Còn băn khoăn việc học sinh dùng điện thoại trên lớp
Từ ngày 1-11, Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chính thức có hiệu lực, trong đó cho phép học sinh (HS) THCS, THPT được sử dụng điện thoại trong giờ học phục vụ việc tìm kiếm tài liệu dưới sự giám sát của giáo viên (GV).
Tuy nhiên, nhiều trường vẫn không cho HS sử dụng điện thoại vì không kiểm soát được, ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng.
Bà Phí Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), cho hay khi Thông tư 32 có hiệu lực thì nhà trường sẽ triển khai việc HS được phép sử dụng điện thoại nhưng có sự cho phép và kiểm soát của GV môn học đó. Hiện nhà trường đã đưa chủ trương cho phép HS sử dụng điện thoại trong giờ học để tìm kiếm tài liệu đến từng GV, tuy nhiên, để thực hiện được là rất khó.
Theo phân tích của bà Hương, một lớp 40 HS, các em thao tác, lắng nghe thầy cô giảng thì được chứ để khai thác tài liệu và GV kiểm soát được cả 40 em là vô cùng khó. Hiệu trưởng này cũng bày tỏ quan điểm nhà trường không cấm HS sử dụng điện thoại nhưng không khuyến khích. “Cần phải có một quy trình quản lý và phải có hướng dẫn rõ ràng khi nào HS được dùng điện thoại, dùng thế nào” – bà Hương nói.
Trong khi đó, bà Lê Thị Bích Dung – Chủ tịch HĐQT hệ thống liên cấp Newton (TP Hà Nội) – cho hay từ trước đến nay, Trường Newton vẫn cấm HS sử dụng điện thoại di động, kể cả khi Thông tư 32 có hiệu lực cũng thế. Theo bà Dung, việc cho phép HS sử dụng điện thoại trong giờ học kể cả để tìm kiếm tài liệu phục vụ dạy học là việc lợi bất cập hại. “HS được phép mang điện thoại đến trường phục vụ việc liên lạc với phụ huynh trong việc đón đưa còn đã vào giờ học, tất cả HS phải mang điện thoại để vào giỏ ngay trên bàn GV. Hết giờ học, các con được lấy về” – Chủ tịch HĐQT Hệ thống liên cấp Newton thẳng thắn nêu ý kiến.
Nhiều trường không khuyến khích học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Ảnh: TẤN THẠNH
Trong thực tế, trước khi có quy định này, nhiều trường học tại TP HCM đã cho phép HS sử dụng điện thoại trong một số giờ học dưới sự quản lý của GV.
Video đang HOT
Thầy Nguyễn Thành Phát, Hiệu trưởng Trường THCS Lạc Hồng (quận 10, TP HCM), cho biết trước khi có quy định, trường đã cho phép HS được sử dụng điện thoại phục vụ mục đích học tập, dưới sự quản lý của GV. Khi thông tư của Bộ GD-ĐT có hiệu lực, trường vẫn sẽ cho phép HS sử dụng điện thoại và quản lý một cách bài bản hơn.
Chẳng hạn bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ cho tất cả GV, bảo đảm GV đủ năng lực quản lý được HS, đồng thời có hệ thống theo dõi, giám sát các giờ học mà HS sử dụng điện thoại. Đơn cử như các em truy cập trang web nào cũng có thể biết, nếu không phục vụ mục đích học tập thì sẽ bị nhắc nhở ngay. “Giờ học nào sử dụng điện thoại, HS cần truy cập vào trang nào để tìm kiếm tư liệu học tập thì GV thông báo để HS biết” – thầy Phát nói.
