Cơm áo gạo tiền: Giảm nhiệt huyết thủ khoa
Lê Sử Năng, chủ nhiệm đầu tiên của câu lạc bộ Thủ khoa Hà Nội cho hay, sự nhiệt huyết cống hiến các cựu thủ khoa đại học đã giảm đi theo thời gian do chuyện cơm áo mưu sinh.
Thủ khoa mong muốn cống hiến
- Thống kê của Sở Nội vụ Hà Nội cho biết dù mở rộng cửa nhưng sau 9 năm thực hiện chương trình Tuyên dương thủ khoa, trong gần 1.000 thủ khoa xuất sắc của các ĐH-HV tại Hà Nội chỉ gần 10% về làm tại các cơ quan nhà nước của thành phố. Bạn có ngạc nhiên với con số này?
Tôi nhớ năm 2004, có 3 thủ khoa được tuyển vào làm cho các Sở (3%). Sau 3 năm, con số này tăng lên 17 bạn (khoảng 6%). Trong những năm gần đây, thành phố đã có thêm nhiều chính sách đãi ngộ với các thủ khoa nên con số này có tăng lên.
Bản thân tôi nghĩ đây là con số bình thường so với tình trạng hiện tại đối với cả hai phía. Không phải mọi thủ khoa đều có nguyện vọng về làm cho sở hay các cơ quan hành chính. Còn với thành phố, không phải ban ngành nào cũng cần nhiều người. Bên cạnh đó, nếu có cần thật thì con số thủ khoa có ngành học không tương ứng với chỉ tiêu của ban ngành này.
Thủ khoa đầu ra năm 2011 trong buổi lễ vinh danh và trò chuyện ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Ảnh: Lê Hiếu)
- Từng là chủ nhiệm CLB thủ khoa Hà Nội, bạn thấy có nhiều thủ khoa muốn về làm cho Thủ đô?
Hiện tại thành phố (TP) cũng như CLB không có thống kê chính xác.
Tuy nhiên, qua trong thời gian sinh họat với các thủ khoa của nhiều thế hệ, tôi thấy thật sự các bạn vẫn muốn được hưởng chính sách đãi ngộ người tài theo nghĩa thật sự của nó, đặc biệt là các bạn tân thủ khoa vừa được tuyên dương.
Tôi nghĩ, các bạn vừa được tuyên đang hân hoan trong vinh quang và còn có nhiều hoài bão cống hiến. Nhưng hiện những bạn vào làm ở thành phố phần lớn là học về ngành xã hội, các trường hành chính.
Còn đối với các cựu thủ khoa thì sự nhiệt huyết cống hiến đã giảm đi theo thời gian do vấn đề cơm áo và mưu sinh. Có người bảo tôi đang cống hiến nhưng thực ra đó là mưu sinh.
Cơm áo không đùa với…thủ khoa
Video đang HOT
- Bạn có chứng kiến trường hợp từng làm trong các cơ quan nhà nước của Hà Nội rồi xin chuyển ra ngoài?
Khi đang còn liên lạc với các bạn tôi có nghe đến thông tin về việc có một vài bạn đã chuyển ra ngoài. Qua chia sẻ thông tin thì được biết lý do chính vẫn là vấn đề lương bổng.
Việc này cũng không có gì lạ và nhạy cảm nữa vì dù có cống hiến hay làm gì đi nữa thì trước mắt thu nhập chính cũng phải đủ nuôi sống bản thân và gia đình, đặc biệt là những gia đình một số bạn thủ khoa từ quê lên Hà Nội học và ở lại đây làm việc.
“Có người bảo tôi đang cống hiến nhưng thực ra là phải vì mưu sinh mà thôi” – Lê Sử Năng, Chủ nhiệm đầu tiên của CLB thủ khoa Hà Nội tâm sự.
Thủ khoa xuất sắc là những tinh túy của không chỉ thủ đô mà cả đất nước. Việc không thu hút được những bạn trẻ có năng lực ấy có phải là một thất bại?
Có thể nói Hà Nội là thành phố tiên phong trong việc đưa ra sáng kiến đãi ngộ, thu hút người tài.
Tuy nhiên, trong những năm đầu chính sách này chưa làm triệt để và chưa đến được với các thủ khoa.
Tôi nghĩ hàng năm thành phố cần công bố các chỉ tiêu rõ ràng từ trước và có các chính sách cụ thể gửi về các trường để các sinh viên xuất sắc có nguyện vọng đăng ký.
Ngoài ra, chính sách này cần được nhân rộng hơn ở các tỉnh thành vì thực tế là phần lớn những người giỏi khi học xong đều không trở về quê nhà.
