“Con chỉ cần học giỏi, chuyện khác không cần lo”, câu nói của mẹ biến con thành người vô cảm
Hiện tượng trẻ vô cảm với những người xung quanh hay với chính người thân mình đang là vấn đề đáng báo động.
Mùa hè là thời điểm nhiều học sinh nghỉ ngơi, vui chơi, dành thời gian cho các hoạt động bên gia đình bạn bè. Thế nhưng đối với Yangyang – một cậu bé người Trung Quốc đang học lớp 8, mùa hè này tiếp tục là “học kì 3″ của cậu bé. Trước kì nghỉ, mẹ Yangyang đã mời gia sư các môn ngoại ngữ, vật lý, toán học về dạy kèm trong 3 tháng hè. Việc dạy thêm bắt đầu ngay ngày đầu tiên của mùa hè, với cường độ 1 môn/2 buổi/1 tuần.
Chia sẻ về vấn đề này, vị hiệu trưởng của một trường tiểu học chia sẻ: ” Ngày nay, một số cha mẹ không giáo dục con cái mà đang hủy hoại chúng ngay tại nhà.”
Giáo dục cần sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường. Trong khi ở trường, thầy cô chủ yếu truyền đạt cho trẻ kiến thức, kinh nghiệm, thì ở nhà, cha mẹ nên là người dạy dỗ về mặt đạo đức, kĩ năng sống, và thói quen. Thế nhưng nhiều bậc cha mẹ lại coi nhà như một lớp học tăng cường và con cái chỉ là những con rô-bốt suốt ngày chỉ mải mê học hành. ” Sự sai lầm về giáo dục trong gia đình đang làm tổn thương con cái chúng ta ” – vị hiệu trưởng nói thêm. Quả thật, trẻ có thể sẽ trở nên áp lực, thiếu tự lập, vô cảm và ích kỉ.
Vậy, đang có những sai lầm nào ảnh hưởng đến các con, khiến trẻ trở nên vô cảm?
Chỉ học và học
Sun Yunxiao, Phó giám đốc kiêm nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Thanh thiếu niên Trung Quốc, hài hước nói: ” Mặc dù các bậc cha mẹ ở mọi nơi chưa bao giờ trò chuyện cùng nhau, nhưng đa số, họ đều nói một câu tương tự mỗi ngày: Con hãy học hành chăm chỉ! Chỉ cần con học tốt, con sẽ không phải lo lắng về bất cứ điều gì.”
Thực tế, sự giáo dục của cha mẹ dường như chỉ giới hạn trong kết quả học tập của con. Chỉ cần con có bảng điểm tốt, mọi vấn đề đều có thể bỏ qua.
Một ví dụ điển hình, Xiao Lu là một cậu bé vốn tinh nghịch trong lớp. Gần đây, sau khi phát hiện bé có tính ăn cắp vặt, giáo viên đã mời cha mẹ Xiao Lu lên để thông báo và bàn bạc phương pháp giáo dục lại con. Thế nhưng điều khiến cô giáo bất ngờ là cha mẹ của Xiao Lu phản ứng khá dửng dưng về thông tin trên. Ngược lại, khi được thông báo về điểm số học tập, phụ huynh mới sốt sắng quan tâm “Ăn cắp vặt có thể thay đổi khi đứa trẻ lớn lên, nhưng học kém có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.”
Thế nhưng cũng chính sự kì vọng quá cao, trẻ con dần trở nên ngán ngẩm và thậm chí ghét việc học. Xa hơn nữa, đứa trẻ chỉ biết lo về điểm số và tìm mọi cách để được điểm cao như ý muốn của cha mẹ, thay vì cố gắng bằng sức lực của mình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lối sống của trẻ sau này mà còn tác động đến tính cách và tinh thần trẻ.
Chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho con cái
Cha mẹ nào cũng muốn chăm sóc con mình thật tốt. Thế nhưng vì mong muốn đó mà vài phụ huynh đã tự tay lo liệu mọi thứ mà quên rằng trẻ cũng cần được tham gia, để hiểu biết thêm cũng như hiểu được trách nhiệm của mình.
Ví dụ như cha mẹ đã chuẩn bị sẵn cặp xách cho trẻ hằng ngày, nhưng liệu qua đó, trẻ có biết đâu là cây bút hay quyển sách của mình hay không? Hơn nữa, liệu trẻ ý thức được mình có trách nhiệm giữ gìn món đồ ấy?
