi phát hiện.
TPHCM tổ chức hiệu quả việc chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).
Trong tình hình mới, TPHCM tổ chức hiệu quả việc chăm sóc F0 dựa vào cộng đồng để đảm bảo an toàn, không gián đoạn các hoạt động. Tất cả quận, huyện, thành phố Thủ Đức cần đảm bảo kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động có đầy đủ oxy y tế và tổ chức chăm sóc bệnh nhân Covid-19.
Video đang HOT
Ngoài ra, thành phố cũng phát huy hiệu quả mô hình điều trị 3 tầng. Các bệnh viện chuyên khoa nhiễm, đa khoa sẽ nghiên cứu thành lập “khoa Covid”. TPHCM cũng nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút nguồn lực tham gia phòng, chống Covid-19, chăm sóc sức khỏe người dân.
TPHCM sẽ mở cửa thế nào?
Bên cạnh các biện pháp phòng, chống dịch, TPHCM sẽ khẩn cấp triển khai các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội để đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của năm 2021.
Việc mở cửa lại các hoạt động trong tình hình mới sẽ được thực hiện từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn theo phương châm “an toàn là trên hết”, “an toàn tới đâu, mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn”. Thành phố sẽ bám sát tình hình thực tiễn để xem xét, áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội phù hợp.
TPHCM sẽ mở lại các hoạt động từng bước thận trọng, an toàn (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Ngoài những vấn đề thuộc phạm vi nội bộ địa bàn, TPHCM sẽ phối hợp chặt với các địa phương trong vùng nhằm đảm bảo giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu, vận tải hành khách, vận chuyển người lao động, chuyên gia, người đi khám bệnh… từng bước đưa sinh hoạt người dân sang trạng thái “bình thường mới”.
Để đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm cho người dân, TPHCM sẽ tổ chức hoạt động lại đối với chợ truyền thống. Song song với đó, các điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống Covid-19 tại chợ cần được kiểm tra, giám sát chặt.
Ngoài ra, mạng lưới phân phối hàng hóa sẵn có trên địa bàn gồm siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng bán lẻ sẽ được duy trì và đảm bảo phân bổ đều đến từng phường, xã, thị trấn. Thành phố cũng phát huy vai trò của đội ngũ giao nhận hàng ứng dụng công nghệ trong chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm.
Lấy sức dân chăm lo cho dân
Trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài, gây ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống xã hội, công tác an sinh, chăm lo đời sống người dân tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của TPHCM những tháng cuối năm. Trước mắt, TPHCM sẽ hoàn thành đợt hỗ trợ thứ 3 cho người có hoàn cảnh thật sự khó khăn đúng nguyên tắc, đủ đối tượng, không bỏ sót, trùng lặp.
Ngoài tiền mặt, thành phố sẽ hỗ trợ người dân bằng nguồn gạo được phân bổ từ Chính phủ. Các nguồn lực khác cũng được huy động để thực hiện công tác an sinh xã hội.
Công tác an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của TPHCM trong 3 tháng cuối năm 2021 (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Trong đó, thành phố vận động các doanh nghiệp giảm tiền điện, nước, vận động chủ nhà trọ giảm tiền thuê. Các tổ chức thiện nguyện sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để phối hợp với thành phố cùng góp sức hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Thành phố cũng triển khai chính sách hỗ trợ tuyến đầu chống dịch đợt 2 trong thời gian tới.
Trong 3 tháng cuối năm 2021, TPHCM sẽ triển khai các gói hỗ trợ từ Chính phủ và những nguồn hợp pháp khác. Việc huy động các nguồn lực hỗ trợ sẽ dựa trên phương châm “lấy sức dân chăm lo cho dân” để không ngừng cải thiện chất lượng đời sống nhân dân.
Về nhu cầu lao động – việc làm, trước mắt, thành phố sẽ khảo sát nhu cầu của các doanh nghiệp gắn với nguồn cung lao động phục vụ sản xuất, kinh doanh. Đối với lao động tỉnh trở lại làm việc, thành phố có hướng hỗ trợ thông qua đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ, kỹ năng và hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm, phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh.
TPHCM cũng khuyến khích các dự án do doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà lưu trú cho công nhân để đảm bảo đủ chỗ ở an toàn, phục vụ an sinh và công tác phòng, chống dịch.
Thái Nguyên mở tất cả dịch vụ kinh doanh, Hòa Bình "bình thường mới"
Sau khi xác định dịch trên địa bàn đạt cấp độ 1, UBND tỉnh Thái Nguyên đã cho mở lại tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; người dân tỉnh Hòa Bình cũng được trở về cuộc sống "bình thường mới"
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Đặng Xuân Trường vừa ký, ban hành văn bản gửi các Sở, ngành, cơ quan liên quan về việc thực hiện biện pháp thích ứng, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trên địa bàn.