Lãnh đạo nhiều trường phổ thông tại TP HCM cho rằng Thông tư 32 của bộ thực chất không phải là cho phép HS sử dụng điện thoại thoải mái, mà vẫn phải dưới sự cho phép của GV. Tại Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), từ 5 năm qua, trường đã cho phép HS sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, trong một số tiết học trên lớp. Theo Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng nhà trường, trường đặt ra nội quy về sử dụng điện thoại trong giờ học. Ngoài giờ học cho phép, nếu GV phát hiện HS lén sử dụng điện thoại thì sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Trường còn tiến hành đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá như cho HS làm bài kiểm tra giữa kỳ trực tuyến trên máy tính. Các GV cũng sử dụng phần mềm trực tuyến giao bài tập về nhà cho HS.
Tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1), theo thầy Nguyễn Minh, hiệu trưởng nhà trường, từ nhiều năm trước, trường đã cho phép HS sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng để triển khai một số hoạt động học tập và GV hoàn toàn có thể kiểm soát vấn đề này.
Tại Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) cũng đã cho phép HS sử dụng điện thoại thông minh từ 2 năm trước và có quy định rõ ràng, nghiêm ngặt. Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Tổ lịch sử, cho hay nếu HS sử dụng điện thoại trong khi GV không cho phép sẽ bị tịch thu điện thoại, hạ hạnh kiểm, GV đó cũng sẽ bị trừ điểm thi đua. Vì thế, với những tiết học cần phải sử dụng điện thoại, GV sẽ ghi lên thông báo “HS được sử dụng điện thoại” để giám thị biết.
Từ 1/11, giáo viên không được phê bình học sinh trước trường, lớp
Nhiều chính sách mới liên quan đến học sinh, giáo viên có hiệu lực từ 1/1/2020.
Từ ngày 1/11/2020, khi Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, giáo viên không còn được phê bình học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông trước lớp, trước trường khi học sinh vi phạm khuyết điểm.
Nếu như trước đây, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, tùy theo mức độ vi phạm, giáo viên có thể nhắc nhở, phê bình hoặc thông báo với gia đình.
Thì nay, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật như nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn, hay thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. Điểm mới được đưa ra là giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.
Cũng theo Thông tư 32 của Bộ GD-ĐT ban hành kèm Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông, việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh có nhiều điểm mới.
Theo đó, việc đánh giá học sinh bảo đảm tính toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan, vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích học sinh tiến bộ.
Thông tư nêu rõ việc chú trọng đánh giá quá trình học tập của học sinh bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau, không so sánh học sinh này với học sinh khác và không gây áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp
Quy định này chính thức được áp dụng từ ngày 1/11, theo Điều lệ trường THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thay vì cấm tuyệt đối như trước đây, quy định tại các văn bản này cho phép học sinh cấp 2, cấp 3 được sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ cho việc học tập và phải được giáo viên cho phép. Học sinh bị nghiêm cấm sử dụng điện thoại di động nếu không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
Ngoài ra, giáo viên cũng không còn cấm bị sử dụng điện thoại khi đang giảng dạy trên lớp.
Trẻ em độ tuổi mẫu giáo được hỗ trợ tiền ăn trưa
Quy định này được đề cập trong Nghị định 105 của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non, có hiệu lực từ 1/11. Theo đó, trẻ em độ tuổi mẫu giáo đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non sẽ được hỗ trợ tiền ăn trưa với mức 160.000 đồng/trẻ/tháng, nhưng không quá 9 tháng/năm học.
Đối tượng trẻ mầm non được hỗ trợ phải bảo đảm một trong những điều kiện sau:
Có cha/mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo.
Không có nguồn nuôi dưỡng.
Là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.
Trẻ em là con của thương binh, liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
Cũng trong quy định này, giáo viên mầm non tại các trường dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp sẽ được hỗ trợ tối thiểu 800.000 đồng/tháng./.
Dồn việc lên vai giáo viên Dù công việc chính là giảng dạy nhưng hiện giáo viên còn phải làm rất nhiều công việc không tên khác khiến cho áp lực đối với họ ngày càng tăng. Giáo viên các cấp học đang phải chịu rất nhiều áp lực. Ảnh: ST Quá nhiều việc Khi nhắc tới công việc của giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm...