Cơm gà Phan Rang
Khí hậu gay gắt bốn mùa vẫn không làm mất đi những nét duyên thầm của Phan Rang. Người người xuôi ngược về Phan Rang không hẳn vì nhớ bãi cát dài Ninh Chữ dịu dàng, một Vĩnh Hy duyên dáng, mà còn tấm tắc khen ngon những món ẩm thực tinh túy ở đây. Nào là bánh căn, bánh xèo rồi cơm gà.
Cơm gà Phan Rang
Nắng gay gắt – Gà săn chắc. Người ta hay gieo vần như vậy để chấm điểm cao nhất cho những lứa gà vườn chân dài, dáng đẹp, chạy bộ suốt quanh năm ở Phan Rang. Đây là yếu tố quyết định làm nên thương hiệu cho món cơm gà. Bởi nếu đã ngán thịt gà phố thị thì khi thưởng thức thịt gà Phan Rang, chắc chắn bạn sẽ gật gù khen thịt vừa dai, vừa thơm, không bở. Khi luộc xong, những đĩa thịt bắt mắt bởi da ửng lớp màu vàng óng, tạo một cảm giác thèm ăn ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Sau những nhát dao thuần thục của chủ thớt, những miếng thịt vừa đẹp vừa đều nhau được sắp trên đĩa nhỏ, đi kèm với dưa leo, vài cọng rau răm.
Nước luộc gà là một bí kíp làm nên những đĩa cơm ngon. Khi luộc, phải canh lượng nước vừa đủ để nấu cơm, không tham quá nhiều nước vì sẽ mất đi vị ngọt đậm đà.
Gạo nấu cơm phải là những hạt gạo dẻo, thon dẹt, đặc trưng của đất Phan Rang. Sau khi vo sạch, gạo sẽ được ướp qua với tỏi, gừng. Bằng cách này, khi cơm chưa chín hương thơm đã ngào ngạt và xộc thẳng vào mũi những ai đang nôn nao bao tử.
Video đang HOT
Nước luộc gà được thêm vừa đủ vào gạo. Muốn cơm ngon, người nấu bắt buộc phải dùng lửa than đỏ thì hạt gạo dẻo vừa chín, tơi đều, không nở bung và đủ thời gian để vị ngọt của nước gà thấm vào trong từng hạt gạo bóng bẩy, thơm lừng.
Cơm ngon, gà ngon, bát nước chấm đi kèm cũng phải ngon mới hoàn hảo. Nước chấm không bao giờ pha thêm nước, để nước mắm nguyên chất, tỏi, ớt, đường hòa vào nhau cho ra một loại nước chấm kẹo đặc biệt. Đôi khi ăn hết đĩa gà rồi vẫn có thể kêu đĩa cơm thêm nóng hổi, chan nước mắm ăn vẫn thấy ngon.
Dân sành ăn đôi lúc còn ráng năn nỉ chủ quán cho thêm đĩa cơm cháy, loại “đặc sản” chỉ nấu bằng than củi mới giòn rụm. Cầm miếng cơm cháy, rưới nước mắm lên, cho vào miệng nhai rồm rộp, cực kỳ thích thú.
Đi vòng vèo khắp chợ Phan Rang, bạn sẽ dễ bắt gặp những biển hiệu treo bán cơm gà, bánh căn, mì Quảng. Nhưng để tận hưởng hương vị đặc sản, bạn nên chịu khó đi tìm một quán nào đó chuyên bán cơm gà, để thú sành ăn của bạn được thỏa mãn một cách trọn vẹn.
Theo tuổi trẻ
Ăn bánh căn Phan Rang ở Sài Gòn
Khuôn bánh bằng đất nung, người thợ thoa vào một lớp mỡ rồi đậy khuôn, chờ thật nóng mới đổ bột vào. Khi mặt trên của bánh căn xốp và khô, viền bánh co lại, tróc ra thì bánh đã chín.
