Con chữ mọc lên từ lòng đất

Theo dõi VGT trên

Đời sống của bà con Bru – Vân Kiều đang gặp nhiều khó khăn nhưng giáo dục không ngừng phát triển, thậm chí vươn lên vô cùng ấn tượng. Những con chữ ở các bản Eo Bù – Chút Mút, Bạch Đàn, Tăng Ký, Tân Ly, Xà Khía, Mụ Mệ (bản Mới) như thể mọc ra từ lòng đất.

Con chữ mọc lên từ lòng đất - Hình 1

Trường PTDTBT TH&THCS Lâm Thủy

Màu trắng tinh khôi của những bộ đồng phục, ánh mắt trong veo như suối khe của học trò làm phai màu đất đỏ dưới chân của các em học sinh đến trường. Trong tiếng cười của đồng bào lấp lánh khát vọng, ước mơ về thế hệ trẻ. Thế hệ sẽ giữ gìn sắc màu Bru Vân Kiều. Có điều, họ sẽ đến với khoa học kỹ thuật, đến với những tư tưởng tiến bộ, văn minh hơn.

Nơi chúng tôi đến công tác là Lâm Thủy – biên giới vùng cao, miền tây của huyện Lệ Thủy. Nơi có những cô giáo, thầy giáo đã hiến tuổi thành xuân của mình trên dãy Trường Sơn hùng vĩ. Họ là những “chiến binh quả cảm” băng rừng, vượt suối khai phá trường lớp trước đây. Họ là những người trẻ trung thực, trong sáng, hết lòng vì giáo dục hiện nay.

Cách đây hơn một thập kỷ, bên cạnh mỗi lớp học tre nứa đơn sơ bao giờ cũng có ít nhất một căn nhà nhỏ bé khiêm tốn bằng tre nứa. Căn nhà ấy là nơi ở của các thầy cô giáo trong suốt thời gian dài với những ngày dài, vui buồn lẫn lộn, thương nhớ mênh mang. Lớp học là những bàn ghế ghép tạm bằng gỗ rừng do phụ huynh mang đến. Trên bàn làm việc có chiếc đèn dầu khói bốc lên đen sì. Sáng ra áo quần, mũi của giáo viên đầy khói (lộ nghẹ) thế nhưng trang giáo án vẫn cứ thơm mùi hoa rừng.

Những lá thư nhà nhàu vết thời gian quẹt mòn vì đọc đi đọc lại quá nhiều lần. Thời gian như củng cố thêm tình yêu của họ nơi địa đầu biên giới này, có hôm khi vào mắc màn ngủ, các thầy cô giáo phát hiện ra rắn mai đang nằm trong chăn ấm. Mọi người rú lên xua đuổi, sau đó đóng chặt tất cả các lỗ thủng ở căn phòng của mình. Có thầy trên đường vào bản bắt cả con trăn cố tình ngáng đường.

Các cô giáo, thầy giáo bám bản, bám lớp lâu dần thành đôi, thành vợ thành chồng gắn bó cho đến ngày nay. Khi tôi hỏi muốn “về xuôi” hay không, tất cả đều trả lời muốn ở lại, lý do đơn giản vì ở đây quá nhiều kỷ niệm. Về xuôi sẽ nhớ rừng, nhớ suối, nhớ bản không chịu nổi. Vả lại đường sá đi lại bây giờ đã thuận tiện hơn rất nhiều. Không còn cảnh đi bộ nửa ngày trời, không còn đi vòng từ Trường Sơn (huyện Quảng Ninh) lên. Nay đã có điện, có trạm y tế khang trang và ngôi chợ tạm đã hình thành có người bán, kẻ mua. Đặc biệt, ở đây lương bổng “khá” để trang trải và phụ giúp anh em, bố mẹ dưới xuôi.

* * *

Các anh chị ở xa lên Lâm Thủy làm từ thiện rất ngạc nhiên vì ở phòng các cô giáo không có mùi phấn son, nước hoa, kem dưỡng da như thường thấy. Thay vào đó là mùi nước mắm, mùi cá khô, mùi tôm tép và cả mùi ngai ngái, ẩm thấp của căn phòng chật hẹp. Áo quần các cô, các thầy không nhiều và không đẹp vì họ còn đi bản, còn vận động học sinh có nguy cơ bỏ học.