Chưa hết, vài đứa trẻ dù đã lớp một nhưng vẫn loay hoay khi cầm một quả trứng luộc và thắc mắc đấy có phải trứng gà hay không. Đó là bởi vì cha mẹ luôn làm sẵn cho con trẻ, vô tình khiến đứa bé “ngây ngô” trong mọi việc. Sự chăm sóc này sẽ vô tình khiến trẻ thiếu hiểu biết và còn thiếu cả độc lập.
Biến đứa trẻ thành trung tâm của sự lo lắng
Tình yêu thương của cha mẹ là vô bờ bến. Dù sau này đứa trẻ có hiếu đến mấy, cũng không thể nào trả hết nợ sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.
Video đang HOT
Thế nhưng, ngày này, vì quá yêu thương con, tình yêu ấy đã bị phản tác dụng. Đứa nhỏ không hề quan tâm đến những người xung quanh. Chính bởi sự quan tâm quá lớn của cha mẹ, trẻ cho rằng mình là trung tâm của mọi lo lắng, sự quan tâm của gia đình, dần trở nên ích kỉ và thờ ơ.
Những chi tiết nhỏ nhặt như ngày sinh nhật cha mẹ, đến những hành động quan tâm như rót cho cha mẹ một ly nước cũng dần trở thành “xa xỉ” trong mắt trẻ.
Không chỉ riêng cha mẹ, vài đứa trẻ có cơ hội sống cùng ông bà cũng sẽ được ông bà chăm sóc, nuông chiều.
Chỉ động viên mà quên mất hình phạt
Trong thời đại ngày nay, việc động viên trẻ là điều vô cùng cần thiết. Khen ngợi và khuyến khích trẻ sẽ khiến con trở nên tự tin và dạn dĩ hơn.
Thế nhưng bên cạnh động viên, con cũng cần nhận được hình phạt khi làm điều gì sai. Trẻ em ngày nay, đặc biệt là trẻ em ở thành phố, hiếm khi nhận được những lời la mắng.
Nhiều bậc cha mẹ không chỉ hiếm khi phê bình con cái ở nhà, mà còn không đồng tình với việc con cái họ bị khiển trách ở trường. Vài phụ huynh vì thương con mà đã tìm đến trường học nhưng thay vì nghe phản ánh từ giáo viên, họ chỉ tranh luận với giáo viên tại sao các thầy cô lại “bắt nạt” trẻ.
Trên thực tế, điều này không có lợi cho sự trưởng thành của trẻ. Hơn cả, giáo viên cũng sẽ dần nản lòng khi cố gắng dạy dỗ trẻ qua những lỗi sai.
“Cha mẹ phải học cách nói “không” với con cái”. Một giáo viên chỉ ra rằng giáo dục mà không có hình phạt là giáo dục không hoàn thiện. Cha mẹ cần cho trẻ hiểu sai lầm thì phải chịu trách nhiệm với hành động, lời nói của mình.
Tiến sĩ Giáo dục Vũ Thu Hương, cựu Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyên nhân khiến trẻ trở nên vô cảm?
Trẻ vô cảm, điều dễ nhận thấy nhất là trẻ ích kỷ và lười biếng. Nếu bạn chiều con quá đà, chăm con vô điều kiện, không đòi hỏi con làm bất kể điều gì, sớm muộn con cũng ích kỷ và lười biếng. Dần dần, con sẽ trở nên vô cảm.
Dạo gần đây, trong giới các phụ huynh xuất hiện quan niệm: Nếu bắt con làm việc là người lớn (mẹ) tồi tệ, ích kỷ, lười biếng. Để bản thân tránh mang tiếng là lười biếng,không biết chăm con, rất nhiều cha mẹ đã chiều chuộng con vô tội vạ.
Các bé không được giáo dục gì nhiều, những kỹ năng cơ bản cũng không có, mọi thứ dongười lớn làm giúp hết. Khi các con phá phách, gây chuyện, nhiều cha mẹ lại lấy đó làbiểu hiện bình thường của trẻ: “Nó còn bé, nó biết gì, để bỏ qua và bao biện cho con mình.”
Từ đó, trẻ sẽ coi bản thân là đẳng cấp cao, không phải làm bất kể việc gì, mọi trách nhiệm thuộc về người lớn. Các con cũng không quan tâm hành động của mình có gây ảnh hưởng đến người khác hay không, vô tư phá phách, gây chuyện. Hễ thấy ai phản ứng thì khó chịu. Từ những môi trường này, những đứa trẻ vô cảm ra đời.
Dấu hiệu nhận biết trẻ vô cảm?
Trẻ vô cảm thường có nhiều biểu hiện lười biếng, ích kỷ, ỷ lại như sau:
- Các con thường tìm cách trốn tránh những trách nhiệm cá nhân. Khi sinh hoạt trong nhóm, các con sẽ tránh né, nhường trách nhiệm cho bạn khác.