Bánh căn có hình thức và thành phần gần giống bánh khọt, nên những người lần đầu ăn món này sẽ dễ lầm tưởng là bánh của người miền Nam. Tuy nhiên, đây là bánh căn, một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Trung bộ Phan Rang - Tháp Chàm.
Bánh căn là một món ăn nổi tiếng của vùng đất Phan Rang - Tháp Chàm. Ảnh: Khánh Hòa.
Không giống như bánh khọt chín vàng trên những chiếc khuôn bằng kim loại, bánh căn được đổ trên một chiếc lò bằng đất nung bập bùng lửa. Khuôn bánh căn có hai phần, phần bề mặt được khoét những lỗ tròn nhỏ, thường sẽ có từ 8 đến 16 lỗ, trên lỗ đó người ta đặt những chiếc chén bằng đất nung để đổ bánh. Phần thân lò được chế tạo như một chiếc bếp, dùng để chứa than hồng làm chín bánh.
Chiếc bánh căn ngon phải nở giòn, dai và không bị nhão. Muốn được như vậy, khi làm bánh phải chọn loại gạo nở, vo sạch và đem ngâm. Trước khi đem xay, người ta thường trộn vào gạo đã ngâm một ít cơm nguội để khi đổ bánh ráo, giòn, thơm ngon.
Thịt và trứng là hai thành phần chính làm nhân của bánh căn. Tuy nhiên, để món ăn thêm hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của thực khách, những người thợ đã chế biến thêm các loại nhân như tôm, mực... mỗi loại nhân mang đến cho người ăn cảm giác ngon miệng khác nhau. Đó là cái giòn của bánh, chút sần sật của mực hay cái ngọt vị của nhân tôm. Bánh căn nhân trứng lại hấp dẫn người ăn bởi sắc vàng rực cùng hương thơm của nó...
Bánh căn hấp dẫn người ăn với nhiều loại nhân như tôm, thịt, mực, trứng. Ảnh: Khánh Hòa.
Bên cạnh sự phong phú về các loại nhân, nước chấm cũng là một điểm hấp dẫn của món ăn này. Thường có 3 loại nước chấm là nước mắm nêm, nước mắm chanh tỏi ớt và nước lèo (theo cách gọi của người miền Trung). Nước lèo có màu vàng, làm từ bột, nước, đậu phụng giã nhuyễn, vừng rang và nêm gia vị vừa ăn. Mắm nêm là món mắm khoái khẩu đặc trưng của người miền Trung. Mắm chanh tỏi ớt được chế biến từ nước mắm pha loãng nấu với đường, tỏi, ớt giã nhuyễn cùng với tí chanh để có một món nước chấm đậm đà.
Bánh căn được ăn chung với các loại rau sống như xà lách, rau cải, húng quế, diếp cá và xoài xanh thái thành sợi nhỏ. Bạn có thể ăn bánh căn theo hai cách. Dùng lá xà lách, cải xanh lót bên dưới, bên trên là các loại rau, xoài xanh, một chiếc bánh căn, cuốn tròn lại chấm vào chén nước chắm và thưởng thức. Một cách khác nhanh hơn là bạn có thể gắp bánh bỏ ngay vào chén, cho các loại rau vào, chan nước chấm và thưởng thức.
Bánh căn được ăn kèm với các loại nước chấm như mắm nêm, nước lèo hay nước mắm chanh ớt.Ảnh: Khánh Hòa.
Ở Sài Gòn, bánh căn không được bán nhiều, bạn có thể ghé quán Đạt ở đường Trương Định (quận 3), quán bánh căn vỉa hè đường Trần Quang Khải (quận 1)... để thưởng thức món ăn này.
Khánh Hòa
Theo VNE
Miếng ngon hè phố ở Hội An Ở quanh những góc phố củi An tồn tại một thế gii m thựcc trưng, biểu hiện một tính cách văn hóa của phố cổ. Ăn uống bên hè phố là một cách ăn dân dãng cầu kỳ, kiểu cách... Ởó người ta ăn uống một cách thoải mái, nhiên theo kiểu ưa gì ăn nấy, thời khắc nào. Một hàng chè trái...