Rồi họ phải tự đi lấy nước, đi suối, vượt khe khi đến các bản lẻ dạy học. Cô Hà dạy ở bản Eo Bù – Chút Mút, cô Sương dạy ở bản Bạch Đàn là những cô giáo vừa mới ra trường, tình nguyện băng núi, vượt khe để có thêm trải nghiệm nghề nghiệp. Gặp chúng tôi họ bảo buồn vì ít người giao tiếp nhưng vui dân bản yêu thương, nhà trường đặc biệt quan tâm, hỗ trợ.

Video đang HOT

Mỗi ngày, thầy Cường, thầy Phương, thầy Dũng thay nhau đi các bản để dạy môn chuyên biệt. Khó khăn là thế song chưa bao giờ họ đi chậm một phút nào. Ở lâu, họ thành người của bản, ăn với bản, ngủ ở bản và nói tiếng Bru – Vân Kiều rất thành thục. Thầy Toàn – Phó Hiệu trưởng của Trường PTDTBT TH&THCS Lâm Thủy đã thành “giáo sư” tiếng BRu khi biên soạn cuốn “Tài liệu tiếng BRu – Vân Kiều”, “Vận dụng sổ tay song ngữ Tiếng Việt – Bru Vân Kiều vào các giờ học toán” và trở thành giáo viên tiếng Bru của cả tỉnh Quảng Bình trong thập niên qua.

* * *

Ở Lâm Thủy, khi nhắc đến dốc Ba – Ba, ai từng lên đây đều rợn ngợp bởi sự cheo leo, hiểm trở của nó. Các thầy cô giáo dưới xuôi lên, đi đường 10 tới đỉnh dốc, dõi mắt về phía con đường mòn vắt hững hờ trên lưng chừng núi, nhìn sương mờ giăng giăng mỗi sáng hoặc vạt nắng mạ con đèo buổi chiều thầm nghĩ đến con chữ khấp khuỷu, ghập ghềnh rồi như thấy ánh mắt của học trò lay láy nhìn vào tận tâm khảm để thêm khát khao, yêu thương, cống hiến.

Vào mùa mưa như những ngày này, nước các con suối ở bản Bạch Đàn lên cao, đường lên bản Eo Bù – Chút Mút sạt lở nghiêm trọng. Những đống đất hàng tấn nhão nhoẹt tràn xuống đường, đá trên cao trăm mét rơi xuống rào rào. Thật may, chúng thường diễn ra vào ban đêm. Những lúc như thế chẳng ai dám đi lại trên đường. Trước đây, vào mùa mưa gió, lớp học vắng gần nửa, bàn ghế trong phòng học như rộng thêm, thầy cô giáo như trống vắng với nỗi niềm nghẹn ngào khó tả về công tác xóa mù, phổ cập giáo dục.

Gió mùa Lâm Thủy rít từng hồi mang theo hơi lạnh của đá núi, mái nhà sàn của bà con Vân Kiều run bần bật. Mưa như thét gào, xối xả tắm táp núi rừng vừa gấp gáp, vừa dai dẳng. Con đường vào bản mòn trơn trượt như có cả ngàn tấn dầu ăn đổ xuống. Sóng điện thoại di động chập chờn ẩn hiện như tiếng vượn hú vừa gần vừa xa. Thi thoảng chúng tôi gọi cho người nhà dưới xuôi, đang trò chuyện tự dung mất hút. Hình như là “sóng ảo” thì phải. Trong công việc, người hiểu thì không sao, người không hiểu chúng tôi đành thất lễ.

Khi đến đây nhận công tác, tôi bắt tay vào tìm hiểu thực tế của đồng nghiệp. Khu vực nội trú trong trường giờ thành lập một “Câu lạc bộ gia đình trẻ” với 8 cháu nhỏ. Họ cùng công tác cách đây hơn 10 năm rồi yêu nhau lấy nhau như sự sắp đặt của tạo hóa. Mới năm ngoái thôi, cô N.T.H vừa mới nộp đơn xin nghỉ thì trở dạ. Cả trường điện thoại mới gọi được xe, đi được 4 km cô đã sinh trên xe. Một cháu trai ra đời, khôi ngô, tuấn tú. Chắc tại cái mặn mòi của cái nắng, cái khúc khuỷu của núi rừng làm cho họ trở nên mạnh mẽ hơn chăng.

