Tiến sĩ trẻ có duyên với học bổng
TS. Nguyễn Việt Khôi được sinh viên yêu quý không chỉ bởi phương pháp dạy cuốn hút, hiệu quả mà còn vì sự chan hòa, nhiệt huyết với sinh viên. Anh còn rất tài năng trong việc “săn” học bổng.
TS. Nguyễn Việt Khôi
Năm 2002 Nguyễn Việt Khôi từng săn được học bổng UNDP tại Singapore, năm 2007, anh lại đạt học bổng 322 dành cho Nghiên cứu sinh tại Hoa Kỳ. Một năm sau, Việt Khôi có học bổng Quỹ FET (Foundation for Economics Teaching) cũng tại Hoa Kỳ.
Anh sinh năm 1979, là giảng viên, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Kinh doanh Quốc tế, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, Trường ĐHKT – ĐH Quốc gia Hà Nội.
Tháng 4 vừa qua, Nguyễn Việt Khôi may mắn nhận học bổng uy tín của Chương trình Học giả Fulbright 2012.
Về duyên cơ với các suất học bổng, Việt Khôi cho biết: “Mỗi học bổng tôi nhận được dù lớn hay nhỏ đều giúp tôi hoàn thiện mình hơn, là điều kiện cho anh tham gia vào mạng lưới các tổ chức giáo dục có uy tín, kết nối với bạn bè quốc tế để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và có thêm những cơ hội học bổng mới”.
Chia sẻ kinh nghiệm “săn” học bổng, anh nói: “Những cá nhân đăng ký bổng dù ngắn hạn hay dài hạn, Fulbright hay học bổng khác thì đều nên lưu ý những điểm quan trọng sau: Thứ nhất, bạn hãy có trong tay những tài liệu tối thiểu cần cho hồ sơ như CV, văn bằng, bảng điểm (dịch và công chứng).
Thứ hai, bạn cần luôn trau dồi ngoại ngữ, sẵn sàng dự thi để lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như TOEFL, IELTS. Thứ ba, hãy giữ liên lạc với các giảng viên, lãnh đạo trong cơ quan bạn công tác hay các đồng nghiệp để họ cập nhật thông tin về bạn và giúp bạn viết thư giới thiệu tới các quỹ học bổng.
Thứ tư, bạn hãy chuẩn bị khoảng 2 đề cương nghiên cứu về vấn đề mà bạn ấp ủ sẽ thực hiện khi ra nước ngoài.
Video đang HOT
Thứ năm, bạn hãy liên lạc với các giảng viên hay cá nhân đã từng nhận được học bổng của các quỹ để họ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm từ chính bản thân họ.
Thứ sáu, để có được hồ sơ đáng chú ý, bạn cần tạo ra sự khác biệt. Sự khác biệt thể hiện trong đề cương nghiên cứu, định hướng nghiên cứu, CV, thư giới thiệu, và ngay cả trong buổi phỏng vấn (nếu bạn được chọn vào vòng tiếp theo). Hãy tự tin và đừng sợ thất bại.
Thứ bảy, bạn hãy tham gia vào các diễn đàn, các nhóm cựu sinh sinh viên đã từng được nhận học bổng mà bạn đang muốn đăng ký để học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ họ.
Cuối cùng, bạn hãy cố gắng hết khả năng và chờ đợi tin vui”
Mới đây, Việt Khôi đã chọn Đại học Columbia (Columbia University) để học tập và nghiên cứu. Anh cho biết lý do chọn trường này vì giáo sư bảo trợ cho anh là chuyên gia hàng đầu Hoa Kỳ về chủ đề nghiên cứu anh đang theo đuổi
Ngoài ra, với chủ đề nghiên cứu về Đánh giá cơ hội Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ, thì việc chọn Đại học Columbia (“đóng đô” trung tâm phố Wall), chính là địa điểm lý tưởng cho nghiên cứu của anh.
Vị tiến sĩ trẻ tuổi cũng cho biết, anh yêu nghề giáo viên và đã có thời gian dài làm việc, trưởng thành ở trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia, vì vậy, sau khi học tập và nghiên cứu tại Hoa Kỳ anh sẽ trở về công tác tại trường.
HẢI ĐĂNG
Theo Infonet
"Lò luyện thi" giữa... đình
Cùng nhau ôn luyện những kiến thức cũ, cùng giải những bộ đề thi thử, các "anh chị" giáo viên thức từng đêm miệt mài bên bàn học cùng với các sĩ tử cùng làng chuẩn bị cho kì thi ĐH, THPT sắp tới.
Cứ đến mùa thi, hình ảnh những sĩ tử thi vượt cấp ôm sách ra đình luyện thi không còn xa lạ với người các bậc phụ huynh làng Lại Đà, xã Đông Hội (Đông Anh, Hà Nội). Thầy cô giáo là gần 19 anh chị học sinh, sinh viên trong làng.
Tuần 4 buổi, 30 em học sinh lớp 9 và 19 em lớp 12 được phụ đạo những môn Toán, Anh Văn, Văn, Hóa và Lý. Với phương pháp dạy và học độc đáo như cùng làm bài, cùng thảo luận và liên tục giải các đề thi từng năm... lớp học đã đem lại những hiệu quả ôn luyện thực sự. Không chỉ phụ huynh làng Lại Đà an tâm gửi gắm con cái họ đến đây, nhiều học sinh làng bên cũng nô nức theo học:
Các em học sinh lớp 9 ngồi học trong khuôn viên đình làng.
Nhóm trưởng Nguyễn Tiến Phương người tổ chức lên lớp học.
Một thầy một trò.
Thầy và trò cùng học.
Lớp 9, chia làm hai nhóm, học học kém hơn luôn được thầy cô chăm sóc đặc biệt hơn.
Lớp 12 học tại nhà văn hóa các đó không xa.
Các em được giảng giải tận tình và hướng dẫn phương pháp làm bài rất kĩ.
Hệ thống đèn và quạt hoạt động hết công suất phục vụ các sĩ tử.
Theo Thanh Hòa
CAND
Chủ tịch nước: 'Cần coi trọng giáo dục lịch sử, đạo đức' Đổi mới mạnh mẽ chương trình, phương pháp dạy; coi trọng giáo dục lịch sử, đạo đức; đầu tư phát triển giáo dục ở biên giới, hải đảo... là thông điệp nhân ngày khai giảng năm học 2011-2012 của Chủ tịch nước. Các bé lớp 1 hào hứng chào năm học mới. Ảnh: Hoàng Hà. VnExpress giới thiệu toàn văn thư của Chủ...