Những người không chờ đời
- Theo bạn, Hà Nội và một số tỉnh thành cần làm gì để thu hút những thủ khoa xuất sắc về làm việc và cống hiến?
Để thu hút một thủ khoa hay bất kỳ người có năng lực nào về làm việc thì nơi đó cần có cơ chế làm việc hấp dẫn thực sự.
Việc hấp dẫn này không chỉ là trả một khoản tiền lương cao hàng tháng đủ cho gia đình họ sinh sống mà còn cần tạo cơ hội cho họ được làm việc thật sự, được thỏa sức sáng tạo, được có cơ hội để học tập và để họ thấy có một tương lai tăng tiến trong sự nghiệp.
Đó là một cơ chế lý tưởng chứ thật sự không phải ở ban ngành nào hay tỉnh thành nào cũng có thể làm đáp ứng được.
Tôi cũng đã có suy nghĩ nếu thật sự các tỉnh thành hay đơn vị nào đó muốn thu hút người tài thì tại sao không công bố các chính sách này rõ và sớm để tất cả sinh viên các trường đại học trên cả nước đều biết.
Việc thu hút người tài cũng cần làm ngay cả khi các em đang còn học trên giảng đường. Được vậy thì ta đã làm đúng cái gọi là phát hiện và tìm kiếm nhân tài.
Tôi được biết, Thành ủy đang chỉ đạo soạn thảo một dự án về chế độ thu hút và sử dụng người tài, trong đó bao gồm cả thủ khoa Hà Nội. Tôi hy vọng rằng đề án này ra đời sẽ là một thay đổi lớn cho việc sử dụng và đãi ngộ nhân tài hiện nay.
Không phải thủ khoa không mặn mà với cơ chế của Thủ đô. Nhưng họ không đợi đến lúc thành phố hay ai đó mời đến làm việc. Họ vẫn biết tự khẳng định mình qua các kỳ thi vào các cơ quan bộ ngành hay tổ chức nước ngoài, thậm chí có bạn còn không giới thiệu mình là thủ khoa. Đã là thủ khoa thật sự thì còn cần thể hiện ở khả năng làm việc chứ không chỉ ở điểm cao hay bằng đỏ.
Cảm ơn bạn!
Theo VNN
Cậu học trò huyện miền núi đỗ thủ khoa "kép"
Không chỉ đỗ thủ khoa khoa Y, ĐHQGTPHCM với 29 điêm, Trân Hữu Chí là 1 trong 3 đồng thủ khoa 25 điêm của khối V, ĐH Kiên trúc TPHCM. Câu học trò ở ngôi trường THPT Vĩnh Thạnh thuộc huyên miên núi Vĩnh Thạnh (Bình Định) đang băn khoăn không biêt lựa chọn trường nào.
Mấy ngày nay, tin câu học trò nghèo Trần Hữu Chí, học sinh Trường THPT Vĩnh Thạnh (cách TP Quy Nhơn 80km) đỗ thủ khoa đại học đã làm xôn xao cả huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Đó không chỉ làniêm vui của Chí và gia đình, họ tôc mà là niêm vinh dự cho cả thây cô giáo đang công tác ở ngôi trường có bê dày 30 năm.Đây là lần đầu tiên Trường THPT Vĩnh Thạnh có học sinh đỗ thủ khoa đại học.
Thi vào khoa Y, ĐHQuốc gia TPHCM, Trần Hữu Chí đạt 29 điểm (trong đó Sinh 9,25điểm Toán 10 và Hóa 9,75) và trở thành thủ khoa của khoa này. Chí cũng là đông thủ khoa cùng 2 thí sinh khác khi thi khối V, ĐH Kiến trúc TPHCM với số điểm 25 (Toán 8,75 Lý 9,75 và Vẽ 6,5).
Thủ khoa "kép" Trần Hữu Chí. Không chỉ học giỏi, Chí còn là vận động viên bắn nỏ rất cừ.
"Lúc đâu nghe bạn bè nói em đâu thủ khoa, em rât vui nhưng không dám tin, em liên lên mạng tìm kiêm, khi thây chắc chắn tên mình khi đó em mới tin đó là sự thât" - Chí xúc đông nói.
Đê có thành tích ngày hôm nay đôi với môt câu học trò ở trường huyên, lại là môt huyên miên núi khó khăn như Vĩnh Thạnh thì thât là hiêm. Đạt thành tích đó là sự nô lực không ngừng, là kêt quả của nhiêu đêm thức đên 2, 3 giờ sáng học bài. Suôt 12 năm học, Chí luôn là học sinh giỏi toàn diên, kỳ thi tôt nghiêp THPT vừa rôi Chí đạt 51 điêm.