Và chính trên mảnh đất này, hết thế giáo viên này đến thế hệ giáo viên khác cõng chữ lên đây bằng tình yêu mật ngọt. Họ như trút trao tuổi thanh xuân của mình cho núi rừng xanh thẳm, cho những khát vọng yêu thương, dẫu họ biết còn khá lâu nữa mới thay đổi được.

Mà không tự hào sao được khi Trường PTDTBT TH&THCS Lâm Thủy là trường bán trú đầu tiên của khu vực miền núi Quảng Bình, trường đạt lá cờ đầu của thi đua cấp tỉnh. Để có được điều này, chúng tôi lại nhớ triết lý, hạnh phúc là sự hy sinh, còn nơi đây, nhiều người hy sinh hạnh phúc cho sự nghiệp chung. Các thầy, cô giáo vùng cao đáng tự hào ở chỗ ấy.

Với Lâm Thủy nói riêng và giáo dục miền núi hiện nay, việc duy trì, ổn định số lượng học sinh, nhất là đối với học sinh THCS, gặp rất nhiều khó khăn do các em nghỉ học để lao động kiếm sống với cha mẹ, hoặc do phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, để duy trì, nuôi dạy học sinh bán trú là điều không hề dễ dàng. Khó khăn hiện nay là dù đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhưng nhà ở nội trú cho học sinh vẫn rất chật chội (15 – 16 học sinh/phòng).

Ngoài ra, hàng năm, cứ đến mùa khô vào khoảng tháng 8 – 9, giáo viên của trường phải rất khó khăn, vất vả, băng rừng tìm nguồn nước tự chảy dẫn về khuôn viên nhà trường phục vụ sinh hoạt cho khu nội trú vì nguồn nước chính phục vụ cho trường cách khoảng 2km khô hạn. Vượt lên tất cả, với sự nỗ lực của tập thể giáo viên và tình thương và trách nhiệm của mỗi thầy, cô giáo đã góp phần xây dựng ngôi trường ngày càng lớn mạnh, tỷ lệ học sinh đến trường cao, hiện tượng bỏ học và nghỉ học giảm dần.

Dưới mái Trường PTDTBT TH & THCS Lâm Thủy, nhiều thế hệ học sinh cũ của nhà trường, bây giờ cũng đã thành đạt nhiều, như Hoàng Kim, Hồ Huy, Hoàng Văn Hoàng. Năm học vừa qua, trường cũng có nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi các môn Sinh học, Vật lý, Văn học, Khoa học – Kỹ thuật, hội thi thể thao cấp huyện. Đặc biệt, trong dạy và học, năm học 2018 -2019, ở cấp tiểu học, toàn trường có 67% học sinh được khen thưởng toàn diện và từng mặt; Cấp THCS có 8,3% học sinh đạt loại giỏi, 24,8% học sinh đạt loại khá.

Ông Hoàng Bảo, già làng bản Xà Khía vỗ vai tôi nói : “Cây rừng sống được nhờ rễ bám vào lòng đất. Con chữ đến với bản làng cũng vậy. Già đã nghe tiếng con suối, con khe nó reo. Reo vì con chữ đẹp như suối, đẹp như tóc con gái của bản trên suối ngàn mỗi chiều”.

Lâm Thủy, ngày 11/10/2019

Bút ký của Ngô Mậu Tình

Theo GDTĐ

Từ học trò dốt nhất lớp đến thầy giáo giỏi cõng chữ lên đỉnh Trường Sơn

Đường dẫn vào trường phải băng qua 9 con suối lớn, 2 con suối nhỏ, qua hàng chục km đường đèo cheo leo, nhưng thầy Thiểu vẫn miệt mài còng chữ lên non.

