Cơm chiều thêm hấp dẫn với món canh cua rau mồng tơi
Canh cua vị thanh, tính hàn rất tốt cho sức khỏe bạn nên nấu thường xuyên cho gia đình.
Canh cua là món ngon dễ ăn, dễ làm lại tốt cho sức khỏe. Nấu canh cua sao cho ngon, đậm đà hương vị cũng là vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng. Hãy cùng học theo cách dưới đây nhé:
Nguyên liệu:
0,5kg cua đồng
1 bó rau mồng tơi, 1 bó rau đay, 1 quả mướp hương
1 thìa nhỏ mắm tôm (nếu thích)
Cách làm:
Đầu tiên các bạn rửa sạch cua, các loại rau. Sau đó, cho cua vào 1 cái cối giả nhỏ, thêm tí muối. Sau đó, hòa phần thịt cua đã giả nhỏ vào khoảng 1 lít nước, bóp nhuyễn để phần thịt cua được ra hết. Lọc qua rây để bỏ đi phần vỏ cứng của cua.
Video đang HOT
Thái nhỏ rau đay và rau mồng tơi cỡ 1cm. Mướp bổ đôi theo chiều dọc rồi xắt miếng chéo.
Đổ nước cua vào nôi, bắc lên bếp đun sôi. Bạn cần canh để khi nước cua sôi không bị trào ra ngoài.
Khi nước cua sôi, thịt đã đóng bánh, từ từ gạt thịt cua sang 1 bên rồi cho rau vào, nêm gia vị vừa ăn, có thể cho thêm 1 thìa mắm tôm.
Chưng gach cua: cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô rồi cho gạch vào chưng cho dậy mùi thơm và có màu vàng. Khi canh cua vừa chín tới thì trút gạch vào nồi canh, đợi khi sôi đều thì tắt bếp, múc canh ra tô lớn.
Thành phẩm: Món canh cua rau đay, mồng tơi ăn nóng vô cùng hấp dẫn, bạn có thể ăn kèm với cà pháo mắm tôm và thịt luộc thì trên cả tuyệt vời.
Mùa hè nhiều nhà hay ăn canh cua nhưng có 4 điều cần tuyệt đối TRÁNH khi ăn
Cua đồng xay sẵn nấu thêm với rau mồng tơi, đi kèm cùng bát cà dầm là một "cực phẩm" không thể bỏ qua mỗi khi hè đến. Tuy nhiên, khi thưởng thức canh cua đồng, bạn nên tránh mắc phải một trong những điều dưới đây.
Trong mâm cơm của người Việt, cua đồng là một món ăn giải nhiệt mùa hè rất tốt nên thường được nhiều bà nội trợ nấu canh với rau mồng tơi để ăn vào những ngày nắng nóng, oi bức. Một bát canh cua đồng có chứa rất nhiều canxi, lại giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên chỉ cần biết cách ăn đúng là bạn có thể thu về hàng tá lợi ích vượt trội.
Cứ trong 100gr thịt cua đồng sẽ có khoảng 12,3% protit; 3,3% lipid; 5.040mg% canxi; 430mg% phốt pho... Để nấu được một bát canh cua ngon thường mất rất nhiều công đoạn sơ chế, từ việc ngâm rửa sạch bùn đất, bóc mai, lấy gạch, xay giã, lọc thịt cua... Do đó, ngày nay ở hầu hết các chợ đều trang bị sẵn máy xay cua, người mua có nhu cầu sẽ được xay sẵn rồi mang về nhà lọc lấy nước rồi chế biến là được.
Thế nhưng, trước khi thưởng thức bát canh cua, bạn cần lưu ý tránh mắc phải 4 điều dưới đây để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính mạng của mình.
1. Không nấu canh từ cua chết, không rõ nguồn gốc
Nhiều bà nội trợ thường quen mua cua xay sẵn ở ngoài chợ rồi về lọc nấu canh. Tuy nhiên, đây lại là thói quen tiềm ẩn nhiều nguy cơ không ngờ. Khi mua cua đồng, bạn nên đứng ngay tại đó và chọn cua trực tiếp rồi nhìn người bán xay trước mặt mình để nhận biết được mình mua cua tươi hay cua đã chết về nấu. Do "khuất mắt trông coi" nên nhiều người bán cua đã tiếc rẻ mà không loại bỏ những con cua chết. Trong cua chết lại chứa thành phần hóa học histidine, có thể gây ngộ độc, khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì lượng histidine sản sinh ra càng nhiều nên càng dễ gây ngộ độc hơn.
Ngoài ra, khi chọn cua thì bạn cũng nên chọn những con cua cái vì cua cái sẽ chắc thịt hơn cua đực. Khi làm phải bẻ hết bụng dưới của chúng đi.
2. Không bỏ dạ dày khi chế biến cua
Cua đồng là loài động vật sống trong hang hoặc dưới đáy ruộng, ao bùn nên thường ăn xác các loài vật đã chết hoặc các chất mùn để sống. Chính vì lẽ đó, trong dạ dày cua thường chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Khi chế biến mà không loại bỏ dạ dày thì vô tình bạn sẽ ăn cả những ký sinh, vi khuẩn trong dạ dày, dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.
3. Không ăn đi ăn lại bát canh cua đã nấu
Khi nấu canh cua, bạn nên chế biến vừa đủ với lượng người ăn của nhà mình chứ không nên để thừa rồi lại cất tủ lạnh. Trong thịt cua có nhiều chất đạm và các chất dinh dưỡng khác nên sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm biến chất, gây ôi thiu, ngộ độc... do thay đổi nhiệt độ nhiều.
4. Không uống trà, ăn quả hồng gần với thời gian ăn canh cua
Do cua vốn giàu chất đạm nhưng trong nước trà và quả hồng lại chứa tannin, tannin khi kết hợp với protein trong cua sẽ tạo kết tủa, dẫn đến những triệu chứng như nôn ói, lợm giọng, đau bụng, tiêu chảy... Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý cả trong và sau khi ăn canh cua nên cách khoảng hơn 1 tiếng mới được uống trà. Do khi trà vào cơ thể sẽ làm một số thành phần cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho hệ tiêu hóa và quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
*Những đối tượng không nên ăn cua đồng:
- Phụ nữ đang có thai.
- Người bị cảm lạnh, tiêu chảy.
- Người bị gút.
- Người mới ốm dậy, thể trạng còn yếu.
- Người bị dị ứng.
- Người bị cao huyết áp, tiền sử mắc bệnh tim mạch.
- Người bị hen.
Canh mồng tơi mọc tôm Canh thanh mát vị rau mồng tơi, dai dai vị giò sống, bên trong là tôm tươi ngọt, lạ miệng. Nguyên liệu: - 1 bó rau mồng tơi - 8-10 con tôm tươi - 150g giò sống - Hành lá Cách làm: Bước 1: Tôm rửa sạch rút chỉ lưng lột bỏ đầu và vỏ, chừa đuôi. Mồng tơi nhặt lá rửa sạch...