Chia sẻ vê kinh nghiêm học tâp, Chí tâm sự: "Ngoài lượng kiến thức học được từ thầy cô trên lớp, vê nhà em không ngừng tự học ở mọi lúc mọi nơi. Em luôn đặt cho mình môt lịch học cụ thê và cô gắng hoàn thành. Ngoài ra, em lên mạng tìm các đê thi của các trường chuyên đê giải và học hỏi thêm...".
Được biết, bô Chí - ông Trần Hữu Chỉnh là giáo viên dạy môn Địa lý củaTrường THPT Vĩnh Thạnh, mẹ làm nhân viên cấp dưỡng hợp đồng tại trường nội trú huyện Vĩnh Thạnh. Các anh chị của Chí đều học giỏi. Chị gái Trần Thùy Giang đang học năm thứ 3 ĐH Kinh tế TPHCM, anh trai Trần Thạch Ý đang học năm 2 ĐH TDTT TPHCM.
Với đồng lương giáo viên ít ỏi, hàng tháng bố Chí phải gửi 5 triêu đông cho 2 con học ĐH tại TPHCM nên kinh tế gia đình lại thêm khó khăn. Thấy hoàn cảnh khó khăn, ngoài giờ học Chí cũng cô gắng tranh thủ thời gian phụ giúp cha mẹ việc nhà.
Thủ khoa Trần Hữu Chí và bô bên những tâm giây khen mà Chí giành đượctrong 12 năm học phổ thông.
Ông Chỉnh tâm sự: "Biêt con đâu thủ khoa, tôi cũng rât vui mừng, phân khởi và tự hào nữa nhưng vui bao nhiêu thì mình cũng lo bây nhiêu. Phải lo cho 2 con đang học đại học ở xa nhà, đên giờ lại thêm Chí nữa nên vợ chông càng lo lắng không biêt sẽ xoay xở thê nào đây".
Dù đang dạy trường gân nhà nhưng vì khó khăn nên ông Chỉnh mong muôn xin Phòng Giáo dục huyên, nhà trường chuyên công tác lên trường phổ thông dân tộc nôi trú huyên đê được hô trợ thêm lương dạy ở trường miên núi.
"Có như vây may ra mới đủ nuôi 3 đứa ăn học, chứ giáo viên dạy Địa chỉ có đông lương thôi thì không đủ" - ông Chỉnh giãi bày.
Học khoa Y theo ý muốn của gia đình Nói vê sở thích, ngay từ hôi câp 2, Trần Hữu Chí đã có ước mơ trở thành môt kiên trúc sư đê mang niêm vui đên cho mọi người, mọi nhà với những công trình mới. Lên câp 3 Chí càng nung nâu theo đuôi ước mơ đó. Tuy nhiên, mong muôn của cha mẹ và người thân muôn em theo nghê bác sĩ. Nhưng tôn trọng sự lựa chọn của con, bô mẹ em vân cho Chí nôp hô sơ vào cả hai trường, khôi V, ĐH Kiến trúc TPHCM và khối B, Khoa Y, ĐH Quốc gia TPHCM. Đâu thủ khoa cùng lúc 2 trường, trước mắt chàng tân thủ khoa Trân Hữu Chí đang đứng trước sự lựa chọn đi ngành Kiên trúc theo đam mê hay là ngành Y theo nguyên vọng của cha mẹ. Bà Nguyên Thị Dân - mẹ em Chí nói: "Mình luôn tôn trọng sở thích con nhưng dù sao nhà có bác sĩ sau này người thân có ôm đau cũng dê dàng. Dù biêt học y phải mât 6 năm tôn kém nhưng mình phải cô gắng". "Nguyên vọng của em vân là ngành Kiên trúc nhưng cha mẹ, các bác các cô trong gia đình thì muôn theo học ngành Y nên em đang đắn đo nhưng chắc em sẽ theo học ngành Y đê cha mẹ được vui" - tân thủ khoa "kép" Trân Hữu Chí chia sẻ.
Doãn Công
Theo dân trí
Gặp 2 chàng thủ khoa xứ Quảng Một là thủ khoa khối B Đại học Quảng Nam. Một là thủ khoa Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Phía sau danh hiệu thủ khoa của hai cậu học trò xứ Quảng là hai câu chuyện xúc động về nghị lực vượt khó phấn đấu học tốt. Cai nghiện game để thành thủ khoa đại học Tin câu học trò Trân Anh...