14 năm nay, những người dân bản nơi vùng núi rừng Trường Sơn giáp biên giới Việt- Lào thuộc xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình đã quen với hình ảnh thầy giáo trẻ 8x Trương Bá Thiểu dáng người nhỏ nhắn miệt mài băng thác, vượt ghềnh đến từng nhà vận động học sinh đến lớp.

Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Lâm Thủy nơi thầy Thiểu công tác nằm trên địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện Lệ Thủy. Trường có 3 khu vực lẻ đều cách xa điểm trường trung tâm hàng chục cây số.

Từ học trò dốt nhất lớp đến thầy giáo giỏi cõng chữ lên đỉnh Trường Sơn - Hình 1


Thầy Trương Bá Thiểu miệt mài với hành trình cõng chữ lên non hơn 10 năm nay.

Theo người dân nơi đây, cũng đã có không ít giáo viên từng đến Lâm Thủy cắm bản, nhưng nhiều người vì không chịu nổi cái thách thức của núi rừng Trường Sơn mà phải xin về thị xã. Thế nhưng suốt 14 năm qua, kể từ khi từ tốt nghiệp đại học, thầy Trương Bá Thiểu vẫn miệt mài hàng ngày cõng con chữ lên non để những đứa trẻ nơi đây được biết đến cái chữ, đến thế giới nhiều màu sắc ngoài vách núi cheo leo.

Không những bám bản, mà thầy Trương Bá Thiếu còn thành công trong sự nghiệp trồng người khi nhiều năm liền là giáo viên giỏi, là tổ trưởng tổ chuyên môn Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Lâm Thủy. Thầy Thiểu cũng là giáo viên duy nhất của tỉnh Quảng Nam được Sở GD-ĐT chọn vinh danh trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2019.

"Tôi từng là học sinh dốt của lớp"

Kể về hành trình đến với nghề giáo, thầy Trương Bá Thiểu tâm sự, sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo thuộc mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió cát. Gia đình đông con, lại nghèo, những ngày tuổi thơ, thầy Thiểu đã quen với cảnh cơm không đủ ăn, mỗi bữa mẹ đều phải nhịn ăn để nhường cơm, khi là khoai sắn cho con.

"Gia đình khó khăn lắm, nhưng vì là con út, nên tôi vẫn may mắn được bố mẹ, anh chị đùm bọc cho đi học. Nhưng khi còn nhỏ, tôi rất nghịch, lúc nào điểm số cũng đứng gần cuối lớp. Đến khi tôi học lớp 12, mẹ tôi bệnh nặng, tôi định xin nghỉ học để phụ giúp gia đình. Nhưng khi sức khỏe đã rất yếu, mẹ vẫn cầm tay tôi thều thào nhắn nhủ rằng bà muốn tôi được học hành đến nơi đến chốn. Lúc ấy tôi nhận ra rằng, dù có phải vật lộn với những cơn đau khủng khiếp, thì với mẹ tôi chính là niềm hy vọng lớn lao. Thế rồi, chẳng biết từ bao giờ, ngoài những buổi đi làm thuê, tôi lao vào học để thực hiện ước mơ trở thành thầy giáo ngay từ khi còn nhỏ. Vì trước đó rất lười học, nên khi ấy tôi đã phải học rất vất vả. Cuối cùng cánh cổng trường ĐH Quy Nhơn cũng rộng mở, đón tôi về với khoa Giáo dục tiểu học", thầy Thiểu kể.

Tốt nghiệp ra trường, thầy Thiểu về Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Lâm Thủy. Trải qua 14 năm gieo chữ tại vùng biên giới Việt-Lào, cũng là từng ấy năm thầy đảm nhận công tác chủ nhiệm. Trong đó có đến 11 năm thầy xung phong công tác tại các điểm khu vực lẻ sát biên giới Việt -Lào.

Đường đến trường cheo leo là thế!

Đến với huyện vùng núi, con đường đến trường của thầy Thiểu và những học sinh là những chuyến "phượt" băng qua rừng rậm, vượt qua suối sâu. Thậm chí có những lúc nước lớn cuốn trôi cầu, thầy Thiểu phải hành quân bằng những chiếc bè tự chế.