Thái Nguyên mở lại tất cả các hoạt động kinh doanh, dịch vụ
Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP, Quyết định số 4800/QĐ-BYT và tình hình thực tế tại địa phương, tỉnh Thái Nguyên và các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn được xác định ở cấp độ 1 tương ứng với màu xanh.
Vì vậy, từ ngày 19/10, tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch.
Cụ thể, 100% cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh phải tạo mã QR điểm khai báo y tế để quản lý thông tin khách hàng và phục vụ công tác truy vết khi cần thiết; duy trì xét nghiệm định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp.
Từ ngày 19/10, tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới (Ảnh: Xuân Huy).
Các đơn vị, tổ chức chỉ tuyển dụng người lao động từ vùng được đánh giá nguy cơ cấp độ 1, cấp độ 2 vào làm việc tại tỉnh; tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động trước khi vào tỉnh, bố trí xe đưa đón đảm bảo nguyên tắc "một cung đường hai điểm đến"...
Đối với các sự kiện, hội nghị tập trung đông người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện phải xin ý kiến địa phương theo phân cấp. Hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo được tổ chức trở lại, thực hiện nghiêm thông điệp 5K; khi tổ chức tập trung đông người phải được sự đồng ý của chính quyền sở tại...
Riêng hoạt động giáo dục, đào tạo, Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ tình hình thực tế và cấp độ dịch tại địa phương để quyết định việc học trực tiếp hoặc trực tuyến.
Tỉnh Thái Nguyên yêu cầu đối với người từ vùng được đánh giá nguy cơ cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 thì không áp dụng biện pháp cách ly và lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 khi ra, vào tỉnh; tự theo dõi sức khỏe và khi có dấu hiệu bất thường (ho, sốt, khó thở...) phải thông báo cho cơ quan y tế và lấy mẫu xét nghiệm, áp dụng biện pháp cách ly phù hợp.
Các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3 sẽ phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2.
Đối với người ở vùng nguy cơ cấp độ 4, vùng đang thực hiện cách ly y tế, vùng phong tỏa hoặc đang là F1 nếu đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng khi đến Thái Nguyên phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú trong 7 ngày; hạn chế tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm vào ngày đầu tiên đến tỉnh Thái Nguyên và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Với trường hợp người thuộc 4 nhóm nêu trên nhưng chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 thì thực hiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú trong 7 ngày; tiếp tục theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo và lấy xét nghiệm 2 lần vào ngày đầu tiên và ngày thứ 7. Trường hợp người chưa tiêm vaccine thì thực hiện cách ly tập trung 14 ngày và tiếp tục theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo...
Căn cứ quy định hiện hành và tình hình thực tiễn về diễn biến dịch, độ bao phủ vắc xin, điều kiện thực tế.... Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã điều chỉnh cấp độ dịch và quyết định các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Hòa Bình chính thức "bình thường mới"
Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình vừa ký ban hành quyết định về việc công bố mức độ dịch Covid-19 hiện tại trên địa bàn tỉnh.
Theo quyết định, mức độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay là cấp độ 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới), tương ứng với màu xanh.
Người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được tiêm vaccine phòng Covid-19 (Ảnh: Báo Hòa Bình).
Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình cho biết, trong ngày 18/10 trên địa bàn tỉnh không có ca bệnh Covid-19 mới. Toàn tỉnh chỉ còn 3 trường hợp đang điều trị Covid-19.
Hòa Bình hiện nay đã tiêm vaccine cho 405.671 người. Trong đó, 349.844 người được tiêm một mũi vaccine; 55.827 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Trước nguy cơ dịch Covid-19 tại các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Hà Nam, Sơn La có thể lây nhiễm sang, tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo các chốt kiểm soát dịch vùng giáp ranh, ngành y tế cũng như các cơ quan cảnh giác cao độ, chủ động ứng phó, ngăn chặn dịch Covid-19 để giữ vững được kết quả chống dịch thời gian qua.
Mức độ dịch của toàn tỉnh Hòa Bình công bố ngày 18/10.
Nghị quyết 128/NQ-CP quy định phân loại cấp độ dịch theo 4 cấp: Cấp 1 - nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh; cấp 2 - nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng; cấp 3 - nguy cơ cao tương ứng với màu cam; cấp 4 - nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Với việc công bố cấp độ dịch ở cấp độ 1, người dân tại tỉnh Hòa Bình chính thức được trở về trạng thái "bình thường mới". Các hoạt động đời sống, sinh hoạt trở lại bình thường, người dân cần tuân thủ 5K, tuân thủ về các điều kiện đi lại giữa các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau...
Tiên phong nơi 'pháo đài' chống COVID-19 - Bài 2: Củng cố vững chắc các 'pháo đài' Với phương châm "mỗi phường, xã, thị trấn là một pháo đài" trong thực hiện chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay, thì việc củng cố vững chắc các "pháo đài" này là vô cùng cấp thiết. Với ý nghĩa đó, đội ngũ cán bộ cơ sở - những "chiến sỹ" tiên phong ở nhiều phường, xã, thị trấn tại TP Hồ...