- Với các công việc chung của cả gia đình, các con thường coi như không biết, không quan tâm.
- Khi trong nhà có sự cố, các con coi đó là trách nhiệm của người khác, không hỏi đến cũng như không tham gia xử lý.
- Khi trong gia đình hoặc người thân bị bệnh, các con sẽ coi đó là phiền phức, khó chịu.
- Các bạn tuyệt đối không muốn giúp đỡ ai, không muốn chia sẻ quyền lợi với bất cứ ai dù đó là cha mẹ hay anh chị em trong gia đình.
Để trẻ biết đồng cảm cha mẹ nên làm gì?
Để trẻ không trở thành vô cảm, chắc chắn các cha mẹ cần giáo dục con nghiêm túc từ khi các con còn nhỏ. Tuyệt đối cha mẹ không chiều chuộng theo những đòi hỏi vô lý của con trẻ.
Trong các công việc nhà, cần có sự phân công và giao nhiệm vụ đàng hoàng để các con nghiêm túc thực hiện. Nếu các con không hoàn thành công việc, cần có hình thức kỷ luật phù hợp. Trong khi phân chia các quyền lợi, cha mẹ nên chia đều, không nhường cho con phần hơn.
Khi con đòi đi chơi, đòi xem tivi, đòi ăn bánh trước giờ ăn cơm,… cha mẹ luôn nói “không được” thì có phải là cách trả lời đúng, có khiến trẻ trở nên vô cảm?
Trẻ vô cảm chính từ những gia đình không biết từ chối con bất kể điều gì. Vì thế vạch ra giới hạn được phép, không được phép sẽ giúp trẻ hiểu cần sống và hành động thế nào. Điều này sẽ không bao giờ khiến trẻ trở nên vô cảm.
Thi THPT, xét tuyển ĐH: Có chứng chỉ quốc tế, có nên đăng ký thi ngoại ngữ?
Không chỉ được miễn thi tốt nghiệp, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế còn nhiều ưu thế khác trong xét tuyển vào ĐH.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH năm nay - ĐÀO NGỌC THẠCH
Nhưng với cách thức đa dạng trong xét tuyển chứng chỉ này, nếu không lưu ý thí sinh (TS) có thể đánh mất cơ hội được hưởng những lợi thế lớn trong xét tuyển.
Thí sinh nào nên dự thi môn ngoại ngữ?
Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT, TS có chứng chỉ ngoại ngữ có giá trị sử dụng đến ngày 6.7.2021 và đạt mức điểm tối thiểu theo quy định sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp năm nay. Các TS được tính 10 điểm cho bài thi ngoại ngữ khi dùng để xét tốt nghiệp THPT, có thể sử dụng điểm này để xét tuyển vào một số trường ĐH.
Tuy nhiên, việc trường có chấp nhận điểm làm điểm xét tuyển hay không được quy định cụ thể trong đề án tuyển sinh của từng trường. Các trường cũng có những quy định khác nhau trong cách tính điểm cho những TS có chứng chỉ này. Trong trường hợp sử dụng điểm ngoại ngữ để xét tuyển vào các trường không chấp nhận điểm miễn thi tốt nghiệp, TS cần đăng ký dự thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Hiện các trường đang có những quy định khác nhau khi xét điểm thi môn tiếng Anh. PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết: "TS cần xem kỹ đề án các trường, trong danh sách trường mình dự định ứng tuyển nếu có trường không đồng ý điểm quy đổi thì phải dự thi môn tiếng Anh. Nếu điểm quy đổi chưa cao, TS cũng nên dự thi để có khả năng đạt điểm cao hơn".
Phần lớn các ngành và chương trình của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm nay đều sử dụng tổ hợp có môn tiếng Anh. Điểm đáng chú ý trong đề án tuyển sinh năm nay là trường chấp nhận điểm quy đổi từ chứng chỉ quốc tế cho môn thi này trong xét tuyển. Cụ thể, TS có chứng chỉ IELTS từ 6.0 trở lên (hoặc các chứng chỉ tương đương khác) sẽ được tính 10 điểm môn tiếng Anh trong tổ hợp có chứa môn này.
Trong khi đó, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM không sử dụng điểm quy đổi từ chứng chỉ ngoại ngữ dùng miễn thi trong xét tốt nghiệp làm điểm khi xét tuyển các ngành của trường. Tuy nhiên, TS có chứng chỉ ngoại ngữ trong nước hoặc quốc tế sẽ được ưu tiên trong phương thức ưu tiên xét tuyển của trường.
Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo, cho biết năm nay trường dành tối đa 20% chỉ tiêu từng ngành để xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển. Trong đó, trường xét tuyển thẳng học sinh của 82 trường THPT chuyên, năng khiếu trong toàn quốc có xếp loại học lực lớp 12 chuyên năm học 2020 - 2021 từ giỏi trở lên.
Học sinh khi xét tuyển vào các ngành ngoại ngữ cần đạt một trong các điều kiện theo thứ tự ưu tiên, trong đó tiêu chí xếp thứ 3 là chứng chỉ ngoại ngữ B2 theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu trở lên hoặc tương đương (tương đương IELTS 5.5).
Cùng một trường nhưng quy định khác nhau tùy phương thức xét tuyển
Không cộng trực tiếp điểm miễn thi ngoại ngữ trong xét tốt nghiệp, một số trường xem chứng chỉ ngoại ngữ như một tiêu chí trong xét tuyển thẳng.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM sử dụng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong phương thức xét tuyển kết hợp với điểm 3 môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, dành cho 25% chỉ tiêu 4 ngành. Trong đó, các ngành y khoa, răng - hàm - mặt, dược học và điều dưỡng, xét TS đạt điểm IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương, riêng ngành điều dưỡng từ 5.0 trở lên. PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết ở phương thức này chứng chỉ tiếng Anh là điều kiện cần.
TS chỉ cần đạt IELTS 6.0 trở lên hoặc tương đương là đủ điều kiện tham gia xét, không phân biệt mức điểm đạt được của các chứng chỉ. Sau điều kiện cần này, những TS có tổng điểm 3 môn theo tổ hợp cao hơn sẽ được xét trúng tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Trong khi đó, ở phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT của trường không có tổ hợp chứa môn tiếng Anh, TS không cần đăng ký dự thi môn này nếu muốn tham gia xét tuyển vào trường.
Phương thức xét tuyển của Trường ĐH Luật TP.HCM với môn ngoại ngữ trong năm nay cũng khá đặc biệt. Cụ thể, trường ưu tiên xét tuyển thẳng, TS đạt từ IELTS 5.0 trở lên hoặc TOEFL iBT 61 điểm trở lên môn tiếng Anh (ngoài ra còn xét tiếng Pháp, tiếng Hàn). Đồng thời TS này cần đạt điểm trung bình 5 học kỳ (trừ học kỳ 2 lớp 12) 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt tổng cộng 21 điểm trở lên.
Theo thạc sĩ Lê Văn Hiển, Phó trưởng phòng Đào tạo nhà trường, việc ràng buộc điểm học bạ này nhằm tuyển được TS có năng lực từ khá trở lên các môn theo tổ hợp xét tuyển, tránh tình trạng TS có chứng chỉ ngoại ngữ nhưng điểm các môn khác chỉ ở mức trung bình.
Nhưng cũng tại Trường ĐH Luật TP.HCM, TS xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT với tổ hợp có chứa môn ngoại ngữ bắt buộc phải đăng ký dự thi môn này để có kết quả xét tuyển. Theo thạc sĩ Hiển, 2 phương thức xét tuyển này độc lập nhau; TS có chứng chỉ ngoại ngữ có thể sử dụng phương thức ưu tiên xét tuyển thẳng, còn TS không có chứng chỉ ngoại ngữ có thể sử dụng phương thức xét điểm thi để công bằng với tất cả TS.
Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM cũng sử dụng chứng chỉ quốc tế cho phương thức xét tuyển sinh nhưng điểm quy đổi từ chứng chỉ này chỉ là một trong 3 điểm thành phần (bên cạnh điểm thi tốt nghiệp THPT của 2 môn khác theo tổ hợp xét tuyển).
Trước đó, các TS diện này phải đạt điều kiện cần là điểm trung bình chung 5 học kỳ từ 7,5 trở lên và hạnh kiểm từng năm loại khá trở lên. Đặc biệt, trong bảng điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế của trường này, để đạt 10 điểm môn tiếng Anh người học cần có chứng chỉ IELTS từ 8.0 trở lên. Cũng tại Trường ĐH Ngoại thương, ở phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, TS vẫn phải dự thi môn ngoại ngữ để xét tuyển bằng các tổ hợp chứa môn này.
Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngoại ngữ: Vượt qua trở ngại với bài đọc hiểu Môn ngoại ngữ mở ra nhiều cơ hội cho HS thi tốt nghiệp THPT khi Bộ GD&ĐT qui định thí sinh có thể chọn 1 trong 7 thứ tiếng để dự thi. Nhà trường và thí sinh cùng tăng tốc ôn tập hiệu quả để tự tin vượt vũ môn. Giờ học ngoại ngữ với giáo viên nước ngoài tại Trường THPT Hoàng...