Hết suối, lại đến những cung đường gập ghềnh dốc đá che leo, hết dường gập ghềnh lại đến trường đất lún sâu, trơn trượt.

"Nhiều lúc tôi cứ nghĩ đó có phải là đường không nhỉ. Dẫu đó đã từng có con đường đi ngang qua nhưng chỉ sau những trận mưa xối xả ở vùng sơn cước con đường ấy giờ còn lại thế này đây. Chưa kể mỗi lần đi dạy ở các điểm trường lẻ, có khi phải đi bộ đến 20km đường rừng, trèo đèo lội suối", thầy Thiểu kể.

Đường đến trường gian nan là thế, nhưng với những giáo viên cắm bản như thầy Thiểu, điều khó khăn hơn nữa là vận động những đứa trẻ đến trường. Để dạy và có thể vận động các em đến trường, thầy Thiểu cho biết bản thân thầy và các đồng nghiệp phải tự học tiếng và làm quen với văn hóa của đồng bào Bru-Vân Kiều nơi đây. "Phải giao tiếp được với đồng bào, thông hiểu tập quán và sống hòa đồng với bản làng thông qua đó mới có thể vận động các em đến trường và dạy Tiếng Việt cho các em".

Cắm bản ngay từ khi vừa mới tốt nghiệp đại học, mỗi khi đêm đến giữa đại ngàn Trường Sơn, bên những trang giáo án với ngọn đèn dầu leo lắt, nỗi nhớ nhà lại bủa vây thầy giáo trẻ, cồn cào, da diết. Nhưng có lẽ chính tình yêu trẻ, yêu nghề cùng tình cảm mộc mạc của bà con dân bản Bru- Vân Kiều đã giúp thầy Trương Bá Thiểu vượt qua tất cả.

"Những lúc nhớ nhà quá, tôi lại nghĩ đến hình ảnh các em học sinh. Những ngày đầu các em tập viết, em nào cũng cầm bút như cầm khúc gỗ. Các em khiến tôi nhớ lại tuổi thơ của chính mình và thương các em nhiều hơn. Qua những ngày được động viên học tập, các em đã bắt đầu biết làm những phép tính, viết chữ đẹp không kém gì các bạn dưới xuôi. Đó cũng là khi lòng tin của tôi được đền đáp. Tôi thực sự hạnh phúc"!, thầy Thiểu nói.

Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, giờ đây việc đi lại đã bớt vất vả, trường lớp được đầu tư khang trang hơn. Song bên cạnh niềm vui trước những đổi mới, thầy Thiểu luôn trăn trở, suy nghĩ về những khó khăn của trường lớp. Đó chính là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học. Làm thế nào để khoảng cách của các em đến với kiến thức không còn quá xa so với đồng bằng. Những câu hỏi đó luôn thôi thúc người thầy ấy không ngừng cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa./.

Theo VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước TếtMèo nhấn nút gửi email xin thôi việc khiến cô chủ thất nghiệp ngay trước Tết
22:09:58 21/01/2025
3 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân 'Đạp gió' mùa 23 chị đẹp được dự đoán trở thành quán quân 'Đạp gió' mùa 2
21:27:46 21/01/2025
Quốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàngQuốc Trường U40: Chưa yêu ai dù đẹp trai, giàu có và sở hữu chuỗi nhà hàng
23:20:04 21/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlightThảm đỏ hot nhất hôm nay: Hương Giang - Kỳ Duyên đọ sắc bùng nổ, 1 mỹ nam đẹp không tì vết chiếm trọn spotlight
23:29:01 21/01/2025
Lời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầuLời nhắn cuối đáng ngờ Justin Bieber gửi bà xã trước khi nhấn nút unfollow chấn động toàn cầu
22:44:58 21/01/2025
Cách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộCách đáp trả của Vũ Luân trước tin đồn gây hoang mang cho người hâm mộ
23:23:24 21/01/2025
Thái Thiếu Phân đóng vai mẹ Tiêu Chiến trong 'Anh hùng xạ điêu' bản 2025Thái Thiếu Phân đóng vai mẹ Tiêu Chiến trong 'Anh hùng xạ điêu' bản 2025
22:51:10 21/01/2025
Biến căng: Justin Bieber hủy theo dõi bà xã Hailey BieberBiến căng: Justin Bieber hủy theo dõi bà xã Hailey Bieber
21:34:01 21/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Mỹ một lần nữa rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Thế giới

