Con anh hùng được cộng bao nhiêu điểm khi tuyển dụng viên chức?
Hỏi: Con của anh hùng lao động thì có được cộng điểm ưu tiên khi tuyển dụng viên chức không? Nếu được thì cộng mấy điểm và điểm cộng tính thế nào khi tuyển dụng viên chức? (Phamthitrung…@gmail.com)
Trả lời: Việc tuyển dụng viên chức được quy định tại Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ. Điều 6 của Nghị định quy định rõ 3 nhóm đối tượng được ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức.
Khoản 2 điều 6 quy định nhóm đối tượng ưu tiên được cộng 5 điểm trong tuyển dụng viên chức như sau: “Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2″.
Theo quy định trên thì con của anh hùng lao động thuộc nhóm đối tượng ưu tiên thứ 2 với số điểm được cộng vào kết quả tuyển dụng viên chức vòng 2 là 5 điểm.
Thí sinh tham gia kỳ tuyển dụng viên chức ngành giáo dục ở Hà Nội năm 2019. Ảnh: Hữu Tiệp
Tuyển dụng viên chức phải qua 2 vòng
Theo quy định hiện này, việc tuyển dụng viên chức có thể theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển nhưng đều phải thực hiện theo 2 vòng. Chỉ những người đạt yêu cầu của vòng 1 thì mới được tham gia tuyển dụng của vòng 2. Dù thi tuyển hay xét tuyển thì vòng 2 đều được thực hiện giống nhau, đó là thi nghiệp vụ chuyên ngành, cụ thể:
Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; thực hành; thi viết.
55 nghề ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ
Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Video đang HOT
Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.
Thang điểm (thi phỏng vấn, thực hành, thi viết): 100 điểm.
Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:
Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.
Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
Xin lưu ý, trong trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên quy định thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
Một điều quan trọng nữa cần lưu ý là người để được hưởng chế độ ưu tiên trong tuyển dụng viên chức thì người dự tuyển bắt buộc phải vượt qua được vòng tuyển dụng đầu tiên vì ưu tiên chỉ tính cho điểm số của vòng 2 trong tuyển dụng viên chức.
8 cơ quan cùng kiểm soát tài sản, thu nhập, hạn kê khai lần đầu là 31-3
Viêc kê khai lân đâu năm nay co đối tượng kê khai rộng, bao gồm tất cả cán bộ công chức, sĩ quan công an, sĩ quan quân đội; đối với viên chức thì cấp phó phòng trở lên và những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.
"Nghị định này có điểm mới rất quan trọng là hình thành các đầu mối kiểm soát tài sản, thu nhập. Trước kia, chúng ta không xác định các đầu mối này mà chỉ quy định người nào ở đâu thì sẽ nộp bản kê khai ở cơ quan quản lý người đó.
Ông Đinh Văn Minh
Ông Đinh Văn Minh, vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ), cho biết như trên khi trao đổi với Tuổi Trẻ . Theo ông Minh, các cán bộ, công chức... phải hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu theo Luật phòng chống tham nhũng 2018 và nghị định 130 trước ngày 31-3 năm nay.
Ông Đinh Văn Minh
Hình thành 8 cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
* Nghị định mới ra đời có những quy định nào mới đáng chú ý so với các quy định trước đây, thưa ông?
- Có thể nói cả Luật phong chông tham nhung 2018 và nghị định 130 có rất nhiều điểm mới để bảo đảm cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập thực chất hơn. Viêc kê khai lân đâu, ma han hoan thanh 31-3 năm nay, co đối tượng kê khai rộng, bao gồm tất cả cán bộ công chức, sĩ quan công an, sĩ quan quân đội; đối với viên chức thì cấp phó phòng trở lên và những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.
Ngoài ra, nghị định này có điểm mới rất quan trọng là hình thành các đầu mối kiểm soát tài sản, thu nhập. Trước kia, chúng ta không xác định các đầu mối này mà chỉ quy định người nào ở đâu thì sẽ nộp bản kê khai ở cơ quan quản lý người đó.
Liên quan đến quá trình thẩm tra xác minh thì trước đây khi đi xác minh mới hình thành các tổ thẩm tra, đến lúc đó mới xác định ai là người đi xác minh. Bây giờ lại khác, sẽ có một cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và chính cơ quan này sẽ tiến hành thẩm tra xác minh, từ đó hình thành một cơ chế có tính chất chuyên nghiệp hơn.
* Như vậy có nghĩa là cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ được trao nhiều quyền hơn?
- Theo quy định của luật thì có 8 đầu mối là cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. Tùy vào đầu mối, kèm theo đó là các đối tượng kê khai.
Ngoài thanh tra, một số cơ quan khác cũng có trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập, trong đó Thanh tra Chinh phu sẽ kiểm soát tài sản của tất cả những người gồm giám đốc sở trở lên, thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản của những người ở địa phương dưới giám đốc sở, hệ thống tòa án thì kiểm soát tài sản của những người trong tòa án, bên Đảng sẽ kiểm soát tài sản hệ thống các cơ quan của Đảng...
Các cơ quan này có những quyền hạn để bảo đảm thực hiện được việc kiểm soát tài sản, thu nhập. Khi nhận bản kê khai, cơ quan này có quyền đánh giá các mức độ khác nhau về tính trung thực. Ví dụ, khi nhận một bản kê khai tài sản mà đọc thấy "tiền hậu bất nhất" hoặc nghe thông tin phản ánh khác thì cơ quan này có quyền yêu cầu đối tượng kê khai cung cấp thông tin.
