Cơm gà Tam Kỳ hút khách Sài Gòn
Xuất xứ từ miền Trung nắng gió, cơm gà Tam Kỳ với hương vị thơm ngon nhanh chóng thu hút người Sài Gòn, làm phong phú thêm bức tranh ẩm thực đa sắc ở đây.
Không giống các món cơm gà ở Sài Gòn như cơm gà xối mỡ, cơm gà chiên, cơm gà nướng…, cơm gà Tam Kỳ mang đến sự khác biệt tinh tế từ nguyên liệu cho đến cách chế biến. Cũng có hai thành phần chính là cơm và gà, nhưng sự khéo léo, tỉ mỉ trong cách chế biến đã mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn tạo nên thương hiệu cho món ăn này.
Cơm gà Tam Kỳ như một bức tranh ẩm thực hài hòa và đẹp mắt. Ảnh: K.H.
Gà để chế biến món ăn này là gà ta, loại thả vườn được mang từ quê vào. Gà quê tuy con nhỏ nhưng cho thịt chắc, mềm, da mỏng, thịt thơm có vị ngọt đặc trưng nên được ưa thích. Gà được làm sạch và luộc chín, nghe qua có vẻ dễ dàng nhưng là giai đoạn khá kỳ công. Gà được luộc chín khoảng 15 phút thì với ra, cho vào thau nước đá lạnh, vừa nguội thì cho vào nồi luộc tiếp. Giai đoạn này được thực hiện khoảng 3-4 lần. Nhờ vậy mà lớp da gà bên ngoài căng bóng, thịt bên trong chín mềm nhưng không bở.
Video đang HOT
Món ăn với phần thịt gà chắc, mềm cùng phần cơm dẻo thơm tuy đơn giản nhưng rất ngon miệng. Ảnh: K.H.
Phần cơm vàng ươm ăn kèm cũng được nấu kỳ công không kém. Gạo nấu cơm phải là loại thơm, khi chín dẻo và không bị nát. Gạo được vo thật sạch, để ráo nước rồi cho vào nấu với nước luộc gà cùng ít bột nghệ. Khi nấu phải canh lửa và nước để cơm chín vàng ươm, dẻo, nhưng tơi chứ không dính vào nhau lại thoang thoảng hương thơm hấp dẫn.
Gà trộn gỏi ăn kèm với cơm vừa đậm đà vừa ngon miệng. Ảnh: C.K.
Khi ăn món này, gà thường được xé phay hoặc trộn gỏi. Nếu xé phay, thịt nạc gà được rút xương, thái thành từng lát nhỏ, ăn kèm là rau răm, rau thơm, hành tím ngâm chua, đu đủ… Nếu thích hương vị đậm đà thì có thể ăn cơm với gà bóp gỏi. Món gỏi đơn giản với gà xé, hành tây thái mỏng, rau răm cùng ít gia vị. Ăn cơm gà Tam Kỳ không thể thiếu chén muối ớt chanh hay chén nước chấm được pha sánh và hơi cay.
Có thể nói, đĩa cơm gà Tam Kỳ như bức tranh ẩm thực với màu vàng của đồng lúa, màu xanh của cỏ cây như tái hiện khung cảnh làng quê miền Trung thật hài hòa và bình yên. Với những người con xứ Quảng xa quê, cơm gà Tam Kỳ không đơn thuần là món ăn mà còn chở cả hương vị quê hương.
Món mì đặc trưng xứ Quảng, ai đến cũng phải thử
Ẩm thực miền Trung nổi tiếng khắp cả nước bởi nhiều món ăn ngon có thể kể đến như cơm gà Tam Kỳ, bún bò Huế, hến xúc bánh đa... Trong đó, mì Quảng là món ăn được xem như linh hồn của ẩm thực xứ Quảng.
Ai đi cách trở sơn khê
Nhớ tô mì Quảng, tình quê mặn nồng
Có thể nói, mì Quảng chính là món ăn do người dân Quảng Nam sáng tạo nên và sau này khi những người con nơi đây đi các vùng miền khác để lập nghiệp thì đâu đó trong bữa cơm thường ngày hay trong các dịp lễ họ đều thích thưởng thức mì Quảng. Thế nên, nó không chỉ đơn thuần là món ăn mà trong nó còn chứa đựng nhiều nét đẹp văn hóa của người dân Quảng Nam.
Dù tên gọi là mì nhưng sợi bánh lại làm từ bột gạo với quy trình làm từ công đoạn ngâm, xay mịn, tráng thành lá mì, chồng lên nhau đến thái sợi. Thường thì người ta hay dùng dầu phụng để những sợi mì không bị dính lại nhau. Thế nhưng, sau này dầu phụng lại trở thành điểm nhấn để mọi người có thể phân biệt được đâu là một tô mì Quảng chuẩn vị.
Mùi thơm đặc trưng của loại dầu này khác hẳn với dầu sản xuất công nghiệp. Thế nên, nhà văn Vũ Đức Sao Biển cũng đã từng chia sẻ trên báo Quảng Nam rằng, "Phi phụng du bất thành Quảng mì", tức không có dầu phụng thì không ra hồn vía của món mì Quảng.
Nếu như trước đây, nồi nước nhưn (hay còn gọi là nước lèo) nguyên bản chỉ dùng thịt ba chỉ heo và tôm để nấu thì ngày nay, để đáp ứng nhu cầu thưởng thức đa dạng của thực khách thì nhiều nơi còn dùng thịt bò, gà, vịt, cá, ếch để nấu món ăn. Dù là biến tấu, thế nhưng, cách nấu của người Quảng Nam nói chung vẫn là hạn chế sử dụng đường.
Nhắc về rau ăn kèm thì cũng lắm công phu. Người Quảng Nam khi làm mì Quảng hay dùng rau từ làng rau Trà Quế gồm có cải con, húng lủi, quế xanh, xà lách và không thể thiếu là hoa chuối thái mỏng. Dọn kèm đĩa rau là phần gia vị gồm hành lá, ớt xanh, nước mắm, đậu phộng rang giã nhuyễn và bánh tráng gạo mè.
Khác với cách thưởng thức hủ tiếu hay phở với nước lèo được chan gần đầy tô thì ở mì Quảng nước lèo được nấu sắc lại và chan gần xâm xấp sợi mì. Chính sự đặc biệt này mà nơi nào bán mì Quảng với nước lèo chan đầy tô thì ắt hẳn không còn là chuẩn vị.
Có dịp ghé thăm Quảng Nam thăm thú cảnh đẹp chắn chắn du khách phải dùng qua mì Quảng để cảm nhận trọn vẹn nét văn hóa của vùng đất này.
Bản đồ ẩm thực: "Ôm trọn phố cổ" vào lòng cùng cơm gà Hội An Cũng nổi tiếng không kém mì Quảng hay Cao lầu, cơm gà Hội An được ví von là món ăn nếu du khách nào chưa thưởng thức qua thì xem như chưa từng đến Hội An. Theo các trang web ẩm thực vùng miền, cơm gà Hội An được bán vào những năm 1950 với xuất phát điểm là các gánh hàng rong...