07:20:34 22/01/2025
Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20.1 một lần nữa rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

'Anh hùng xạ điêu' của Tiêu Chiến lập thành tích 'khủng' dù chưa ra mắt

Phim châu á

07:17:49 22/01/2025
Bất chấp những ý kiến trái chiều, Anh hùng xạ điêu có Tiêu Chiến - Trang Đạt Phi đóng chính vẫn là phim tết được mong chờ nhất tại Trung Quốc dịp Tết Nguyên đán.
Robert Pattinson lóng nga lóng ngóng trên thảm đỏ Hàn Quốc, nhìn mãi không hiểu đang làm gì

Robert Pattinson lóng nga lóng ngóng trên thảm đỏ Hàn Quốc, nhìn mãi không hiểu đang làm gì

Sao âu mỹ

07:16:30 22/01/2025
Robert Pattinson lóng nga lóng ngóng khi tạo dáng, khiến 1 bộ phận khán giả không hiểu anh muốn làm điều gì trước ống kính.
Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Lừa đảo ký hợp đồng mua bán nhà rồi cuỗm tiền của khách hàng

Pháp luật

07:09:59 22/01/2025
Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đang tìm người liên quan đến vụ án Lê Xuân Định can tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Khương Điền, Công ty TNHH đầu tư phát triển nhà Phúc Phát Điền.
Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Cách cắm cành tuyết mai nở đều, đẹp và giữ được lâu

Sáng tạo

06:43:02 22/01/2025
Tuyết mai nngày càng được ưa chuộng để trang trí nhà cửa mỗi dịp Tết; dưới đây là bí quyết giúp bạn cắm cành tuyết mai nở đều, khoe sắc thắm và giữ được độ tươi lâu.
Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Loài động vật đầu tiên biết đặt tên cho nhau giống con người, sử dụng ngôn ngữ riêng để gọi nhau

Lạ vui

06:42:52 22/01/2025
Một khảo sátcho thấy những con voi ở Công viên Quốc gia Amboseli của Kenya dường như gọi nhau bằng những tên riêng bằng cách sử dụng những tiếng ầm ầm trầm và phức tạp.
Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Không thời gian - Tập 32: Quý giúp Hồi vì muốn trả ơn

Phim việt

06:41:35 22/01/2025
Vì mang ơn cứu mạng của Thương - người chị thân thiết với Hồi, Quý muốn làm điều gì đó để giúp người đồng hương với mình.
Pogba hé lộ bến đỗ mới

Pogba hé lộ bến đỗ mới

Sao thể thao

06:41:31 22/01/2025
Paul Pogba từ chối lời đề nghị chuyển nhượng từ Nga trong thời gian chịu án cấm thi đấu vì doping, đồng thời ưu tiên khoác áo CLB có suất dự Champions League.
Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết

Sức khỏe

06:31:15 22/01/2025
Sau quá trình hồi sức tích cực bằng các biện pháp thở máy, ổn định huyết động, sử dụng kháng sinh và biện pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não, các trẻ đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần theo dõi các di chứng thần kinh.
Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Clip: Hải Tú "quắn quéo" khi bất ngờ được Sơn Tùng gọi với danh xưng đặc biệt

Sao việt

06:20:55 22/01/2025
Bất ngờ được Sơn Tùng gọi tên đầu tiên, Hải Tú không khỏi bẽn lẽn và che mặt cười. Sau đó hot girl sinh năm 1997 lên bục giảng, đặt những câu hỏi vui nhộn cho các em nhỏ
Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Tết này hãy nấu món canh vừa ngon miệng lại đẹp mắt, nước dùng đậm đà ai ăn cũng khen

Ẩm thực

06:04:35 22/01/2025
Hãy tưởng tượng, khi món canh trứng cuộn nhân tôm thịt thơm ngon này được bưng ra bàn, tất cả mọi người đều bị kích thích bởi mùi thơm và hình thức ấn tượng.