Bên cạnh đó, cơ quan này có quyền yêu cầu các cơ quan khác thực hiện các biện pháp ngăn chặn khi thấy một cá nhân, tổ chức có dấu hiệu tẩu tán tài sản; có thể yêu cầu phong tỏa, không được chuyển nhượng, rút tiền. Cơ quan này cũng có quyền thẩm định giá tài sản nếu nghi ngờ việc kê khai không đúng và định giá tài sản không kê khai.
Tất cả các quyền trên của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập đều rất quan trọng, nhằm đánh giá tính trung thực của các bản kê khai, đặc biệt là ngăn chặn việc tẩu tán tài sản. Thực tế các vụ án tham nhũng, thời gian từ điều tra đến khi có bản án rất lâu nên nếu không có biện pháp ngăn chặn thì tài sản sẽ bị tẩu tán và không thể thu hồi.
Một cán bộ công chức thực hiện việc kê khai tài sản lần đầu theo quy định - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bốc thăm để xác minh ngẫu nhiên
* Để tránh việc kê khai hình thức, trốn tránh, không trung thực, thậm chí cả tẩu tán tài sản, nghị định 130 có đưa ra những biện pháp xử lý tăng nặng so với trước đây không, thưa ông? Việc xác minh được thực hiện như thế nào để kê khai tránh hình thức?
- Các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập sẽ có quyền tự mình đi xác minh tài sản, chứ không như trước kia phải theo yêu cầu, theo đề nghị, thủ tục rườm rà. Trong đó có hình thức xác minh ngẫu nhiên. Tức là ngoài việc xác minh khi có dấu hiệu không trung thực, có tố cáo, có yêu cầu cơ quan cấp trên... thì có một hình thức nữa là ngẫu nhiên.
Điều này nhắc nhở những người kê khai tài sản là họ có thể bị xác minh bất kỳ lúc nào và đặt họ vào trong trạng thái luôn luôn nghĩ đến việc sẽ bị xác minh tài sản. Nếu họ giấu giếm sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn về mặt pháp lý.
Nói là ngẫu nhiên nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc có trọng tâm trọng điểm, phải có định hướng. Hằng năm, Thanh tra Chinh phu sẽ có định hướng cho việc xây dựng kế hoạch xác minh và các bộ ngành, địa phương trên có cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện.
Hiện nay, chúng ta quyết tâm rất lớn là hằng năm chọn 20% số cơ quan thuộc diện mình kiểm soát. Trong từng cơ quan thì đặt ra mục tiêu xác minh được 10% số cán bộ, công chức thuộc diện kê khai hằng năm. Và trong số 10% được xác minh thì sẽ có một người đứng đầu hoặc cấp phó của cơ quan đó rồi bốc thăm để tìm ra người ngẫu nhiên vào diện xác minh.
* Thực tế hiện nay nhiều cán bộ có chức vụ rất giàu mà không phải ai cũng giàu từ tiền "sạch". Đã có không ít trường hợp tẩu tán tài sản bằng cách đứng tên người thân, nhà cửa xe cộ "núp bóng" dưới tên người nhà. Trường hợp quan chức cố tình tẩu tán tài sản, thậm chí chuyển tài sản ra nước ngoài, thì thực hiện việc kiểm soát thế nào?
- Phải thấy rằng việc kê khai tài sản là rất quan trọng, cần thiết. Trước hết là trách nhiệm của những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bởi vì chính ở những cơ quan, tổ chức này họ tổ chức việc kê khai tài sản và bản thân những người đứng đầu này phải có nghĩa vụ phổ biến đến những người được yêu cầu kê khai tài sản. Phải hướng dẫn cho những người cần kê khai tài sản hiểu được ý nghĩa và trách nghiệm phải kê khai trung thực.
Các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập phải thấy được quyền hạn, nghĩa vụ của mình, phải nắm chắc các quyền của mình để thực hiện đầy đủ trách nhiệm, đánh giá được tính trung thực và có các biện pháp ngăn chặn ngay việc tẩu tán tài sản. Bên cạnh đó, những người trong các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập phải nắm chắc những điểm mới trong nghị định để khi tiến hành xác minh phải làm đúng theo quy định của pháp luật.
Việc đăng ký tài sản hiện nay có tình trạng người nọ đứng tên người kia, việc này khi đăng ký tài sản cần biết nguồn gốc tiền từ đâu, nhận của ai, hay tiền tích lũy nhiều năm cần rõ ràng thì mới kiểm soát được.
Trước kia, luật quy định tài sản tham nhũng là tài sản của người tham nhũng, có nghĩa là khi mang tên người khác thì không thể đụng vào. Còn bây giờ, quan niệm tài sản tham nhũng là tài sản có nguồn gốc của tham nhũng nên có đủ cơ sở để xử lý kể cả tài sản đã mang tên người khác. Cần phải sắp xếp lại cơ chế quản lý nguồn gốc các khoản thu nhập, quản lý tài sản, thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý vi phạm... để ngăn chặn việc tẩu tán tài sản.
Khởi động đợt kê khai tài sản, thu nhập quy mô lớn Nghị định 130/2020 có hiệu lực từ 20-12, đã khởi động một đợt kê khai tài sản, với số người phải kê khai lớn nhất từ trước đến nay. Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) 2018 đặt mục tiêu cao hơn Luật PCTN 2005, theo hướng việc kê khai tài sản thu nhập không chỉ nhằm "minh bạch tài sản, thu nhập" mà...